1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh

6 697 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 250,64 KB

Nội dung

Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh Nguyễn Hương Ly Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa

Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh Nguyễn Hương Ly Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tổng quan: các mô hình kinh tế nhà nước doanh nghiệp nhà nước trên thế giới; các mô hình tập đoàn công ty; tóm tắt quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; các vấn đề đặt ra từ khung pháp luật hiện hành. Khái niệm bản chất pháp của Tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), bao gồm các nội dung: Định nghĩa TĐKTNN theo pháp luật hiện hành; TĐKTNN từ góc độ doanh nghiệp; TĐKT từ góc độ kinh tế nhà nước. Khung pháp luật điều chỉnh DNNN TĐKTNN, bao gồm : các nguyên được thừa nhận chung về cách thức quản trị doanh nghiệp; đánh giá các phương pháp xây dựng khung pháp luật hiện hành; quan điểm định hướng xây dựng khung pháp luật. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng khung pháp pháp luật điều chỉnh. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Khung pháp lý; Kinh tế nhà nước; Tập đoàn kinh tế Content Cải cách doanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là “DNNN”) ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1980, được tiến hành nhằm hai mục tiêu xuyên suốt, đó là (i) tăng hiệu quả kinh tế của DNNN (nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước), (ii) tạo các điều kiện để DNNN khẳng định vị trí độc tôn trong thời kỳ kinh tế kế họach hoá tập trung giữ vững vai trò chủ đạo khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với đa thành phần sở hữu. Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiều biện pháp công cụ đã được thiết lập áp dụng, trong đó có việc cấu trúc mô hình tổ chức pháp các DNNN. Từ các hình thức ban đầu như xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp của những năm 60 70 của thế kỷ trước tới doanh nghiệp nhà nước độc lập Tổng công ty nhà nước sau đó (trong thời kỳ Đổi Mới sau năm 1986), tới năm 2005, các tập đoàn kinh tế nhà nước như một mô hình DNNN đạt tới đỉnh cao của quá trình cải cách đã chính thức ra đời. Về động cơ mục đích, rất dễ nhận thấy rằng việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước (sau đây viết tắt là “TĐKTNN”) nhằm củng cố nâng cao sức mạnh vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung DNNN trong một số ngành lĩnh vực (mà tập đoàn kinh tế được thành lập) nói riêng, trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh về kinh doanh không chỉ với các thành phần tư nhân trong nước mà còn với các lực lượng quốc tế ngay chính tại thị trường nội địa, nói như ngôn ngữ báo chí là tạo ra các “quả đấm thép” của kinh tế nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc sáng tạo ra một mô hình tổ chức pháp doanh nghiệp không đơn thuần là sự khẳng định động cơ ý chí của Chính phủ, mà bản thân nó bao hàm các nguyên khoa học của nhiều chuyên ngành lĩnh vực, kết hợp với các năng lực tổ chức thực tiễn phù hợp. Về mặt kinh tế, đã có bằng chứng đầu tiên một cách xác đáng về sự thất bại của việc thử nghiệm chính sách “tập đoàn hoá” các DNNN, đó là sự sụp đổ gần đây của Tập đoàn kinh tế Vinashin trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu thuỷ sau bốn năm hoạt động, từ thời điểm có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/6/2006. Về mặt pháp lý, kể từ năm 2008 trở lại đây, trên các diễn đàn nghiên cứu học thuật, đã có nhiều các cuộc thảo luận bài viết về TĐKTNN, với các câu hỏi, nghi vấn đặt ra, thậm chí cả