Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 92 - 104)

Kết luận Chƣơng

3.2.2.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng

hợp đồng

1. Các giải pháp theo hướng tăng cường hơn nữa sự tôn trọng quyền tự do của các chủ thể pháp luật trong các quy định pháp luật Việt Nam

- Các giới hạn sở hữu tối thiểu 10% vốn điều lệ với thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên là Tổng giám đốc (Giám đốc) và 5% số cổ phần phổ thông với cổ đông CTCP là Giám đốc (TGĐ) là những quy định không hợp lý và không cần thiết và cần đƣợc hủy bỏ.

Quy định này thể hiện Luật doanh nghiệp đã can thiệp khá sâu vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp chọn ai, bầu ai là giám đốc (TGĐ), đó là quyền của doanh nghiệp. Họ chọn lựa đƣợc “ngƣời tốt” thì nhờ đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển hơn, ngƣợc lại thì họ phải gánh chịu thiệt hại. Pháp

91

luật không nên quy định can thiệp vào công việc mang tính chất “riêng tƣ” này của doanh nghiệp.

- Hiệu lực của hợp đồng có đại diện đƣợc thiết lập có sự xung đột lợi ích phải do các bên trong quan hệ hợp đồng quyết định, thay vì tuyên vô hiệu nhƣ quy định hiện nay.

Nhà làm luật Việt Nam nên phân loại và dự liệu tốt hơn các tình huống để có thể đƣa ra những giải pháp hợp lý nhất cho từng trƣờng hợp phát sinh khi có sự xung đột lợi ích. Trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền. Khi hợp đồng đã có giải pháp cho sự xung đột lợi ích thì nhà làm luật phải tôn trọng ý chí của các bên. Trong trƣờng hợp hợp đồng không nói rõ ngƣời đại diện có đƣợc giao kết hợp đồng trong khi có sự xung đột lợi ích không, nếu ngƣời đại diện đã hành động một cách hợp lý - thông báo cho ngƣời đƣợc đại diện biết về việc có lợi ích bị xung đột và ngƣời đƣợc đại diện tuy không phản đối nhƣng có những biểu hiện chứng tỏ chấp nhận thì sau này cũng không thể nại ra có xung đột lợi ích khi ngƣời đƣợc đại diện hành động để tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

- Tùy từng trƣờng hợp cụ thể, mặc dù ngƣời đại diện trong quan hệ hợp đồng không có năng lực chủ thể nhƣng hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Nếu ngƣời đại diên không có năng lực hành vi (sự không có năng lực này có thể xảy ra trƣớc khi có việc uỷ quyền hoặc sau khi có việc uỷ quyền cho tới khi hợp đồng đƣợc giao kết) mà ngƣời đƣợc đại diện không biết hoặc không thể biết thì có thể yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Tuy nhiên, nếu ngƣời uỷ quyền biết hoặc buộc phải biết ngƣời đại biện không có năng lực hành vi thì hợp đồng vẫn có hiệu lực với họ, ngƣời đƣợc đại diện sẽ không thể viện dẫn lý do ngƣời đại diện không có năng lực hành vi mà xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

92

Bởi lẽ, khi biết ngƣời đại diện không có năng lực hành vi mà ngƣời đƣợc đại diện vẫn đồng ý xác lập, thực hiện hợp đồng, thì có nghĩa ngƣời đƣợc đại diện đã sẵn sàng chấp nhận tất cả các hệ quả pháp lý phát sinh từ hợp đồng do ngƣời đại diện xác lập. Vì vậy, họ không thể nại ra mà yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu đƣợc.

2. Quy định trách nhiệm của được ủy quyền và bên ủy quyền khi xác lập và thực hiện hợp đồng không trung thực

Khi bên đƣợc đại diện giao cho bên đại diện thay mình thực hiện một công việc nhất định. Tuy nhiên, bên giao đại diện lại không có năng lực giao công việc này, hay nói cách khác công việc đó nằm ngoài thẩm quyền của bên đƣợc đại diện. Bên đại diện phải xử lý nhƣ thế nào? Giải pháp pháp luật trong trƣờng hợp này vẫn còn là lỗ hổng.

