Phạm vi đại diện có thể hiểu là tất cả những gì mà một người có thể hành động với tư cách của một người khác trong sự cho phép của người đó (sự giới hạn xử sự của một người mà người đó không phải là chính mình trong sự cho phép của người khác).
Phạm vi đại diện càng rộng thì thẩm quyền của ngƣời đại diện càng lớn, tuỳ thuộc vào nội dung đƣợc giao đại diện mà ngƣời đại diện có thẩm
29
quyền rộng hay hẹp. Nếu hành vi phải thực hiện là nghĩa vụ kết quả thì ngƣời đại diện có quyền tự do hành động miễn sao mang lại kết quả nhƣ mong muốn của ngƣời đƣợc đại diện trừ trong thoả thuận có quy định khác….
Ngƣời đại diện về nguyên tắc nếu không muốn chịu trách nhiệm từ những giao dịch mà mình thay mặt ngƣời đƣợc đai diện thực hiện thì phải hành động trong phạm vi đƣợc đại diện. Bởi đó không phải là hành vi của ngƣời đại diện mà là hành vi của ngƣời đƣợc đại diện với ngƣời thứ ba. Tuy nhiên tuỳ từng trƣờng hợp mà ngƣời đại diện chính là ngƣời phải chịu trách nhiệm.
Trƣờng hợp ngƣời đại diện thực hiện hành vi vƣợt quá phạm vi đại diện. Khi thực hiện hành vi vƣợt quá phạm vi đại diện thì ngƣời đƣợc đại diện sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những gì mà ngƣời đại diện thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện trừ khi ngƣời đƣợc đại diện đồng ý sự vƣợt quá này hoặc có những biểu hiện chứng tỏ tiếp nhận sự ràng buộc do hành vi vƣợt quá thẩm quyền của ngƣời đại diện. Điều này chỉ đúng khi mà bên thứ ba biết về việc ngƣời đại diện hành động vƣợt quá phạm vi đại diện hoặc buộc phải biết về điều này, ngƣợc lại khi bên thứ ba không biết hoặc không buộc phải biết về việc đại diện vƣợt quá phạm vi đại diện thì ngƣời đƣợc đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những gì mà ngƣời đại diện thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện. Lý do cho việc thực hiện những nghĩa vụ do ngƣời đại diện xác lập do vƣợt quá phạm vi đại diện trong trƣờng hợp này là ngƣời giao kết hợp đồng không biết và không buộc phải biết hợp đồng nội bộ (hợp đồng uỷ quyền, phạm vi đại diện..) giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện.