Xung đột lợi ích

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 63)

2- Đại diện không đƣợc thông báo không công kha

2.2.2.3. Xung đột lợi ích

Đây là trƣờng hợp khi ngƣời đại diện tự trở thành một bên trong hợp đồng hoặc đại diện cho hai ngƣời giao kết hợp đồng với nhau.

Nhà làm luật Việt Nam đã đƣa ra một số giải pháp khác nhau giải quyết cho vấn đề này. Tại khoản 5 điều 144 BLDS 2005 có quy định: “Người đại diện không được xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Hay quy định tại khoản 3 điều 69 BLDS 2005: “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ liên quan tới tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.

Nhƣ vậy, tinh thần pháp luật Việt Nam nói chung đều ghi nhận cấm đoán các hành vi đại diện xung đột lợi ích. Hệ quả pháp lý phát sinh đều dẫn

62

đến hợp đồng đã ký kết sẽ bị vô hiệu. Chỉ duy nhất trƣờng hợp giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ liên quan tới tài sản của người được giám hộ xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ là đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quan điểm này của nhà lập pháp Việt Nam có thực sự phù hợp và nên duy trì? Nhìn sang cách giải quyết của một số nguồn pháp lý khác để có sự nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

Nghiên cứu các quy định trong Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thƣơng mại quốc tế điều chỉnh tƣơng tự vấn đề này. Tại điều 2.2.7 “Xung đột lợi ích”:

“1. Nếu việc người đại diện ký hợp đồng dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa người được đại diện và người đại diện,mà bên thứ 3 biết hoặc đáng lẽ phải biết, người được đại diện có thể huỷ hợp đồng theo quy định tại điều 3.12 và các điều từ 3.14-3.17.

2. Tuy nhiên, nguời được đại diện sẽ không thể huỷ hợp đồng nếu: a. Người được đại diện đã đồng ý để người đại diện hành động khi có xung đột lợi ích, hoặc người được đại diện biết, đáng lẽ phải biết.

b. Người đại diện đã nói với người được đại diện về việc xung đột lợi ích mà người được đại diện không phản đối trong thời gian hợp lý”.[21, tr. 135-136]

Về cơ bản, Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thƣơng mại quốc tế cũng giống nhƣ pháp luật Việt Nam không thừa nhận các giao dịch đại diện có sự xung đột lợi ích. Tuy nhiên, trong Bộ nguyên tắc lại đƣa ra một số quan điểm khá mới mẻ mà pháp luật Việt Nam chƣa đề cập đến. Sự “xung đột lợi ích” có thể xuất hiện trong thoả thuận của các bên, hoặc ngƣời đại diện tự hành động mà ngƣời đƣợc đại diện biết, đáng lẽ phải biết hoặc ngƣời đƣợc đại diện biết nhƣng không phản đối trong thời gian hợp lý. Đây là cái nhìn tiến

63

bộ, toàn diện về các mối quan hệ trong xung đột lợi ích, cái nhìn logic xuất phát từ ý chí đích thực của ngƣời bị thiệt hại trong xung đột lợi ích - ngƣời đƣợc đại diện. Cách nhìn này thực sự tiến bộ vì nó đã hƣớng theo quan điểm đúng đắn “mọi tranh chấp đều có thể giải quyết đƣợc bắt nguồn từ ý chí thực của các bên”. Áp dụng quan điểm này vào giải quyết một tranh chấp cụ thể.

Ví dụ: CTCP A có một dây chuyền máy móc cần bán gấp để có vốn nhập khẩu dây chuyền máy móc mới, CTCP A ủy quyền cho B bán giúp. Trong quá trình tìm ngƣời mua, B nhận thấy mình cũng đang có nhu cầu mua một dây chuyền máy móc nhƣ vậy để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. B đề xuất với A về việc mình muốn mua lại dây chuyền máy móc đó và A không có ý kiến phản hồi gì. Một tuần sau, B đại diện A lập hợp đồng mua bán dây chuyền máy móc của A với chính mình. Sau khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng, B chuyển tiền cho A. Lúc này, A mới yêu cầu hủy hợp đồng vì không đồng ý bán nhà cho B.

Áp dụng quy định pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp này. Theo quy định “Người đại diện không được xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình”. Theo đó rõ ràng hợp đồng kể trên sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, nếu nhìn lại giao dịch có thể thấy rằng, A đã đƣợc thông báo về “xung đột lợi ích” này. A cũng có một khoảng thời gian để đƣa ra ý chí của mình đối với vấn đề này - đồng ý hay không đồng ý. Nói cách khác A đã đƣợc trao quyền quyết định, ý chí của A đã đƣợc tôn trọng tuyệt đối trong giao dịch kể trên. Vì vậy, thật là không thỏa đáng nếu hợp đồng trên lại bị tuyên vô hiệu. “Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng” của các bên thực sự đã đƣợc đảm bảo?

Cũng tranh chấp đó, nếu áp dụng cách nhìn mới mẻ của Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thƣơng mại quốc tế thì đã có thể giải quyết một cách nhanh chóng, “thấu tình đạt lý”.

64

Thiết nghĩ nhà làm luật Việt Nam nên phân loại và dự liệu tốt hơn các tình huống để có thể đƣa ra những giải pháp hợp lý nhất cho từng trƣờng hợp phát sinh khi có sự xung đột lợi ích. Trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền. Khi hợp đồng đã có giải pháp cho sự xung đột lợi ích thì nhà làm luật phải tôn trọng ý chí của các bên. Trong trƣờng hợp hợp đồng không nói rõ ngƣời đại diện có đƣợc giao kết hợp đồng trong khi có sự xung đột lợi ích không, nếu ngƣời đại diện đã hành động một cách hợp lý - thông báo cho ngƣời đƣợc đại diện biết về việc có lợi ích bị xung đột và ngƣời đƣợc đại diện tuy không phản đối nhƣng có những biểu hiện chứng tỏ chấp nhận thì sau này cũng không thể nại ra có xung đột lợi ích khi ngƣời đƣợc đại diện hành động để tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)