Về mặt logic pháp lý thì thì ngƣời ủy quyền bên cạnh việc phải có năng lực giao kết hợp đồng đại diện còn cần phải có năng lực thực hiện công việc giao cho ngƣời đƣợc ủy quyền. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp trên, bên đƣợc ủy quyền không biết mà chấp nhận đại diện và xác lập quan hệ hợp đồng với bên thứ ba. Nếu có thiệt hại phát sinh từ giao dịch này bắt nguồn từ nguyên nhân kể trên thì đƣơng nhiên trách nhiệm thuộc về bên ủy quyền.

Tuy nhiên, cần bổ sung quy định cho phép bên đƣợc ủy quyền nếu biết có quyền từ chối trong trƣờng hợp này. Mặt khác, nếu biết mà bên đƣợc ủy quyền vẫn “nhận lời” và từ đó thiết lập hợp đồng. Hệ quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu và gây thiệt hại cho bên thứ ba. Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm pháp lý của bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền trong trƣờng hợp này. Có thể thấy, trong trƣờng hợp này bên ủy quyền và bên đƣợc ủy quyền đã chƣa thực sự “trung thực, ngay thẳng, thiện chí” trong quan hệ hợp đồng với bên thứ ba.

93

3. Quy định giới hạn về chủ thể có quyền đại diện theo theo ủy quyền

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, chƣa có quy định cụ thể về việc ai có quyền và ai không có quyền đại diện theo ủy quyền. Pháp luật trao quyền cho các chủ thể trong quan hệ đại diện tự quyết định. Cụ thể “ngƣời đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh có thể ủy quyền cho ngƣời khác ký thay”. Nhìn vào quy định này có thể thấy “ngƣời khác” ở đây chỉ cần không phải là “ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” thì trong mọi trƣờng hợp đều có thể trở thành ngƣời đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, bên giao đại diện lại giao đại diện cho chủ thể không có khả năng làm đại diện trong trƣờng hợp cụ thể đó. Ví dụ nhƣ: Ngƣời không là thành viên trong pháp nhân, ngƣời không chuyên về lĩnh vực nào đó không thể nhận đại diện trong một số trƣờng hợp.

Pháp luật cần đặt ra giới hạn, chỉ rõ các chủ thể “nhƣ thế nào” mới có thể trở thành ngƣời đại diện theo ủy quyền. Chỉ nhƣ vậy mới có thể tránh đƣợc phần nào những thiệt hại trong quan hệ giao dịch giữa các bên có đại diện, không đẩy các bên vào tình trạng “hữu danh vô thực”.

4. Quy định mở rộng về hình thức của văn bản ủy quyền

Cần quy định thừa nhận bản phân công nhƣ một vản bản ủy quyền hợp pháp hay rộng hơn là không nên giới hạn hình thức thể hiện sự ủy quyền chỉ là văn bản ủy quyền. Bởi lẽ thông qua việc phân công trách nhiệm, ngƣời đại diện hợp pháp đã biểu thị sự trao quyền cho ngƣời đƣợc phân công thực hiện một loại công việc thƣờng xuyên, lâu dài. Tuy nhiên, hƣớng giải quyết này chỉ trọn vẹn trong trƣờng hợp bản phân công trên đƣợc công bố công khai trên phƣơng tiện mà các chủ thể khác có nghĩa vụ phải biết. Trong trƣờng hợp sự phân công đƣợc thể hiện trong điều lệ hoạt động của pháp nhân và đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì bản phân công đó phải đƣợc hiểu là

94

văn bản ủy quyền thƣờng xuyên và không nhất thiết phải kèm theo hợp đồng, song pháp luật cũng cần quy định rõ là ngay khi ký hợp đồng, các bên phải nêu rõ trong hợp đồng tƣ cách của ngƣời ký kết.

5. Quy định về nghĩa vụ công khai thông tin của doanh nghiệp

Trong Luật doanh nghiệp chƣa quy định rõ ràng về nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam cũng chƣa có thói quen tuân thủ. Theo đó, khi ký kết hợp đồng, bên đối tác trừ khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp và đƣợc chấp nhận, ngƣợc lại sẽ không thể nắm rõ phạm vi đại diện của đại diện doanh nghiệp. Hệ quả tất yếu là khi tranh chấp xảy ra, bên doanh nghiệp dễ dàng chối bỏ trách nhiệm và rủi ro của bên thứ ba là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần bổ sung quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức trong việc công bố thông tin (bao gồm cả thông tin về ngƣời đại diện theo pháp luật).

