Một số kiến nghị về các quy định của pháp luật, và cách thức tổ chức của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.

3.3.1.Về tăng cƣờng địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay

Để đảm bảo tính bền vững trong phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn mới cần có những chính sách, những quy định pháp luật một cách cụ thể và đồng nhất. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu cần quan tâm:

- Pháp luật quy định về tập đoàn kinh tế phải phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trước hết cần có tư duy đúng đắn và tạo ra trong pháp luật cơ chế để khuyến khich, thu hút sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, hạn chế việc thành lập tập đoàn kinh tế một cách chủ quan, duy ý chí bằng các quyết định hành chính mang tính bắt buộc. Các tập đoàn kinh tế cần được đa dạng hóa sở hữu về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, thực hiện mối liên kết đa chiều (theo chiều dọc, theo chiều ngang và hỗn hợp) giữa các thành viên trong tập đoàn. Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của việc đa dạng hóa sở hữu trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, coi đó là biện pháp mang tính tất yếu để đẩy nhanh việc tích tụ và tập trung vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế, trong đó vốn của tập đoàn là điều kiện đặc biệt quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

- Pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển vừa phải đảm bảo định hướng quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của tập đoàn.

Cần có những quy định pháp lý cụ thể để Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc tạo dựng duy trì và thúc đẩy môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, thông qua cơ chế chính sách, công cụ quản lý nhà nước để tác động đến hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế. Đồng thời sau các nghị định mang tính thí điểm cần hệ thống tổng kết và quy định rõ ràng cụ thể hơn địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đối với các tập đoàn cũng như vai trò của sở hữu nhà nước, để vừa có thể quản lý chặt chẽ đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh mà không bị gò bó bởi các quyết định hành chính can thiệp quá sâu và phi kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế.

- Khung pháp lý điều chỉnh về tập đoàn kinh tế có rất ít và khá lỏng lẻo, nên trước mắt các nhà làm luật cần nghiên cứu từ những bài học, kinh nghiệm vừa qua để xây dựng một hệ thống pháp lý đồng nhất, hoàn chỉnh. Nên đưa những quy định về mô hình này vào văn bản có tính pháp lý cao như Luật. Sau đó, dưới luật có thể là các nghị định hướng dẫn, và Nghị định bổ sung thêm.

Hiện nay, Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 đã hết hiệu lực, và tất cả các mô hình doanh nghiệp được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2009. Vì vậy, nên xây dựng một chương dành cho mô hình tập đoàn kinh tế nói chung (điều chỉnh cả mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước và tập đoàn kinh tế tư nhân), quy định chặt chẽ về cơ chế hoạt động, bộ máy giám sát, bộ máy quản trị... Riêng với tập đoàn kinh tế nhà nước, chúng ta có thể quy định cụ thể chi tiết thêm về cơ chế giám sát hoạt động của bộ máy quản trị, quy mô đầu tư, và sử dụng vốn, bởi bản chất về chủ sở hữu, và cách thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước khác biệt so vơi tập đoàn kinh tế tư nhân.

- Sau một thời gian thí điểm, đặc biệt đã được thử thách qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009, việc tổ chức tổng kết đánh giá kết quả hoạt động để chỉ ra những tồn tại, yếu kém, đúc kết những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức, tích luỹ những kinh nghiệm tốt từ hoạt động thực tiễn thời gian qua của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, kết hợp với thực hiện nghiên cứu một cách toàn diện về các mô hình Tập đoàn kinh tế tiêu biểu trên thế giới để có thể tìm ra một hoặc một số mô hình Tập đoàn kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, trên cơ sở đó tìm ra hướng đi phù hợp cho các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo là cần thiết và phải được thực hiện nghiêm túc. Từ đó hoàn thiện những quy định pháp luật phù hợp với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

- Nhà nước cần xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển các Tập đoàn kinh tế ; các Tập đoàn kinh tế cần rà soát lại chiến lược phát triển của từng tập đoàn để có những điều chỉnh, những chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới.

- Tiếp tục xây dựng các quy định pháp luật kiện toàn công tác quản lý của Nhà nước và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn. Hình thành mới một cơ quan của Chính phủ quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thực hiện uỷ quyền tối đa cho Hội đồng thành viên Tập đoàn trên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát mặc dù vẫn để các Tập đoàn chủ động, quyết định kịp thời và chịu trách nhiệm về các vấn đề lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và đấu thầu đối với những vấn đề đòi hỏi phải có quyết định nhanh chóng, không để lỡ những cơ hội sản xuất, kinh doanh; thường xuyên sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Tập đoàn cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn theo từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển.