sự phủ nhận, về tính không rõ ràng hay sự không tồn tại về phương diện thực thể pháp của cái gọi là “tập đoàn kinh tế”, cũng như việc thiếu các cơ sở pháp hay khung pháp luật cho nó hoạt động. Điều này có thể được minh chứng ngay trong hai văn bản pháp quy duy nhất do Chính phủ ban hành điều chỉnh việc thành lập hoạt động của TĐKTNN, đó là Quyết định số 90/TTg số 91/TTg ngày 7/3/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động quản TĐKTNN. Vấn đề ở chỗ cả ba văn bản này đều có tính chất hiệu lực áp dụng thí điểm, có nghĩa rằng các quy định của hai văn bản này có thể được hiểu là có hiệu lực hạn chế cả về thời gian đối tượng điều chỉnh, chưa chính thức, không cơ bản, không lâu dài hơn nữa có thể sửa đổi, huỷ bỏ hay thay thế bắt cứ lúc nào (mà không dự báo được) v.v Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng không quy định loại hình văn bản pháp quy “thí điểm”. Như vậy, đối chiếu với thực tiễn pháp luật Việt Nam, nó phải được coi là các văn bản hành chính hơn là văn bản quy phạm pháp luật. Điều đáng chú ý xin nhấn mạnh là mặc dù có cấp độ hiệu lực thấp chứa đựng các rủi ro pháp như vậy, hai văn bản nói trên đã đang là căn cứ pháp hầu như duy nhất cho 12 TĐKTNN hàng chục tổng công ty nhà nước lớn khác (Tổng công ty 91) hoạt động. Về quy mô hoạt động, các tập đoàn tổng công ty nhà nước này đều hoạt động đa ngành trên hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, tại thời điểm năm 2008 sở hữu nguồn vốn hoạt động tới 400.000 tỷ đồng, đồng thời chiếm hữu sử dụng khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia 60% vốn tín dụng nhà nước vốn vay nước ngoài. Bản thân Tập đoàn Vinashin khi sụp đổ buộc phải tái cấu trúc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2010 đã mang một khoản nợ theo thông báo tạm thời tới 80.000 tỷ đồng. Với ý nghĩa tác động lớn về mặt kinh tế như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giới luật học là việc nghiên cứu từ các góc độ luận thực tiễn nhằm đưa ra câu trả lời về các vấn đề pháp đang bỏ ngỏ liên quan đến sự tồn tại hoạt động của các TĐKTNN. Mục đích nội dung nghiên cứu của Luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu hai nhóm vấn đềbản sau: Thứ nhất, làm rõ khái niệm bản chất pháp của TĐKTNN. Dưới tiêu đề này, khi sử dụng thuật ngữ “bản chất pháp lý” chứ không phải “địa vị pháp lý”, tác giả không đi vào phân tích, đánh giá các quy định cụ thể của văn bản pháp luật hiện hành về các quyền nghĩa vụ của các TĐKTNN, như là sự khẳng định các giá trị đúng đắn đạt tới tiêu chuẩn của các quy định này, mà ngược lại, đặt lại vấn đề từ phương diện thuyết về tư cách của các TĐKTNN như là chủ thể độc lập của các quan hệ pháp luật. Điều này phù hợp với bối cảnh học thuật chung, khi vấn đề nên tồn tại hay không tồn tại về mặt pháp của các TĐKTNN đang bị tranh luận thách thức. Tiếp cận từ gốc của vấn đề, trước hết, tác giả cho rằng cần có sự phân biệt giữa hai phạm trù có tính độc lập với nhau là tập đoàn doanh nghiệp kinh tế nhà nước. Tập đoàn doanh nghiệp được hình thành từ doanh nghiệp theo quy trình phát triển tự nhiên của đời sống kinh tế nói chung các hoạt động kinh doanh nói riêng. Xét theo các tiêu chí của khoa học kinh tế khoa học quản trị thì “tập đoàn” đương nhiên khác về bản chất với “doanh nghiệp” trên cơ sở quy mô về tài chính, hoạt động kinh doanh, biên chế nhân sự, cũng như độ phức tạp về cấu trúc tổ chức, quản lý. Tuy nhiên, xét từ góc độ pháp thì lại không hẳn như vậy, khi sự phân tích, đánh giá xoay quanh hai phạm trù chính là tư cách chủ thể (tức tư cách pháp nhân) việc xác định các quyền nghĩa vụ pháp của các bên tham gia trong các quan hệ, giao dịch với