6. Quy định bổ sung về thẩm quyền đại diện của chi nhánh trong giao kết hợp đồng hoặc cao hơn nữa là quy chế đại diện cho các đơn vị thành viên của pháp nhân (chi nhánh) để khắc phục những tranh chấp thực tế đã phân tích trong phần 2.3.

7. Quy định đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo hướng là một Ban giám đốc thay vì một giám đốc như quy định hiện hành

Theo quy định, ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ngƣời có quyền đại diện đƣơng nhiên cho doanh nghiệp về cả đối nội lẫn đối ngoại. Quyền đại diện cho doanh nghiệp của ngƣời đại diện theo pháp luật là vô hạn. Điều này mâu thuẫn với thực tế khi trong nhiều doanh nghiệp ngƣời đại diện theo pháp luật chỉ là một ngƣời làm thuê và quyền của họ còn bị giới hạn trong hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp. Khi đó, quyền đại diện cho

95

doanh nghiệp của ngƣời đại diện theo pháp luật bị giới hạn và có thể sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu do vƣợt quá thẩm quyền.

Ngoài ra, việc trao quyền tuyệt đối cho ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức sẽ là một cái cớ để doanh nghiệp dễ dàng trốn tránh trách nhiệm trong những hợp đồng do những chủ thể khác ký kết. Và quy định này cũng tạo nên “tính ì” cho những chủ thể không phải ngƣời đại diện theo pháp luật.

Với những hạn chế trên, nên chăng quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời đại diện theo pháp luật đƣợc trao cho một ban giám đốc hoặc ban quản trị, trong đó từng giám đốc có quyền đại diện cho công ty (hai thành viên trở lên trong ban giám đốc) về những vấn đề trong phạm vi quyền hạn của họ. Với cơ cấu này, các giám đốc sẽ tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo luật và điều lệ công ty, trừ những quyết định phải có ý kiến tập thể của ban giám đốc hoặc ban quản trị. Cơ chế này nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân giám đốc đồng thời vẫn tận dụng đƣợc trí tuệ của cả ban giám đốc hoặc ban quản trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi các thông tin của doanh nghiệp nhƣ: Điều lệ, bản phân công nội bộ,… đƣợc công khai, để từ đó các đối tác có thể dễ dàng tìm hiểu trƣớc khi cùng nhau hợp tác.

8. Quy định trách nhiệm của bên đại diện khi đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng không có thẩm quyền, vượt quá phạm vi ủy quyền

Theo quy định pháp luật Việt Nam, trong trƣờng hợp kể trên nếu không đƣợc “sự chấp thuận sau” của bên đƣợc đại diện, bên thứ ba không biết, không thể biết thì hoặc là bên đại diện sẽ trở thành một bên trong quan hệ hợp đồng với bên thứ ba, hoặc là hợp đồng vô hiệu và bên đại diện phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên thứ ba.

96

Tuy nhiên, cách giải quyết trên chƣa thể thỏa mãn đƣợc quyền lợi của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là chủ thể đƣợc đại diện. Bởi lẽ, trong nhiều trƣờng hợp, khi bên đại diện ký kết các hợp đồng không có thẩm quyền đại diện, bên đại diện đã lợi dụng uy tín, danh tiếng, gây thiệt hại về uy tín cho bên đƣợc đại diện. Hay khi bên đại điện ký kết, thực hiện hợp đồng vƣợt quá thẩm quyền đại diện, vô tình bên đại diện đã gây ra thiệt hại về vật chất cho bên đƣợc đại diện vì sự vô hiệu của hợp đồng giá trị.

Thiết nghĩ, cần bổ sung quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm của bên đại diện đối với bên đƣợc đại diện về hành vi ký kết, thực hiện hợp đồng không có, vƣợt quá phạm vi đại diện.

