Tranh chấp về phạm vi đại diện

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 84 - 86)

2- Đại diện không đƣợc thông báo không công kha

2.3.3. Tranh chấp về phạm vi đại diện

TRANH CHẤP 1: Thực tế tình trạng chủ thể đại diện ký kết, thực hiện

hợp đồng không có thẩm quyền, vƣợt quá phạm vi ủy quyền diễn ra rất phổ biến. Đây là một tranh chấp đòi hỏi pháp luật phải có những cơ chế điều chỉnh nghiêm khắc.

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Theo quy định pháp luật Việt Nam, trong trƣờng hợp kể trên nếu không đƣợc “sự chấp thuận sau” của bên đƣợc đại diện, bên thứ ba không biết, không thể biết thì hoặc là bên đại diện sẽ trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng với bên thứ ba, hoặc là hợp đồng vô hiệu và bên đại diện phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên thứ ba.

83

Tuy nhiên, cách giải quyết trên chƣa thể thỏa mãn đƣợc quyền lợi của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là chủ thể đƣợc đại diện. Bởi lẽ, trong nhiều trƣờng hợp, khi bên đại diện ký kết các hợp đồng không có thẩm quyền đại diện, chính là bên đại diện đã sử dụng uy tín, danh tiếng của bên đƣợc đại diện. Hay khi bên đại điện ký kết, thực hiện hợp đồng vƣợt quá thẩm quyền đại diện, những hợp đồng này (nếu không do lỗi của bên đại diện) đáng nhẽ là hợp đồng của bên đƣợc đại diện với bên thứ ba, sẽ đem lại những nguồn lợi nhất định cho bên đƣợc đại diện. Tuy nhiên do lỗi của bên đại diện, hợp đồng đã vô hiệu hoặc biến thành một hợp đồng khác với đối tƣợng khác và là hợp đồng của bên đƣợc đại diện.

Nhƣ vậy, hành vi của bên đại diện đã gây ra những thiệt hại nhất định cho bên đƣợc đại diện. Thiết nghĩ, cần bổ sung quy định pháp luật về trách nhiệm của bên đại diện đối với bên đƣợc đại diện về hành vi ký kết, thực hiện hợp đồng không có, vƣợt quá phạm vi đại diện.

TRANH CHẤP 2: Theo quy định pháp luật Việt Nam về đại diện,

ngƣời đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm hợp đồng đối với phần không có thẩm quyền, phần vƣợt quá thẩm quyền. Tuy nhiên, để bên thứ ba xác định đƣợc ngƣời đại diện có thẩm quyền đại diện hay không, phạm vi đại diện nhƣ thế nào thì hoàn toàn không đơn giản. Theo quy định, việc công khai thông tin của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, dẫn đến hệ quả tất yếu có rất nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến ngƣời đại diện theo pháp luật về thẩm quyền ký kết giao dịch của họ với ngƣời thứ ba.

Trong Luật doanh nghiệp chƣa quy định rõ ràng về nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam cũng chƣa có thói quen tuân thủ. Theo đó, khi ký kết hợp đồng, bên đối tác trừ khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp và đƣợc chấp nhận, ngƣợc lại sẽ

84

không thể nắm rõ phạm vi đại diện của đại diện doanh nghiệp. Hệ quả tất yếu là khi tranh chấp xảy ra, bên doanh nghiệp dễ dàng chối bỏ trách nhiệm và rủi ro của bên thứ ba là khó tránh khỏi.

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Để giải quyết vấn đề trên, công khai thông

tin là vấn đề mấu chốt. Điều lệ công ty phải dễ dàng tiếp cận thì mới tạo nên sự công khai, minh bạch, quyền lợi của bên thứ ba đƣợc bảo vệ dễ dàng hơn.

TRANH CHẤP 3: Thực tiễn hiện nay cho thấy nhiều vấn đề đối với

việc ủy quyền cho Chi nhánh của pháp nhân. Đối với ngân hàng thì có luật riêng, theo đó đối với các chi nhánh của ngân hàng, ngƣời đại diện pháp nhân của ngân hàng thƣờng có văn bản ủy quyền chung cho giám đốc chi nhánh ngân hàng trong việc ký các hợp đồng, giao dịch. Đối với các công ty khác thì các chi nhánh thực hiện công việc kinh doanh chung, ký hợp đồng trong một số trƣờng hợp không có ủy quyền của pháp nhân hoặc có ủy quyền nhƣng ngƣời ủy quyền lại cho ngƣời đƣợc ủy quyền phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những hậu quả xảy ra [37, tr. 58]. Đây là một thực tế đi ngƣợc lại với những mục tiêu mà pháp luật hƣớng tới.

HƢỚNG GIẢI QUYẾT: Nên chăng có những quy định bổ sung về

thẩm quyền đại diện của chi nhánh trong giao kết hợp đồng hoặc cao hơn nữa là quy chế đại diện cho các đơn vị thành viên của pháp nhân (chi nhánh) để khắc phục những thực tế kể trên.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)