Về thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 55)

Hiện nay, việc xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước đang diễn ra khá rộng ở nước ta. Thực tế mô hình này đã có thành công ở một số quốc gia, trong những giai đoạn nhất định, nhưng cũng không ít nền kinh tế bị chao đảo vì chịu ảnh hưởng nặng bởi sự thua lỗ của các tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất - kinh doanh (SXKD), vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực (tài chính, lao động, công nghệ...) để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua hoạt động trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có những tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo và điều tiết một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế để hạn chế sự thao túng và chi phối của nhiều công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế tư bản quốc tế xâm nhập vào Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).

Quyết định hình thành mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và hợp với xu hướng hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tập đoàn kinh tế cho phép quá trình tích tụ, tập trung vốn ở quy mô lớn hơn và nhanh hơn. Vì vậy, sẽ có rất nhiều dự án, công trình mà một doanh nghiệp đơn lẻ sẽ không thể thực hiện được vì lượng vốn đòi hỏi quá lớn. Song, với một tập đoàn kinh tế, có sự hợp lực của nhiều doanh nghiệp trong tập đoàn thì việc thực hiện dự án đó lại không có gì khó khăn. Cũng nhờ tập trung vốn, các

tập đoàn đủ sức đầu tư vào các ngành công nghệ hiện đại và đã trở thành cơ sở giáo dục các tri thức công nghệ quản lý cho nền kinh tế toàn cầu.

Tập đoàn kinh tế cũng cho phép khai thác tối đa, triệt để lợi thế của những tài sản vô hình như nguồn nhân lực, tri thức công nghệ, thương hiệu, bản quyền, phát minh sáng chế...

Tập đoàn kinh tế có những liên kết đan xen nhau. Với những liên kết theo chiều ngang, các doanh nghiệp trong tập đoàn có thể hạn chế được những rủi ro về thị trường và những thay đổi về cơ cấu thị trường gây ra. Nhờ những liên kết theo chiều dọc, các doanh nghiệp trong tập đoàn không bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu độc quyền. Một ưu điểm quan trọng khác: Các doanh nghiệp trong tập đoàn dễ dàng chia sẻ thông tin kinh doanh và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao.

Tuy nhiên, các tập đoàn kinh tế của các nước trên thế giới có lịch sử khá lâu. Hầu hết các tập đoàn đều xuất phát từ các công ty gia đình nhỏ, nhưng hoạt động rất hiệu quả, dưới sự lãnh đạo của những nhà quản lý giỏi dần trở thành tập đoàn khổng lồ. Quá trình này không diễn ra nhanh chóng mà thường phải mất hàng chục năm, gần như không có tập đoàn nào hình thành trong thời gian vài ba năm. Về cơ bản, các tổng công ty 90, 91 là nền tảng để hình thành các tập đoàn kinh tế và hình thành bằng quyết định hành chính của chính phủ.

Theo quy định tại Điều 11- Nghị định 101/2009/NĐ- CP thì trình tự thủ tục xây dựng và triển khai đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước được quy định như sau:

“1. Cho phép xây dựng Đề án: căn cứ quy định của Chính phủ về ngành,

lĩnh vực thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan hoặc tổ chức xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.

2. Xây dựng, trình Đề án: cơ quan hoặc tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có

trách nhiệm tổ chức xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; lấy ý kiến của các Bộ quy định tại điểm d khoản này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:

a) Tờ trình về Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước…

c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;

d) Ý kiến về Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cơ quan trình Đề án là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước….

4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;

b) Hội đồng quản trị công ty mẹ trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ – công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế.”

Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế không phải trên cơ sở tự nguyện hoặc bằng các quá trình đầu tư vốn, mua lại, hợp nhất, sáp nhập… mà hầu hết vốn điều lệ ở những công ty trong tập đoàn là vốn nhà nước theo những mức khác nhau, có thể là 100%, trên 50% và dưới 50%. Nhà nước tiến hành cổ phần hóa các tổng công ty của mình và mua lại số cổ phần tương đối lớn để đảm bảo

khả năng kiểm soát của mình đối với các tổng công ty mới hình thành. Khi có một dự án đầu tư mới hay một nguồn vốn mới, nhà nước luôn ưu tiên cho các tập đoàn kinh tế của mình thực hiện. Điều này đã vô hình tạo nên sự ỷ lại, phụ thuộc, trông chờ vào nhà nước của các tập đoàn kinh tế.

Nói chung quy mô tập đoàn kinh tế nhà nước còn khá khiêm tốn. Thêm nữa, là về khả năng quản lý hệ thống, quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con, vấn đề sở hữu, vấn đề tài chính trong Tập đoàn ... còn nhiều bất cập.