9. Sửa đổi quy định về ủy quyền lại

Với những bất cập đã đƣợc trình bày cụ thể trong phần 2.3, cần thiết phải mở rộng quy định về “ủy quyền lại”. Thay bằng quy định: “Bên đƣợc uỷ quyền chỉ đƣợc uỷ quyền lại cho ngƣời thứ ba, nếu đƣợc bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định”, cần phải bổ sung thêm trƣờng hợp về hai trƣờng hợp ngoại lệ mà việc “ủy quyền lại” vẫn phát sinh hiệu lực:

- Việc ủy quyền lại bên ủy quyền có biết nhƣng không phản đối;

- Trong trƣờng hợp cần thiết, khi ngƣời đại diện không thể tự mình thực hiện chức năng đại diện mà không có thời gian chờ để nhận đƣợc sự đồng ý của ngƣời đƣợc đại diện về sự ủy quyền lại.

10. Bổ sung thêm quy định về các trường hợp mà người ủy quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba khi người ủy quyền có lỗi, mặc dù người thực hiện hành vi gây thiệt hại là người đại diện.

Cụ thể, đó là các trƣờng hợp:

- Thiệt hại gây ra là do sự cẩu thả của ngƣời ủy quyền nhƣ: Chỉ dẫn sai; thiết lập các quy tắc không đúng đắn;…

97

- Khi ngƣời ủy quyền ủy quyền cho ngƣời đại diện của mình thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba. Nhƣ vậy, mặc dù hành vi gây thiệt hại do ngƣời đại diện thực hiện nhƣng về bản chất hành vi đó là của ngƣời ủy quyền. Do đó, ngƣời ủy quyền phải có trách nhiệm đối với thiệt hại này.

- Khi ngƣời đại diện gian dối gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba vì ngƣời ủy quyền đã đặt ngƣời đại diện vào vị trí có khả năng lừa dối - vị trí khiến bên thứ ba tin rằng ngƣời đại diện đang hành động trong phạm vi ủy quyền.

- Ngƣời đại diện nhầm lẫn mà ngƣời ủy quyền biết nhƣng không đính chính, sửa chữa hoặc không yêu cầu đính chính, sửa chữa cho ngƣời đại diện hoặc ngƣời thứ ba thì ngƣời ủy quyền có trách nhiệm đối với thiệt hại của ngƣời thứ ba.

11. Bổ sung quy định về hạn chế số người được đại diện mà người đại diện được nhận đại diện

Gắn liền với quyền đại diện là rất nhiều nghĩa vụ mà ngƣời đại diện sẽ phải thực hiện. Nếu một ngƣời đại diện cho quá nhiều chủ thể thì tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng đại diện, sẽ không thể “toàn tâm toàn ý” thực hiện tốt công việc đại diện của mình.

12. Cần sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLDS “Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”

Cụ thể, chủ thể bị hạn chế giao đại diện ở đây không chỉ là cá nhân mà còn gồm cả các tổ chức. Bởi lẽ, trên thực tế rất nhiều loại công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, đúng chuyên ngành, thậm chí nhiều ngành nghề còn đặt ra vấn đề bảo hiểm nghề nghiệp. Ví dụ nhƣ về hoạt động tƣ vấn trong các lĩnh vực xây dựng, kiểm toán, thuế, pháp lý,... Vì vậy, đối với những loại hoạt động này không phải chỉ là cá nhân mà cả tổ chức có quyền thực hiện

98

không đƣợc phép giao đại diện cho chủ thể khác, họ phải tự mình xác lập và thực hiện những giao dịch đó.

13. Bổ sung quy định thừa nhận “đại diện ngầm định”, “đại diện hiển nhiên”

Sự thỏa thuận giữa ngƣời đại diện và ngƣời đƣợc đại diện không nhất thiết phải đƣợc biểu lộ rõ ràng bằng văn bản hoặc lời nói. Sự thỏa thuận có thể thể hiện một cách ngầm định giữa hai bên nhƣ là một thông lệ giữa hai bên, hoặc ngƣời đại diện có thể suy luận một cách hợp lý từ những hoàn cảnh cụ thể.

Quy định thừa nhận “đại diện hiển nhiên” - trƣờng hợp ngƣời đại diện làm cho bên thứ ba tin tƣởng một cách hợp lý một ngƣời nào đó có thẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 92 - 104)