Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,13 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ HOÀNG YẾN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ HOÀNG YẾN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Chuyờn ngành : Luật Kinh tế Mó số : 603850 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Huy Cương Hà nội – 2012 1 MỤC LỤC Mục lục 2 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 4 MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: KHÁI LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN 11 1.1 Khái niệm 11 1.1.1 Khái niệm đại diện 11 1.1.2 Khái niệm đại diện trong quan hệ hợp đồng 16 1.2 Phân loại 18 1.2.1 Đại diện theo pháp luật 19 1.2.2 Đại diện theo ủy quyền 20 1.3 Đặc điểm 26 1.3.1 Bên đại diện hành động với danh nghĩa bên đƣợc đại diện hoặc với danh nghĩa của mình 26 1.3.2 Bên đại diện hành động vì lợi ích của bên đƣợc đại diện 28 1.3.3 Ngƣời đại diện hành động trong phạm vi đại diện 29 1.4 Vai trò và ý nghĩa của chế định đại diện 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG 34 2.1 Nguồn luật điều chỉnh đại diện trong quan hệ hợp đồng 34 2.2 Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng 36 2.2.1 Chủ thể đại diện trong quan hệ hợp đồng 36 2.2.2 Phạm vi đại diện trong quan hệ hợp đồng 54 2.2.3 Thời điểm xác lập, chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng 67 2.3 Những tranh chấp thực tế liên quan đến đại diện trong quan 73 2 hệ hợp đồng 2.3.1 Tranh chấp về chủ thể trong đại điện trong quan hệ hợp đồng 73 2.3.2 Tranh chấp về xác định thời hạn ủy quyền 82 2.3.3 Tranh chấp về phạm vi đại diện 83 2.3.4 Tranh chấp về hình thức pháp lý của quan hệ đại diện 85 Chƣơng 3: CƠ SỞ VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG 88 3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 88 3.2 Định hƣớng giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 90 3.2.1 Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 90 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 91 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự CTCP : Công ty cổ phần CTHD : Công ty hợp danh CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân HTX : Hợp tác xã LCK : Luật chứng khoán LDN : Luật doanh nghiệp TGĐ : Tổng giám đốc THT : Tổ hợp tác TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBND : Ủy ban nhân dân 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Trong cuộc sống, nhu cầu của con ngƣời về các lĩnh vực khác nhau không ngừng tăng lên, theo đó sự chuyên môn hoá sản xuất, phân phối các sản phẩm cũng hình thành và phát triển. Khi đó, để tự đáp ứng nhu cầu của mình, giữa các chủ thể đã diễn ra sự trao đổi hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng là thiết lập nên các loại hợp đồng khác nhau. Nhƣ vậy, Hợp đồng chính là nền tảng cho mọi giao dịch trong xã hội. Tuy nhiên, do đặc tính xã hội nên mỗi chủ thể khi tồn tại trong xã hội sẽ phải cùng lúc tham gia rất nhiều giao dịch khác nhau. Tự bản thân họ không thể trực tiếp tham gia, thiết lập và thực hiện tất cả các hợp đồng. Chính khi đó đã thúc đẩy một loại hoạt động đặc thù - hoạt động đại diện ra đời, mà cụ thể hơn chính là đại diện trong quan hệ hợp đồng. Bằng hoạt động đại diện này, các chủ thể có thể dễ dàng hơn trong việc giải quyết và đảm bảo thực hiện tổng hoà các giao dịch liên quan đến cuộc sống của họ. - Chế định đại diện là một chế định rất rộng, bao gồm nhiều loại hình đại diện khác nhau và đƣợc quy định trong rất nhiều các văn bản pháp luật. Nhƣng nhƣ đã trình bày ở trên, hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng là loại đại diện diễn ra phổ biến hơn và có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống hiện đại so các hoạt động đại diện khác. Và đồng thời, loại đại diện này cũng mối quan hệ chặt chẽ với các chế định khác nhƣ: Chế định hợp đồng, chế định bồi thƣờng thiệt hại, các vấn đề liên quan đến công ty,.…. - Các quy định pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu xót. Đặc biệt khi Việt Nam đang trên đà hội nhập nhƣ hiện nay, nhiều quy định pháp luật liên quan còn chƣa thể hiện đƣợc xu hƣớng chung của thế giới, chƣa phù hợp với một số quan điểm pháp lý phổ 5 biến, đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới ghi nhận và thực hiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng, từ đó rút ra những hạn chế, bất cập và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật là rất cần thiết. - Các tranh chấp liên quan đến đại diện trong quan hệ hợp đồng rất phổ biển. Cần có những giải pháp pháp lý phù hợp, kịp thời để giải quyết và hạn chế phần nào các tranh chấp liên quan. Trên cơ sở những lý do trên, với đề tài “Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng” tác giả mong muốn luận văn sẽ nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện trong quan hệ hợp đồng, xem xét cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đƣa ra cái nhìn