Đại diện theo pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 55)

a 2 Chủ thể đại diện theo ủy quyền

2.2.2.1. Đại diện theo pháp luật

Thẩm quyền của ngƣời đại diện theo pháp luật là thẩm quyền rộng. Ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc xác lập mọi giao dịch làm phát sinh quyền

54

và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện. Theo đó, tiêu chí duy nhất để xem xét tính hợp pháp của việc thực hiện thẩm quyền đại diện này là giao dịch do ngƣời đại diện xác lập có xuất phát từ lợi ích của ngƣời đƣợc đại diện không? Có ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời đó không? Riêng đối với đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, thẩm quyền đại diện bị giới hạn trong phạm vi hẹp hơn, phụ thuộc vào năng lực chủ thể của các tổ chức đó.

Ngoài ra, phạm vi đại diện cho pháp nhân là thƣơng nhân cũng có những đặc thù riêng, phù hợp với quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của thƣơng nhân. Cụ thể, khi thực hiện đại diện cho thƣơng nhân trong các hoạt động của thƣơng nhân, ngƣời đại diện đƣợc thực hiện mọi hoạt động trong phạm vi đại diện của mình, đƣợc quyền chủ động trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, có một số hạn chế nhất định trong thẩm quyền đại diện của ngƣời đại diện theo pháp luật của thƣơng nhân.

1. Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tƣợng sau đây phải đƣợc Hội đồng thành viên chấp thuận:

- Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

- Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này; - Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

- Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.

Nhƣ vậy, mặc dù việc ký kết các hợp đồng là trong phạm vi thẩm quyền đại diện nhƣng ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty vẫn không đƣợc tự ý quyết định đối với mọi trƣờng hợp. Những hợp đồng đƣợc ký kết

55

giữa công ty và các chủ thể đã liệt kê ở trên sẽ phải đƣợc sự thông qua của Hội đồng thành viên. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trƣờng hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trƣờng hợp này, hợp đồng, giao dịch đƣợc chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.

Nếu ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện việc ký Hợp đồng, giao dịch không đúng theo trình tự trên thì sẽ bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và ngƣời có liên quan của thành viên đó phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu đƣợc từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

2. Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức với các đối tƣợng sau đây phải đƣợc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi ngƣời có một phiếu biểu quyết:

- Hợp đồng với chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

- Hợp đồng với người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

56

- Hợp đồng với người có liên quan của người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Hợp đồng với người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

- Hợp đồng với người có liên quan của người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó.

Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời, niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung giao dịch đó. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty hoặc ngƣời có liên quan của chủ sở hữu công ty phải đƣợc ghi chép lại và lƣu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

3. Trong Công ty cổ phần

Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty nhân danh cá nhân hoặc nhân danh ngƣời khác thiết lập các quan hệ hợp đồng trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trƣớc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ đƣợc thực hiện khi đƣợc đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không đƣợc sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có đƣợc từ hoạt động đó thuộc về công ty.

Ngoài ra, các hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tƣợng sau đây phải đƣợc Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

- Hợp đồng với Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

57

- Hợp đồng với Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Hợp đồng với Doanh nghiệp mà Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần hay những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ. Và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty sẽ do Hội đồng quản trị chấp thuận. Trong trƣờng hợp này, ngƣời đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

Các hợp đồng và giao dịch khác, trừ nhóm các giao dịch hợp đồng trên, sẽ do Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trƣờng hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch đƣợc chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.

Các hợp đồng, giao dịch không đƣợc giao kết theo trình tự kể trên sẽ bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) có liên quan phải bồi thƣờng thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu đƣợc từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó [7, tr. 86-87]

58

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)