doanh nghiệp hay tập đoàn doanh nghiệp. Tiếp đến, khi doanh nghiệp hay tập đoàn doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay do nhà nước thành lập thì vấn đề cần bàn đến không chỉ liên quan đến khía cạnh sở hữu thuần tuý, mà quan trọng hơn là tính chất đặc thù của chủ thể nhà nước, xét từ phương diện vị thế, vai trò chức năng của thiết chế đại diện bao trùm cao nhất của quyền lực công. Nói một cách cụ thể, khái niệm “kinh tế nhà nước” liên quan đến chức năng kinh tế của nhà nước, vốn là vấn đề được nghiên cứu tranh luận trong giới học thuật cũng như đời sống thực tiễn trong nhiều năm qua. Thứ hai, chứng minh các vấn đề về tính phù hợp chưa phù hợp của các văn bản pháp quy điều chỉnh tổ chức hoạt động của các TĐKTNN hiện hành, từ đó đề xuất các khuyến nghị về xây dựng khung pháp luật điều chỉnh liên quan. Theo cách tiếp cận về khái niệm như trên, sẽ không đơn giản để cho rằng TĐKTNN chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp khung pháp luật về doanh nghiệp có liên quan. Sự phức tạp ở chỗ, với tư cách là hai phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau, DNNN hay TĐKTNN chịu sự chi phối của hai lĩnh vực pháp luật: “luật tư” (hay luật dân sự thương mại) điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công ty doanh nghiệp; “luật công” (hay luật hành chính) điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản công, quyền chức năng hoạt động kinh tế của nhà nước, các chính sách kiểm soát điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Ngoài ra, một khi các doanh nghiệp hay công ty đã phát triển tới một quy mô to lớn, được gọi là “tập đoàn công ty” hay “tập đoàn doanh nghiệp”, do các ảnh hưởng tác động mạnh mẽ sâu rộng của nó vào đời sống kinh tế xã hội, thậm chí cả chính trị, của một quốc gia, sự kiểm soát về mặt pháp đối với các doanh nghiệp này cần thiết được nâng lên một cấp độ khác, thông qua các luật đặc thù (có tính chất đan xen giữa luật công luật tư) như luật chống độc quyền, luật giám sát đầu tư, luật giám sát tài chính, luật công bố thông tin v.v Về bố cục: Để bảo đảm cho sự nghiên cứu mang tính hệ thống, cấu trúc của Luận văn này sẽ bao gồm trước hết sự tham khảo kiến thức kinh nghiệm quốc tế về cả hai vấn đề kinh tế nhà nước tập đoàn công ty, sự phân tích các vấn đề chủ yếu có liên quan của pháp luật hiện hành, các đánh giá kết luận có tính nguyên về DNNN tập đoàn công ty, cuối cùng là các đề xuất, khuyến nghị nhằm xây dựng hoàn thiện một khung pháp luật điều chỉnh TĐKTNN. Bố cục của Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có 04 chương như sau: Chương I: Tổng quan. Chương này bao gồm các nội dung: các mô hình kinh tế nhà nước doanh nghiệp nhà nước trên thế giới; các mô hình tập đoàn công ty; tóm tắt quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; các vấn đề đặt ra từ khung pháp luật hiện hành Chương II: Khái niệm bản chất pháp của TĐKTNN. Chương này bao gồm các nội dung: Định nghĩa TĐKTNN theo pháp luật hiện hành; TĐKTNN từ góc độ doanh nghiệp; TĐKT từ góc độ kinh tế nhà nước. Chương III: Khung pháp luật điều chỉnh DNNN TĐKTNN. Chương này bao gồm các nội dung: các nguyên được thừa nhận chung về cách thức quản trị doanh nghiệp; đánh giá các phương pháp xây dựng khung pháp luật hiện hành; quan điểm định hướng xây dựng khung pháp luật. Chương IV: Kết luận kiến nghị Về phương pháp nghiên cứu: Phù hợp với thể loại, tính chất mục tiêu của đề tài nghiên cứu, tác giả dự kiến lựa chọn các phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống để nghiên cứu đề tài. Những đóng góp của Luận văn: Xét từ góc độ khoa học kinh tế khoa học quản lý, đã có rất nhiều các công trình, đề án