Khía cạnh “vì lợi ích” ở đây cần đƣợc nhìn nhận từ hai nội dung. Trƣớc hết, sự “vì lợi ích” này là nghĩa vụ, là quy định bắt buộc đƣợc thể hiện trong văn bản luật, các bên không có quyền lựa chọn. Điều này là hết sức rõ ràng. Trong phần trên tác giả đã trình bày về hình thức đại diện theo pháp luật. Gắn liền với hình thức này cho thấy thẩm quyền đại diện của chủ thể đại diện là thẩm quyền rộng. Ranh giới duy nhất đƣợc đặt ra đó là dù thực hiện hành vi đại diện gì, bên đại diện cũng phải xuất phát từ “lợi ích” của bên đƣợc đại diện. Hay trong hình thức đại diện theo ủy quyền, mọi nghĩa vụ của bên đƣợc ủy quyền sẽ đƣợc bên ủy quyền liệt kê rõ ràng trong phần phạm vi đại diện cũng nhƣ nghĩa vụ của bên đƣợc ủy quyền. Những công việc, những giới hạn đƣợc bên ủy quyền liệt kê này chắc chắn phải bắt nguồn từ những mong muốn, từ lợi ích của bên ủy quyền. Nhƣ vậy, suy cho cùng, dù muốn hay không muốn, dù tự giác hay không tự giác, các hành vi do bên đại diện thực hiện đều mang lại một kết quả cuối cùng đó là “vì lợi ích của bên đƣợc đại diện”.
Nội dung thứ hai mà tôi muốn bàn luận ở đây đó là, nếu nhƣ ở nội dung thứ nhất khía cạnh “vì lợi ích” của ngƣời đƣợc đại diện đƣợc thể hiện dƣới góc độ nghĩa vụ, bắt buộc, thì nội dung thứ hai lại hƣớng tới sự tự nguyện, hành vi bắt nguồn từ sự mong muốn đem lại lợi ích cho bên đƣợc đại diện của bên đại diện.
Một ngƣời bình thƣờng luôn hành động hƣớng tới một lợi ích cho mình hoặc cho ngƣời khác mà mình quan tâm, bởi vậy họ không bao giờ tự gây cho mình thiệt hại. Chủ thể đƣợc đại diện cũng mong muốn chủ đại diện thực hiện
28
công việc đại diện với một “chí hƣớng” nhƣ vậy. Chỉ khi đảm bảo đƣợc yếu tố này, các tranh chấp phát sinh từ quan hệ đại diện mới đƣợc giảm đi rõ rệt. Và nói một cách tổng quát, nội dung thứ hai này chính là hƣớng tới sự thiện chí, hợp tác của các bên trong quan hệ đại diện.
Có thể thấy rằng, với đặc điểm này, tất yếu không thể có bên đại diện đứng trung lập giữa hai bên đối tác, nhƣ ngƣời giám định hoặc trọng tài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc vì lợi ích của bên đƣợc đại diện, không thể loại trừ khả năng bên đại diện nhắm đến những lợi ích dành riêng cho mình. Khi đó, nếu lợi ích đó chỉ gắn với kết quả của công việc, thì ta vẫn có một quan hệ đại diện; nhƣng nếu lợi ích đó đồng thời cũng là một phần của kết quả công việc, thì ta có một hợp đồng khác chứ không còn là quan hệ đại diện nữa.
Ngoài ra, xuất phát từ bản chất của hoạt động đại diện là việc một ngƣời đứng ở vị trí của ngƣời khác và làm thay ngƣời đó, nên đối tƣợng của quan hệ đại diện không thể là những công việc gắn liền với nhân thân. Tại khoản 2 điều 139 BLDS 2005 đã quy định rõ: “Cá nhân không đƣợc để ngƣời khác đại diện cho mình, nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”. Một số ví dụ cụ thể nhƣ: Không thể đại diện thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái (nghĩa vụ cấp dƣỡng), không thể ủy quyền cho ngƣời khác để đăng ký kết hôn….