Bên được đại diện và quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 37 - 42)

Kết luận chƣơng

2.2.1.1. Bên được đại diện và quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện

a. Bên được đại diện

Cũng nhƣ trong nhiều quan hệ pháp luật khác, khi tham gia vào quan hệ hợp đồng các bên chủ thể có thể tự mình tham gia hoặc thông qua chủ thể đại diện hợp pháp của mình. Lúc này tùy vào đặc trƣng của chủ thể mà từng loại quan hệ đại diện sẽ đƣợc áp dụng. Ví dụ: với các

36

loại hình doanh nghiệp thì có thể thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là Giám đốc (TGĐ) hay Chủ tịch Hội đồng quản trị,…. để giao kết hay thực hiện hợp đồng. Các bên chủ thể cũng có thể lựa chọn cách thức ủy quyền cho một hay nhiều cá nhân cụ thể để thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan. Hay nói cách khác, có hai cách thức đại diện đƣợc lựa chọn là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Xuất phát từ đặc điểm, quan hệ giữa các bên là quan hệ hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại. Nên theo đó, yếu tố chủ thể của quan hệ này mang những nét đặc thù riêng. Sự đặc thù này bắt nguồn từ thực tế trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại, các hợp đồng đƣợc thiết lập giữa các chủ thể đặc biệt hơn - thƣơng nhân. Trong từng giao dịch khác nhau, tùy theo điều kiện mà một trong hai bên hoặc cả hai bên trong giao dịch đều phải là thƣơng nhân. Theo quy định tại Điều 6 Luật thƣơng mại, Thƣơng nhân bao gồm tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu không đăng ký kinh doanh, những chủ thể này cũng có thể đƣợc xem nhƣ một thƣơng nhân thực tế và phải tuân thủ các nghĩa vụ của một thƣơng nhân [17, tr. 13]. Nhƣ vậy, gắn với sự đặc biệt về chủ thể hợp đồng này, các bên trong quan hệ đại diện hợp đồng - bên đại diện và bên đƣợc đại diện - cũng mang những nét rất khác biệt.

Trƣớc tiên, tác giả sẽ trình bày các vấn đề pháp lý về chủ thể đƣợc đại diện. Do trong quan hệ hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại, các bên chủ thể có thể là hoặc không là thƣơng nhân (ít nhất một bên phải là thƣơng nhân). Nên theo đó, bên đƣợc đại diện trong quan hệ hợp đồng cũng có thể là thƣơng nhân hoặc không là thƣơng nhân.

37

TH1: Trƣớc tiên, ta xét trƣờng hợp bên đƣợc đại diện là thƣơng nhân

Do khái niệm thƣơng nhân đƣợc quy định trong Luật thƣơng mại bao gồm hai nhóm là cá nhân và tổ chức kinh tế (có đăng ký kinh doanh) nên ta có thể mô hình hóa các chủ thể này dƣới mô hình sau:

1. Trƣớc tiên, với các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động với mô hình nhỏ. Lúc đầu, có thể họ kinh doanh do ngẫu hứng, theo vụ mùa hay lâu dài, bắt đầu với những hình thức giản đơn. Và khi họ hành nghề kinh doanh một cách độc lập, thƣờng xuyên, họ trở thành thƣơng nhân và phải đăng ký kinh doanh. Những cá nhân, tổ chức đó bao gồm: [17, tr. 13]

Cá nhân (hộ kinh doanh) DNTN Tổ hợp tác (THT) Hợp danh (HD) Hợp tác xã (HTX) Thành viên Cá nhân (hộ) Cá nhân ≥ 3 cá nhân ≥ 2; tối thiểu 2 HD Tùy theo HTX

Đăng ký Huyện Tỉnh Xã Tỉnh Huyện

Cơ sở pháp lý Nghị định Luật doanh nghiệp Hợp đồng, BLDS Hợp đồng, LDN Điều lệ, Luật HTX Pháp nhân

Cá nhân Cá nhân Tùy loại Pháp nhân Pháp nhân

Khi công việc kinh doanh trở nên bài bản, lâu dài, với những quy mô ổn định hơn, chủ thể kinh doanh có thể đƣợc thể hiện dƣới mô hình công ty. Công ty TNHH và CTCP là hai loại công ty phổ biến ở nƣớc ta. (CTHD cũng đƣợc LDN quy định dƣới tên gọi công ty, song do nhiều nguyên nhân loại hình công ty này chƣa phổ biến ở nƣớc ta và cũng có nhiều lý lẽ để xem xét hợp danh tách biệt khỏi - Theo Nguyễn Ngọc Bích, 2004) [17, tr. 14].

