Cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 89)

Kết luận Chƣơng

3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng

Chế định đại diện là một chế định quan trọng trong lĩnh vực dân sự nói chung và kinh doanh, thƣơng mại nói riêng. Pháp luật Việt Nam ở các ngành khác nhau đã có những quy định điều chỉnh cần thiết về lĩnh vực này. Tuy nhiên, xuất phát từ những vƣớng mắc về mặt lý luận, những tranh chấp thực tế phát sinh có thể thấy rằng yêu cầu hoàn chỉnh các quy định pháp luật về đại diện mà cụ thể là đại diện trong quan hệ hợp đồng là một đòi hỏi hết sức cấp thiết. Có thể chỉ ra những cơ sở quan trọng cho yêu cầu đổi mới này nhƣ sau:

Thứ nhất, đảm bảo sự phát triển các yếu tố thị trƣờng với việc giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quán triệt đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại nói chung và trong hoạt động đại diện hợp đồng nói riêng.

Hợp đồng trong kinh doanh, thƣơng mại là một trong những bộ phận chủ chốt tạo nên sự phát triển của một nền kinh tế. Quan hệ hợp đồng này lành mạnh, ổn định thì sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng sẽ là một trong những cơ sở nền tảng quan trọng, tạo đà cho kinh tế - xã hội nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng phát triển.

Nhà nƣớc là chủ thể đứng ra điều tiết mọi mối quan hệ xã hội, nhƣng không vì thế làm mất tính chủ động, sáng tạo của từng quan hệ kinh tế - xã hôi. Chính vì vậy, hành lang pháp lý cần đƣợc xây dựng an toàn - ngăn cấm và xử lý các giao dịch trái pháp luật, đạo đức xã hội,

88

nhƣng không kém năng động sáng tạo - Không can thiệp tùy tiện vào ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Thứ hai, Sự cần thiết đổi mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về đại diện trong quan hệ hợp đồng tránh sự chồng chéo, lặp lại, mâu thuẫn.

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng bao gồm hai nhóm chính: Nhóm văn bản chuyên ngành - văn bản pháp luật về lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại và nhóm văn bản cơ sở - BLDS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Trong quá trình áp dụng, vận dụng các quy định pháp luật này vào các tình huống thực tiễn, có thể thấy rằng vẫn còn hiện tƣợng các quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau.

Vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức để từ đó điều chỉnh các quy định pháp luật, tạo nên hệ thống pháp luật về quan hệ hợp đồng nói chung và đại diện hợp đồng nói riêng thống nhất và đồng bộ.

Thứ ba, xuất phát từ những tranh chấp thực tế xoay quanh quan hệ đại

diện hợp đồng đã đƣợc nêu và phân tích trong chƣơng 2, có thể thấy rằng còn rất nhiều quy định pháp luật chƣa thực sự hoàn thiện, gây khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng để tham khảo và giải quyết tình huống phát sinh. Đây là một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn đời sống kinh tế xã hội phong phú, đòi hỏi phải đƣợc quan tâm và sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, xóa bỏ các rào cản pháp lý khác biệt, tạo ra môi trƣờng thông thoáng, thống nhất giữa các quốc gia đã trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Trong các quan hệ quốc tế này, có thể nói quan hệ hợp đồng là một trong các quan hệ then chốt. Và gắn liến với nó tất yếu phải

89

có sự có mặt của các chủ thể đại. Chính vì vậy, sự đổi mới, hoàn thiện các

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)