toàn diện về những hạn chế, thiếu xót của hệ thống pháp luật và đề xuất một một số giải pháp mang tính hoàn thiện để phần nào giúp cho quá trình sửa đổi và bổ sung pháp luật Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quan hệ hợp đồng luôn là một đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng là một phần quan trọng của chế định hợp đồng, theo đó cũng nằm trong những vấn đề cần nghiên cứu của các công trình, bài viết liên quan đến đề tài hợp đồng. Ví dụ: một số sách, bài viết chuyên ngành nghiên cứu về chế định hợp đồng nhƣ: “Pháp luật về hợp đồng” của TS Nguyễn Mạnh Bách (1995), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dƣơng Đăng Huệ (2002), “Chế định hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh (2003), “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” (2004), “Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị 6 (2005), “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của TS Phan Chí Hiếu,…. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về chế định đại diện thì chƣa có, chỉ có rất ít bài viết chuyên ngành về vấn đề này nhƣ: “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cƣơng,… Và mới đây nhất là Luận án tiến sĩ “Đại diện cho thƣơng nhân theo pháp luật thƣơng mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển (tháng 5/2012) và một số khóa luận tốt nghiệp của các cử nhân luật của trƣờng Đại học Luật và Khoa Luật - ĐHQGHN. Có thể thấy, tuy vấn đề đại diện trong quan hệ hợp đồng không phải là vấn đề mới, nhƣng các công trình khoa học liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thƣơng nhân trong Luật thƣơng mại. Nhƣ vậy, trên thực tế chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, mang tính hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện trong quan hệ hợp đồng nhằm đƣa ra cơ sở khoa học, phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này. Tuy vậy, các công trình nói trên là những tài liệu quý giá cho tác giả tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Luận văn này sẽ nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng, và từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. 3. Mục đích - nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện trong quan hệ hợp đồng. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất định hƣớng các giải pháp 7 hoàn thiện pháp luật về đại diện nói chung và về đại diện trong quan hệ hợp đồng nói riêng, góp phần làm cho những quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng có tính thực tiễn cao hơn, giải quyết và hạn chế tốt hơn các tranh chấp liên quan và góp phần vào việc đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhiệm vụ: * Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chế định đại diện * Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng. Từ đó đƣa ra những đánh giá về ƣu, nhƣợc điểm của những quy định pháp luật cụ thể này. * Đề xuất các quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Những vấn đề lý luận khái quát về chế định đại diện; những quy định pháp luật cụ thể về đại diện trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại; và tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật về lĩnh vực này. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh của đại diện trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về đại diện cho các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại. Trên cơ sở những nghiên cứu này sẽ đƣa ra những nhận định sâu sắc, từ đó góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp đồng (có hoạt động đại diện) trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Chế định đại diện là một chế định rất rộng, bao gồm nhiều loại đại diện khác nhau nhƣ: Đại diện trong hợp đồng (có thể là hợp đồng dân sự, hợp đồng 8 trong kinh doanh thƣơng mại, ), đại diện tham gia tố tụng, đại diện theo pháp luật của ngƣời chƣa thành niên, đại diện thƣơng nhân… và đƣợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ: BLDS 2005, Luật thƣơng mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005…. Vì vậy việc giới hạn phạm vi nghiên cứu nhằm hạn chế việc mở rộng đối tƣợng nghiên cứu của luận văn, tránh sự dàn trải, không tập trung. Luận văn giới hạn nghiên cứu chỉ ở hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại và những quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này, vì theo tác giả, đại diện trong quan hệ hợp đồng là loại hoạt động đƣợc áp dụng rất nhiều trong thực tế và theo đó thực trạng của nó rất đa dạng, cũng nhƣ rất nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động này (nhiều hơn các loại hoạt động đại diện khác). Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể về lý luận cũng nhƣ thực tiễn của hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại và các quy định pháp luật về lĩnh vực này từ đó đƣa ra những nhận định mang tính lý luận và những biện pháp mang tính thực tiễn là một việc làm rất cần thiết. