NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 35 - 37)

Kết luận chƣơng

2.1. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

2.1. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG

Hệ thống quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh về đại điện trong quan hệ hợp đồng hình thành từ rất sớm. Pháp luật thƣơng mại Việt Nam dƣới chế độ cũ phải kể đến Bộ luật thƣơng mại ban hành ngày 20 tháng 12 năm 1972 quy định về các nhà buôn, về hãng thƣơng mại… Những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế nƣớc ta từ khi bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã làm phát sinh các quan hệ sản xuất đa dạng, cần đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật.

Với sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995 ngày 28 tháng 10 năm 1995 và Luật thƣơng mại ngày 10 tháng 5 năm 1997, phần nào đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của các quan hệ sản xuất tồn tại trong xã hội thời kỳ này. Nhƣng quy định của hai văn bản luật này đã phần nào hƣớng cho quan hệ đại diện nói chung và đại diện hợp đồng nói riêng đi đúng hƣớng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh thế giới và Việt Nam, các quy định trong hai văn bản luật này đã dần phát sinh những mâu thuẫn, chứa đựng nhiều hạn chế không phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn mới. Vì vậy, ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật dân sự 2005 và Luật thƣơng mại 2005. Đây là hai văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh mọi vấn đề phát sinh từ đại diện trong quan hệ hợp đồng.

Cụ thể, tại BLDS 2005, quan hệ đại diện đƣợc điều chỉnh bởi những quy định trong chƣơng 7 về chế định đại diện từ Điều 139 đến Điều 148 và

34

Chƣơng 18, Mục 12 về Hợp đồng ủy quyền từ điều 581 đến điều 589. Trong đó xác định các khái niệm chung về đại diện, đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện, việc chấm dứt đại diện cá nhân, pháp nhân và hậu quả của giao dịch dân sự do ngƣời không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá thẩm quyền đại diện. Luật thƣơng mại dành hẳn Mục 1 Chƣơng 5 với các điều từ Điều 141 đến 149 để quy định các vấn đề về phạm vi đại diện, thời hạn đại diện, hợp đồng đại diện cho thƣơng nhân, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện, ngƣời đƣợc đại diện. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2005 cũng tiếp cận vấn đề này với quy định về ngƣời đại diện theo pháp luật cho pháp nhân. Quan hệ đại diện trong hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật chuyên ngành khác trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở chịu điều chỉnh của hệ thống pháp luật sâu, rộng nhƣ vậy. Trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ đại diện hợp đồng cần quán triệt nguyên tắc: “Pháp luật về đại diện hợp đồng tuy được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau, nhưng phải thống nhất, và đồng bộ với các quy định của đạo luật gốc - Bộ luật dân sự”. Mối quan hệ về xây dựng và áp dụng luật này đã hình thành từ xa xƣa (lex specialis và lex generalis) [20, tr. 26]. Theo đó, trong quá trình áp dụng luật, luật riêng bao giờ cũng đƣợc áp dụng trƣớc, đối với những vấn đề mà luật riêng không điều chỉnh thì sẽ áp dụng các quy định của luật chung.

Theo quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam, chỉ nên thừa nhận pháp luật là nguồn duy nhất điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội con ngƣời. Tuy nhiên, quan điểm này có đôi chút khác biệt so với quan điểm pháp lý của các nƣớc trên thế giới. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng tập quán thƣơng mại và các án lệ nhƣ một loại nguồn để giải quyết tranh chấp. Ví dụ nhƣ: Khi ngƣời đại diện giao kết hợp đồng với ngƣời thứ ba ngay

35

tình mà vƣợt quá phạm vi ủy quyền thì trong một số trƣờng hợp họ có thể thỏa thuận để hợp đồng vẫn có hiệu lực…. Nhƣ vậy, ngoài các văn bản pháp luật, khi áp dụng pháp luật Việt Nam có nên sử dụng các quy chế, các án lệ đã có để có thể giải quyết đƣợc các tình huống mà trong văn bản pháp luật chƣa kịp thời quy định không? Câu trả lời dành cho các nhà làm luật…

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)