Quan điểm, phƣơng hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

tế nhà nƣớc hiện nay

Tại phiên họp ngày 18/6/2010, trong báo cáo kết luận về kết quả kiểm tra thực hiện NQ T.Ư 3, T.Ư 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, có đoạn nêu rõ: Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động, đồng thời tạo sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, Nhà nước đối với doanh nghiệp, Nhà nước và đổi mới hoạt động của bản thân doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, báo cáo kết luận của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, sớm hoàn thành việc đánh giá lại giá trị vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước và việc xử lý nợ trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, có biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp.

Trong kết luận của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ngày 31/7/2010 cũng có đoạn nêu rõ... “Tiến hành, tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình hiện nay và công khai minh bạch tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước khác trong đó chú ý kịp thời chấn

chỉnh việc mở rộng đa ngành nhưng không liên quan đến ngành sản xuất chính của các đơn vị...”

Để thực hiện được các kết luận của Bộ Chính trị đề ra, nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò các tậo đoàn kinh tế, Nhà nước trước hết đối với cán bộ, Đảng viên, công nhân viên trong các DN nhất là các công ty, các tập đoàn kinh tế Nhà nước tiếp tục quán triệt sâu sắc các nội dung nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX), nghị quyết Đại hội X của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị và trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển và các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và vị trí của DN Nhà nước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới.

Đối với các cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà nước, cấp trên các DN và tập đoàn cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đầy đủ và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các DN và các tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động đồng thời tạo sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với DN Nhà nước và đối với hoạt động của bản thân DN Nhà nước.

Sự việc của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin vừa qua, cũng như một số thiếu sót, khuyết điểm của một số tập đoàn kinh tế Nhà nước lỗi một phần của do một số cơ quan nhà nước chuyên trách, một số địa phương và một số cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn, chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của tập đoàn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và kết luận số 45 – KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về làm thí điểm mô

hình tập đoàn kinh tế, đến nay vẫn chưa phê duyệt được điều lệ tổ chức, hoạt động quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - tập đoàn Vinashin. Từ năm 2006 – 2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của tập đoàn, chưa đưa ra được những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời có hiệu quả mặc dù những biểu hiện về những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được các cơ quan trông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ rất sớm và nhiều lần.

Thời gian tới, để khắc phục tình trạng trên nên chẳng cần có một cơ quan giám sát các tập đoàn kinh tế, thường xuyên tiến hành, tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của mỗi tập đoàn, trên cơ sở đó công khai, minh bạch tình hình tài chính cũng như họat động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước khác, trong đó chú ý kịp thời chấn chỉnh để các tập đoàn kinh tế các công ty cần xác định lại mục tiêu chiến lược của mình là gì, mặt hàng, sản phẩm chiến lược gì là chính. Cần kịp thời và chấn chỉnh việc mở rộng đa ngành của các tập đoàn, Tổng Công ty mở rộng đa ngành, nhưng ít, hoặc không liên quan đến ngành sản xuất chính của đơn vị. Đối với các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước phải xác định được giá trị đích thực của họ đóng góp đối với nền kinh tế và đối với xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 78)