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tác giả sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm, đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp logic và lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chế định đại diện và cụ thể là đại diện trong quan hệ hợp đồng. Từ đó luận giải về một số những vấn đề cơ bản và đƣa ra cách nhìn mới về những vấn đề này. [...]... dung trình bày trong chƣơng 1 cuốn Luận văn này có ý nghĩa và giá trị hết sức quan trọng 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG 2.1 NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Hệ thống quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh về đại điện trong quan hệ hợp đồng hình thành từ rất sớm Pháp luật thƣơng mại Việt Nam dƣới chế độ cũ phải kể đến Bộ luật thƣơng mại... định Đại diện là một quan hệ pháp lý đƣợc cấu thành từ nhiều quan hệ pháp lý khác nhau Cụ thể: 1 Quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện: Đây là quan hệ “nội bộ”, không có hiệu lực pháp lý đối với bên ngoài 2 Quan hệ pháp lý giữa người đại diện và người thứ ba trong quan hệ giao dịch cũng là quan hệ “nội bộ” mang tính phụ thuộc, phái sinh từ quan hệ thứ nhất 3 Quan hệ giữa người được đại diện. .. trạng pháp luật Việt Nam về Đại diện trong quan hệ hợp đồng Chương 3: Cơ sở và định hƣớng giải pháp hoàn thiện pháp luật về Đại diện trong quan hệ hợp đồng Trƣớc khi đi vào nội dung chính của Luận văn, tác giả thống nhất về mặt sử dụng thuật ngữ ngắn gọn để thuận tiện cho quá trình phân tích và luận giải Thuật ngữ hợp đồng dùng thay cho hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại”; thuật ngữ đại diện trong. .. ngƣời đại diện, ngƣời đƣợc đại diện Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2005 cũng tiếp cận vấn đề này với quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật cho pháp nhân Quan hệ đại diện trong hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật chuyên ngành khác trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam Trên cơ sở chịu điều chỉnh của hệ thống pháp luật sâu, rộng nhƣ vậy Trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan. .. quan hệ đại diện nói chung và quan hệ đại diện hợp đồng nói riêng, nhƣng với những lý luận nghiêng về phân tích bản chất của quan hệ đại diện sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng để tác giả có thể phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trong chƣơng 2, từ đó đƣa ra những cơ sở và hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng trong chƣơng 3 Vì vậy, có thể... theo quy định pháp luật Việt Nam có các hình thức đại diện sau: - Đại diện theo pháp luật - Theo quy định của pháp luật bao gồm cả quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (đại diện bắt buộc) - Đại diện theo ủy quyền - Theo hợp đồng ủy quyền (đại diện tự nguyện) 17 1.2.1 Đại diện theo pháp luật Ngay trong tên gọi đã thể hiện rõ đặc thù của hình thức đại diện này Đây là hình thức đại diện đƣợc xác... kết hợp đồng lao động của vị thành niên, việc kết hôn, nhận con nuôi thì trong những trƣờng hợp này pháp luật quy định các chủ thể phải tự mình thực hiện, không thể thực hiện thông qua ngƣời đại diện 1.1.2 Khái niệm đại diện trong quan hệ hợp đồng Đại diện là một hình thức pháp lý đƣợc áp dụng trong nhiều giao dịch, quan hệ khác nhau Trong số đó, quan hệ hợp đồng là một quan hệ mà hành vi đại diện. .. quát về chế định Đại diện trong khoa học pháp lý của một số nƣớc trên thế giới và trong hệ thống pháp luật Việt Nam Qua đó, đƣa ra đƣợc khái niệm đại diện nói chung và khái niệm đại diện trong quan hệ hợp đồng nói riêng Trên cơ sở khái niệm đại diện, tác giả đƣa ra sự phân loại hình thức đại diện theo quy định pháp luật Dƣới góc độ pháp luật, trên cơ sở ý chí của các chủ thể, có hai hình thức đại. .. tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng ở một số nƣớc và Việt Nam, luận văn đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Khái luận về chế định đại diện Chương... thỏa thuận trong quan hệ pháp lý thứ nhất Tuy nhiên, thực tế luôn luôn đa dạng Và việc quan hệ pháp lý thứ hai diễn ra vƣợt quá phạm vi mà quan hệ pháp lý thứ nhất vạch ra là điều hoàn toàn có thể xảy ra Lúc này, sự tƣơng tác giữa quan hệ pháp lý thứ nhất và quan hệ pháp lý thứ hai sẽ dẫn đến sự xuất hiện của quan hệ pháp lý mấu chốt nhất - quan hệ pháp lý thứ ba - Quan hệ pháp lý thứ ba - Quan hệ giữa . trong quan hệ hợp đồng 34 2.2 Những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng 36 2.2.1 Chủ thể đại diện trong quan hệ hợp đồng 36 2.2.2 Phạm vi đại diện trong. của quan hệ đại diện 85 Chƣơng 3: CƠ SỞ VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG 88 3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng. giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 90 3.2.1 Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 90 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về