Cơ chế giám sát hoạt động bộ máy quản lý Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 66)

nhà nƣớc.

Hiện nay, nước ta đã có 12 Tập đoàn kinh tế nhà nước và tương lai còn nhiều hơn nữa. Nhưng trong thời điểm hiện tại dù mô hình này đã được quy định trong Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2009, Nghị định 101/2009/NĐ- CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng chưa có quy định cụ thể về bộ máy, cơ chế giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước. Nhưng trong Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2009 không có quy định nào về cơ quan giám sát tập đoàn kinh tế, kể cả trong nghị định hương dẫn. Trong Nghị định 101/2009 /NĐ-CP cũng không quy định thành lập một cơ quan riêng để quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước mà vẫn sử dụng bộ máy quản lý hành chính của các Bộ. Vấn đề này, được quy định cụ thể trong khoản 2 và khoản 3 điều 42 của Nghị định 101/2009/NĐ – CP như sau:

“… 2. Phân công thực hiện nội dung giám sát quy định tại khoản 1 điều này như sau:

a) Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ tập đoàn kinh tế; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; chi phí tiền lương; giám sát việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn và giữa trong và ngoài tập đoàn kinh tế; theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn kinh tế;

b) Bộ Lao động – Thương binh và xã hội giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện quy định tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động;

c) Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; theo dõi cán bộ lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực lãnh đạo quản lý đối với ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan;

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, giám sát việc triển khai đề án hình thành tập đoàn kinh doanh nhà nước; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro; giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá về kết quả thực hiện Đề án; phân tích các thuận lợi và rủi ro của phát triển tập đoàn kinh tế; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước;…”

Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định việc đầu tư ra ngoài ngành sang những lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…vẫn sẽ do Thủ tướng quyết định. (Thẩm quyền này được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 40 về phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước với công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước trong Nghị định 101/2009/NĐ –CP).

Tiếp đến một quy định nữa trong Nghị định 101/2009/NĐ – CP, cần phải xem xét lại là Điều 26 quy định về ban kiểm soát công ty mẹ.

Theo quy định đó, nhiệm vụ của ban kiểm soát trong công ty mẹ là giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng quản trị, của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty mẹ và các công ty con. Nhưng ban kiểm soát lại do chính Hội đồng quản trị bổ nhiệm các thành viên, và Trưởng ban kiểm soát theo quy định phải là thành viên của hội đồng quản trị công ty mẹ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, có chắc rằng sẽ có sự minh bạch, trung thực, rõ

ràng, trong kiểm soát hoạt động Hội đồng quản trị, các quyết định của Hội đồng quản trị tại công ty mẹ hay không? Và có thể những quyết định đấy liên quan đến vận mệnh của cả một tập đoàn và liên quan đến nguồn vốn lớn của Nhà nước.

Ngoài ra, một số vấn đề khác về hoạt động và quản lý tập đoàn sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, để khuyến khích các tập đoàn phát triển, đồng thời nhằm mục đích nhà nước thực hiện được quyền sở hữu với Tập đoàn.

Mặc dù hiện nay, Nhà nước đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tập đoàn kinh tế nhà nước và coi đây là khung pháp lý chung để điều chỉnh hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm hoạt động đúng theo quỹ đạo của mình, tuy nhiên nó vẫn còn một số điểm quy định chưa chặt chẽ và rõ ràng như cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng vốn nhà nước của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nghị định này ra đời vẫn chưa thể giải quyết được những vấn đề mà toàn xã hội và người dân đang quan tâm từ trước đến nay là phải có cơ chế giám sát thật chặt chẽ về hoạt động của bộ máy quản lý trong Tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay.

Nếu Nhà nước không có những quy định chặt chẽ, đồng bộ về cơ chế giám sát hoạt động của bộ máy quản lý trong tập đoàn kinh tế Nhà nước thì không hiểu sẽ còn bao nhiêu vụ án kinh tế, vụ án hình sự về việc lộng hành, lạm dụng chức quyền của những người đứng đầu, những người quản lý trong các Tập đoàn này về vấn đề đầu tư tài chính bừa bãi, tham ô tiền của Nhà nước như vụ việc của Vinashin hay Tập đoàn điện lực Việt Nam vừa qua.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)