Yếu tố then chốt đảm bảo cho Tập đoàn hoạt động tốt là cơ chế quản lý, quan hệ giữa người trực tiếp điều hành của Tập đoàn với Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu lại chưa được làm rõ. Thực tế hiện nay ở nước ta vẫn là chia sẻ trách nhiệm giữa người quản lý tập đoàn và cơ quan quản lý nhà nước.

Khi xảy ra sự cố, người điều hành Tập đoàn thường đẩy trách nhiệm lên trên. Như vậy, người trực tiếp điều hành vừa không đủ quyền tự chủ lại không phải chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Do đó, tình trạng lạm dụng tài sản của Nhà nước mưu lợi cho cá nhân: lợi thì tập đoàn hưởng, thua thiệt thì Nhà nước chịu vẫn phổ biến, và một loạt sai phạm của người đứng đầu làm thiệt hại cả ngàn tỉ đồng cho nhà nước.

Sau khi được hình thành và đi vào hoạt động, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã tích cực đầu tư mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, đóng góp vai trò tích cực đối với việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, mô hình Tập đoàn kinh tế ở nước ta còn quá mới mẻ nên bộc lộ nhiều hạn chế, lợi dụng chức vụ quyền hạn, yếu kém như đầu tư dàn trải, dẫn tới thua lỗ, vỡ nợ, hiệu quả kinh doanh thấp, điển hình là các Tổng công ty nhà nước (nay là Tập đoàn kinh tế nhà nước) sau:

- Sự yếu kém về quản lý dẫn đến các vụ bê bối ở Tổng công ty Dầu khí nay là tập đoàn dầu khí Việt Nam (dự án sản xuất sợi bazan siêu mảnh do công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC) thuộc Tổng công ty

Dầu khí Việt Nam (Petro VN) làm chủ đầu tư nhằm tận dụng các loại quặng bazan trong nước để sản xuất các sản phẩm cách âm, cách nhiệt. Ngay từ khi bắt đầu triển khai, lãnh đạo của Petro VN với tư cách là chủ quản của chủ đầu tư đã bỏ qua các khâu thẩm định chuyên môn mà khoán trắng cho DMC. Cho nên ngay từ khâu phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế và phê duyệt tổng mức đầu tư đã phải làm đi làm lại 3 lần.Trong việc ký hợp đồng với nhà thầu IMCA (Xí nghiệp liên doanh giữa Viện Ứng dụng vật liệu của Ucraina và Công ty Lionnes Consulting Ltd của Mỹ) để sản xuất, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất sợi bazan siêu mảnh, DMC đã ký hợp đồng từ ngày 22/12/1999 thì hơn 2 tháng sau, Tổng giám đốc Petro VN mới có quyết định phê duyệt.Hơn nữa, loại thiết bị mà IMCA cung cấp cho DMC không hề ghi ký hiệu, chủng loại, tiêu chuẩn, chất lượng của nhà sản xuất theo quy định về nhập khẩu thiết bị hiện hành. IMCA cũng đã thay đổi thiết bị, công nghệ khiến việc giao hàng đã bị chậm lại 5 tháng. Nếu theo đúng hợp đồng đã ký, DMC có quyền phạt IMCA với số tiền 264.240 USD (trên 4 tỉ đồng). Nhưng không hiểu sao DMC lại bỏ qua, tự gây thất thoát lớn cho mình.Tại hợp đồng xây lắp hạ tầng số 42/HĐKT/DMC-PVECC ngày 9/6/2000 với tổng trị giá gần 3,13 tỉ đồng thì sau khi được phê duyệt kết quả trúng thầu của Petro VN, Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (do ông Nguyễn Trọng Nhưng là giám đốc) đã ủy quyền cho Xí nghiệp Xây dựng số 3 của công ty này thực hiện và thu phí 37,5 triệu đồng. Xí nghiệp này lại bán thầu lại cho một đơn vị của Công ty Chế biến các sản phẩm khí một gói thầu và đơn vị này lại tiếp tục bán cho một đơn vị khác nữa...Cứ như thế, tất cả các việc bán, nhượng thầu đều không được DMC báo cáo cho Petro VN.Và hậu quả xảy ra là một số hạng mục đã bị tự ý cắt bớt. Khi thực hiện hợp đồng số 69/HĐKT/DMC-PVECC ngày 14/10/2001 với tổng trị giá gần 2,52 tỉ đồng, việc bán thầu, nhượng thầu lại diễn ra lần nữa. Nhưng có lẽ, do không chịu được mức phí của việc mua lại quyền thực hiện gói thầu này nên đơn vị thực hiện cuối cùng (Công ty TNHH Hiệp Hưng) đã bớt xén khối lượng một số công việc tại phần hạ tầng công