38

Công ty TNHH CTCP

Không niêm yết

Công ty đại chúng

Thành viên Từ 01 đến 50 ≥ 3 ≥ 100 nhà đầu tƣ hoặc

đƣợc niêm yết tại TTGDCK

Đăng ký Tỉnh Tỉnh Tỉnh, TTGDCK

Cơ sở pháp lý Điều lệ, thỏa thuận giữa các thành viên, LDN

Điều lệ, LDN Điều lệ, Quy chế

TTGDCK, LDN, LCK

Pháp nhân Pháp nhân Pháp nhân Pháp nhân

Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp bên đƣợc đại diện là thƣơng nhân, sẽ bao gồm các chủ thể nhƣ trên: Cá nhân (hộ) kinh doanh, chủ DNTN, Tổ hợp tác, Hợp danh, Hợp tác xã, Công ty TNHH và CTCP.

TH2: Bên đƣợc đại diện cũng có thể không là thƣơng nhân

Rõ ràng hai bên trong quan hệ hợp đồng có thể là thƣơng nhân hoặc không là thƣơng nhân. Nên tất yếu bên đƣợc đại diện trong quan hệ đại diện hợp đồng - chính là một trong hai bên trong hợp đồng - cũng có thể không phải là thƣơng nhân. Tuy nhiên, do tính chất của hợp đồng thƣơng mại là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt động thƣơng mại (nhằm mục đích lợi nhuận) nên nếu không phải là thƣơng nhân thì các bên trong quan hệ hợp đồng cũng phải là các cá nhân có năng lực hành vi và các tổ chức có năng lực pháp luật.

Trƣớc tiên, đó là các chủ thể cần đến ngƣời đại diện theo pháp luật để có thể tham gia quan hệ hợp đồng. Đó sẽ là các tổ chức khác ngoài các tổ

39

chức kinh tế có đăng ký kinh doanh. Ví dụ nhƣ: Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp,… Các tổ chức này sẽ tham gia quan hệ hợp đồng thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật.

Ngoài ra, đó cũng có thể là các cá nhân, tổ chức thông qua ngƣời đại diện theo ủy quyền để tham gia quan hệ hợp đồng. Đó là các cá nhân có năng lực hành vi và các tổ chức không là thƣơng nhân có năng lực pháp luật.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên được đại diện

Xuất phát từ vấn đề bên đƣợc đại diện là bên đƣợc “làm thay” một công việc nhất định. Nên bên đƣợc đại diện sẽ có những quyền liên quan đến việc yêu cầu bên đại diện đảm bảo thực hiện đại diện trong phạm vi và vì quyền lợi của bên giao đại diện và đƣợc bồi thƣờng khi có sự vi phạm. Bên cạnh đó, bên đƣợc đại diện sẽ có nghĩa vụ cung cấp cho bên đại diện các thông tin liên quan đến đại diện và trong trƣờng hợp đại diện có thù lao thì thanh toán chi phí cho bên đại diện…

Theo quy định của BLDS, trong trƣờng hợp đại diện theo ủy quyền, bên ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phƣơng tiện cần thiết để bên đƣợc uỷ quyền thực hiện công việc;

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên đƣợc uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên đƣợc uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đƣợc uỷ quyền và trả thù lao cho bên đƣợc uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

40

- Bên uỷ quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên đƣợc uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền;

2. Yêu cầu bên đƣợc uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu đƣợc từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;

3. Đƣợc bồi thƣờng thiệt hại, nếu bên đƣợc uỷ quyền vi phạm các nghĩa vụ kể trên.

Trên cơ sở những quy định này của BLDS, Luật thƣơng mại cũng đƣa ra quy định về nghĩa vụ của bên giao đại diện trong trƣờng hợp đại diện cho thƣơng nhân (cả hai bên trong quan hệ đại diện đều là thƣơng nhân), bao gồm :

1. Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện (nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo thì bên giao đại diện phải gánh chịu các hậu quả pháp lý);

2. Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

4. Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết đƣợc, không thực hiện đƣợc hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)