- Thực hiện thường xuyên việc tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, không đầu tư kinh doanh dàn trải quá

trình ngành nghề; tránh cạnh tranh trong nội bộ, đầu tư chồng chéo; đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển tương ứng với mô hình phát triển của các Tập đoàn.

- Nâng cao vai trò, hoàn chỉnh phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên đối với các hoạt động của các Tập đoàn.

- Xây dựng những chính sách hợp lý để đẩy mạnh tập trung và tích tụ vốn, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư đan xen (trên cơ sở đảm bảo kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ở những lĩnh vực ngành nghề then chốt, chủ đạo) thông qua việc: đẩy mạnh cổ phần hoá, cơ cấu lại nguồn vốn, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành phần kinh tế khác thành lập các công ty mới.v.v. để có thể tạo cơ cấu đa sở hữu nhằm phát huy thế mạnh và tăng cường khả năng cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng trên trường quốc tế.

- Lựa chọn các đánh giá, nhận định có chất lượng cả về lý luận và thực tiễn từ nhiều góc độ của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước để có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy những ưu điểm.

- Sớm hoàn thiện và kịp thời có những hướng dẫn cụ thể các căn cứ pháp lý đảm bảo cho hoạt động của các Tập đoàn kinh tế, có các chính sách linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ để tạo điều kiện cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động bình đẳng trong sân chơi cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

- Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh thực hiện gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học kĩ thuật, đào tạo cán bộ có trình độ cao và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa ra những quy định về pháp luật đảm bảo thân thiên với môi trường sinh thái.

- Phát triển thương hiệu doanh nghiệp nhà nước, văn hoá doanh nghiệp, tích cực chia sẻ những khó khăn với cộng đồng và xã hội.

- Hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên trong các Tập đoàn.

- Hoàn thiện hơn nữa về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng ta vẫn quy định cho phép các tập đoàn chủ động trong việc quản lý vốn, đầu tư tài chính để chớp thời cơ kinh doanh một cách linh hoạt, nhưng thêm vào đó phải có những cơ chế giám sát chặt chẽ đối với việc đầu tư vốn của các tập đoàn.

- Việt Nam đang thí điểm hoạt động tập đoàn kinh tế, nhưng thí điểm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc không phù hợp với loại tập đoàn nhà nước lớn (Hiện nay tại điều 23 - Nghị định 101/2009/NĐ – CP chỉ mới quy định chủ tịch hội đồng quản trị tại công ty mẹ không được kiêm tổng giám đốc, còn các công ty con thuộc sở nhà nước thì vẫn được phép). Một số quyết định đầu tư của Vinashin không hẳn là sai nhưng vấn đề là trước khi đầu tư người lãnh đạo có thực hiện đúng quy trình như khảo sát thị trường, thăm dò ý kiến khách hàng, rồi lập các báo cáo tiền khả thi, xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi không? Trên thực tế, nếu chỉ duy nhất một cá nhân có quyền quyết định đầu tư thì quyết định đó thường mang nhiều rủi ro, duy ý chí và khả năng thất bại sẽ cao hơn. Vì vậy cần xem xét, quy định nên tách vị trí vai trò của 2 chức danh Tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị với 2 cá nhân kiêm nhiệm 2 chức vụ khác nhau này. Như vậy, sẽ đảm bảo được tính khách quan cũng như tránh sự rủi ro về các quyết định liên quan đến vốn đến vận mệnh của tập đoàn, giúp cho các quyết định trong tập đoàn không bị chồng chéo và việc giám sát dễ dàng hơn.

Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là bước phát triển tất yếu từ sự tích tụ, tập trung vốn, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Ở Việt Nam, việc thực hiện thí điểm hoạt động các Tập đoàn kinh tế nhà nước trong hơn 5 năm qua là thể chế hoá và đưa Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX vào cuộc sống. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển mô hình này đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới là đòi hỏi khách quan và thực tiễn để xây dựng được những Tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Vì vậy, muốn hoàn thiện được mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như cơ chế hoạt động đúng đắn của mô hình này trong tương lai thì chúng ta buộc phải có một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ từ văn bản pháp lý cao nhất xuống những văn bản pháp lý thấp hơn, để có thể điều chỉnh tương đối tất cả các hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước. Giúp cho các tập đoàn kinh tế nhà nước ngày một phát triển mạnh trong tương lai và có hướng đi đúng đắn hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 82)