trình. Tương tự, khi thực hiện hợp đồng số 34/HĐKT-2000 giữa DMC với Công ty TNHH Hải Thành, các vật tư, thiết bị được Petro VN phê duyệt đã bị thay đổi, thậm chí ăn bớt cả vật tư, làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.Theo nhận định của cơ quan chức năng thì trách nhiệm trước hết về các sai phạm trên là của ông Tạ Đình Vinh, nguyên Giám đốc Công ty DMC và một loạt các phó giám đốc, các trưởng phòng của công ty này. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và một số Phó tổng giám đốc Petro VN cũng được nhấn mạnh do "thiếu kiểm tra, kiểm soát, không thẩm định trước khi phê duyệt, hợp pháp hóa các việc làm sai của DMC" và chậm chỉ đạo khắc phục các sự cố. Tổng sai phạm tại công trình này khoảng 6,55 tỉ đồng, chiếm 22,65% tổng vốn đầu tư). [9]

- Tiếp đến là Tổng công ty Điện lực nay đã thành tập đoàn Điện Lực (Nguyên giám đốc và phó giám đốc công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh cố ý làm trái, sản xuất và buôn bán hàng giả điện kế điện tử. Theo đó, hành vi của các bị can trong vụ án đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 360 tỷ đồng).

- Một tổng công ty khác của nhà nước thua lỗ hàng trăm tỉ đồng vì đầu tư tiền nhà nước tràn lan vào các dự án khác nhau mà không tính toán kỹ càng là Bảo hiểm Việt Nam. Ví dụ: vào thời điểm năm 2007-2009, khi những khoản lỗ của Vinashin chưa lộ ra, không ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào đơn vị này, trong đó có Tập đoàn Bảo Việt. Theo đó, Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên mua đến 680 tỉ đồng mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin, trong đó đáo hạn đến năm 2012 và 2013 là 200 tỉ đồng, đến năm 2017 là 480 tỉ đồng.[24]

Thực tế, loại trái phiếu của Vinashin mà Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đầu tư là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. Việc đầu tư khoản tiền lớn như vậy vào Vinashin bắt nguồn từ các bộ phận chuyên môn của Bảo Việt và đơn vị thành viên thiếu căn cứ xác thực khi cho rằng Vinashin sẽ ngày càng phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc tế, chưa đầy đủ thông tin về thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

Không chỉ mua trái phiếu, Bảo Việt còn ký kết 34 hợp đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy (VFC, thành viên của Vinashin) vượt quá hạn mức tín dụng. Năm 2009, hạn mức tín dụng do ban đầu tư chiến lược đề xuất với VFC là 200 tỉ đồng nhưng đến tháng 6-2009, số dư tiền gửi của Bảo Việt tại VFC lên đến 406 tỉ đồng. Việc để vượt hạn mức tín dụng này thể hiện công tác quản trị nội bộ trong hoạt động tiền gửi của Tập đoàn Bảo Việt chưa tốt, tiềm ẩn rủi ro khi đơn vị nhận tiền gửi gặp khó khăn.[24]

Bảo Việt còn đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và thua lỗ với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, tập đoàn đầu tư vào Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long, Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt và đều bị thâm hụt khoản đầu tư. Tính đến hết năm 2009, BVSC lỗ lũy kế hơn 122 tỉ đồng, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long lỗ gần 113 tỉ đồng, Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt chỉ còn 95,2% giá trị quỹ khi mới thành lập.[24]

Nguyên nhân chính là do các đơn vị này kinh doanh tràn lan nhiều loại cổ phiếu và chưa phân tích thị trường chứng khoán kĩ càng. Trong đó có loại mua khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và đến khi suy thoái phải lập dự phòng giảm giá dẫn đến lỗ.

Ngoài ra, tập đoàn cũng đầu tư vào hàng loạt dự án như Bảo Việt Resort Mũi Né (Bình Thuận) dự kiến đi vào hoạt động năm 2007 nhưng tháng 3- 2010 vẫn chưa xây dựng, đầu tư vào Công ty đầu tư và xây dựng Quốc tế từ năm 2001 nhưng đến hết năm 2009 chưa có lãi, đầu tư vào Công ty cổ phần Giải trí Hà Nội nhưng lợi nhuận chỉ được 4,4%, thấp hơn 50% so với bình quân các dự án khác.[24]

- Và gần đây nhất là vụ bê bối lớn của tập đoàn Vinashin đã làm thất thoát của nhà nước hơn 80.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thanh Bình nguyên chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin bị tuyên án 20 năm

tù vì những bê bối tài chính mà ông đã gây ra. từ năm 2001-2005, Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới điều chỉnh tổng mức đầu tư trái quy định; thông đồng với nhà thầu là Công ty Jacobsen để nhập dây chuyền máy móc, thiết bị cũ, không đúng yêu cầu thông số kỹ thuật. Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới mua và tháo dỡ thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc về lắp đặt tại Cái Lân, trị giá gần 600 tỉ đồng. Nhà máy này chỉ hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 55)