nghiên cứu về vấn đề tập đoàn kinh tế, đặc biệt là TĐKTNN với tư cách là các thực thể kinh tế. Cụ thể, các cơ sở nghiên cứu của Nhà nước như Viện Nghiên cứu quản kinh tế trung ương (thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư), Viện Kinh tế (thuộc Ủy ban Khoa học xã hội), Trường Đại học kinh tế quốc dân nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học về kinh tế quản đã tiến hành nghiên cứu các đề tài liên quan, từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới năm 1986 đến nay. Tựu trung, các kết quả thành tựu nghiên cứu nói trên chủ yếu xoay quanh các quan hệ tổ chức nội bộ tập đoàn kinh tế hay các tổng công ty nhà nước, vấn đề bảo toàn vốn thuộc sở hữu nhà nước, vấn đề tăng cường hiệu quả kinh doanh, hay vai trò tác động của các tập đoàn kinh tế hay tổng công ty nhà nước với tư cách là một loại công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế cũng như xã hội. Như vậy, ít nhất có các “mảng trống” về luận cần được bù đắp bằng các nghiên cứu tiếp theo, đó là: Nghiên cứu vấn đề kinh tế quốc doanh TĐKTNN từ góc độ luật học; Nghiên cứu để giải mâu thuẫn giữa hai yếu tố “cấu trúc kinh tế” “chủ thể pháp lý” trong vấn đề tập đoàn kinh tế; trên cơ sở sự nghiên cứu đó, đề xuất ra hướng giải quyết về luận cho các vấn đề nhiệm vụ thực tế mang tính chính trị, kinh tế xã hội sau: + Xu hướng cho rằng các tập đoàn kinh tế được hình thành một cách tự nhiên của quá trình tích tụ tư bản liên kết kinh tế; + Xu hướng cho rằng có thể tác động hành chính kinh tế để thúc đẩy sự hình thành sớm hơn các liên kết kinh tế, qua đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế; + Xu hướng cho rằng việc hình thành các TĐKTNN có ý nghĩa chính trị to lớn thiết thực ở các nước chậm phát triển, tham gia quá trình hội nhập sau, có tác dụng tạo ra những lực lượng kinh tế mạnh, được hậu thuẫn bởi Nhà nước, có khả năng đương đầu với quá trình cạnh tranh quốc tế. + Xu hướng phản biện cho rằng việc hình thành các tập đoàn kinh tế hiện nay (theo mô hình Hàn Quốc, Nhật Bản) đã trở nên lỗi thời, thậm chí phản tác dụng trong bối cảnh toàn cầu hóa tự do thương mại diễn ra sâu sắc. Trong các quá trình vận động nói trên, chắc chắn các chuyên ngành nghiên cứu như bộ môn luật kinh tế công (tức nhằm vào cơ chế pháp cho điều chỉnh vĩ mô) luật kinh doanh (tức luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh) không thể đứng yên, mà phải thể hiện sự đóng góp bằng chính sự phát triển của mình, bắt đầu bằng các nghiên cứu về luận. Tác giả, do đó, qua công trình luận văn thạc sỹ luật học, có tham vọng góp sức nhỏ của mình vào quá trình này. References Tiếng Việt 1. Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003. 2. Luật Doanh nghiệp 2005. 3. Nghị định 101/2009/CP-NĐ ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức quản tập đoàn Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên tổ chức, quản công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 4. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 5. Vũ Thành Tự Anh (2010), “Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, (43/2010). 6. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh Tế - luận kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải. 7. Trần Tiến Cường (2005) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nướcpháp luật điều chỉnh mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb. Thống kê. 8. Trần Tiến Cường (2008), Đổi mới nội dung phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế kinh tế thị trường cam kết gia nhập WTO, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Kế hoạch Đầu tư. 9. Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng phát triển tập đoàn kinh tếViệt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Friedrich Kuebler - Juergen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, Nxb. Pháp lý. 11. Lê Văn Hưng (2009), “Những khía cạnh pháp của tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (221). 12. Lưu Đức Khải, Hà Huy Ngọc (2005), Phát triển các tập đoàn kinh tếViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, (174). Bùi Văn Huyền (2008), Xây dựng phát triển tập đoàn kinh tếViệt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật Kinh tế (2010), Nxb Công an nhân dân, tr.239-255. 15. Vũ Phương Thảo (2005), Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Viện Nghiên cứu quản kinh tế trung ương (2002), “Cơ sở luận thực tiễn về việc thành lập tập đoàn kinh tếViệt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội. 17. Viện Nghiên cứu quản kinh tế trung ương (2003), Dự thảo Đề án hình thành phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước, Hà Nội. 18. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2005) Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội. 19. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2004) Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giải pháp đẩy mạnh trong hai năm 2004-2005 theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Dự thảo Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Tổng cục Thống kê (2010) Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 24. Văn phòng Chính phủ (2010), „Thông báo về tình hình hoạt động chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, http://baodientu.chinhphu.vn. Tiếng Anh 25. Singapore Company Law, Singapore Academy of Law, www.singapore.sg. 26. The Constitution of the Russian Federaltion of 1993. 27. The Russian Federal Law on Non-Profit organization (amended 1996). 28. The Russian Law on Joint Stock Companies 1995. 29. Adieh Robert, The (Misunderstood) Genius of American Corporate Law, George Washington Law Review, Vol. 77, No.3 30. Ben Mc Clure, “Conglomerates: Cash Cow or Corporate Chaos”, www.investopedia.com/articles/basics/06/conglomerates.asp 31. Beck Peter, Are Korea’s Chaebols serious about Restructuring, The Korea 2000 Conference, 30 May, 2000, Korea Economic Institute of America 32. Carsten Sprenger, State owned Corporations in Russia, Presentation at OECD Conference on SOE Governance, Moskow 27 October, 2008. 33. Hal R. Varian, Economic Scene in Europe, GE and Honeywell ran afoul of 19 th -century thinking.," N.Y. Times, June 28, 2001 34. Leonard J. Schoppa, Japan the Reluctant Reformer, Foreign Affairs Magazine, Sept/Oct, 2001. 35. OECD (2005),OECD Guide on Corporate Governance of State Owned Enterprise, www.oecd.org. 36. Phillip N. Pillai, State Enterprises in Singapore – Legal Importation & Development, Singapore University, Press Pte. Ltd., ISBN 9971-69-076-4. 37. Singapore Supreme Court, Milestones in Singapore’s Legal History, Retrieved 2006-07- 18 38. Ezra F. Vogel, The Four Little Dragons: The Spread of Industrialization in East Asia, Cambridge, MA: Harvard University Press, 1991 39. Richard Postner, Untitrust Law, Second Edition, University of Chicago Press 2001 40. Steward Smith, “State-owned Corporations”, NSW Parliamentary Library Digest No. 11/2000. 41. Sam Wikin, Maintaining Singapore’s Miracle, August 17, 2004, www.countryrisk.com. 42. Wang Jiang Yu, Law Faculty, Chinese University of Hong Kong, Company Law in China, www.cuhk.edu/law. 43. Yoshiro Miwa and Mark Ramseyer, The Fable of the Keiretsu, 11 J. Econ. & Mgmt. Strategy 169 (2002)

Ngày đăng: 17/09/2013, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w