a 2 Chủ thể đại diện theo ủy quyền
2.2.2.2. Đại diện theo uỷ quyền
Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền - Phạm vi ủy quyền có thể hiểu là tất cả những gì mà một ngƣời có thể hành động ở tƣ cách của một ngƣời khác trong sự cho phép của ngƣời đó. Đại điện theo ủy quyền đƣợc xác lập thông qua một hợp đồng ủy quyền, hay thông qua một bản điều lệ, hình thức của nó có thể là bằng văn bản hay chỉ là lời nói.
Tùy thuộc vào hình thức ủy quyền - Ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hoặc ủy quyền chung mà thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là khác nhau. Với hình thức ủy quyền một lần, thẩm quyền đại diện chỉ giới hạn thực hiện đại diện một lần gắn với một hành vi nhất định. Ví dụ nhƣ ủy quyền thực hiện giao dịch rút tiền ngân hàng,.. Sang hình thức ủy quyền riêng biệt, thẩm quyền đại diện đã đƣợc mở rộng hơn. Việc đại diện đƣợc diễn ra với một loại hành vi nhất định trong một thời gian nhất định. Ví dụ việc đại diện cho một doanh nghiệp ký kết các hợp đồng liên quan đến quảng cáo trong thời gian festival trà Thái Nguyên. Còn đối với hình thức ủy quyền chung, đây là hình thức ủy quyền có thẩm quyền đại diện rộng nhất. Thẩm quyền đại diện có hiệu lực đối với nhiều loại hành vi trong một thời gian nhất định.
Nhƣ vậy, với mỗi hình thức ủy quyền khác nhau và tùy theo sự thỏa thuận của các bên thẩm quyền đại diện sẽ thay đổi. Thẩm quyền đại diện, phạm vi đại diện cũng sẽ thay đổi tùy theo hành vi đƣợc ủy quyền. Nếu hành vi phải thực hiện là nghĩa vụ kết quả thì ngƣời đại diện có quyền tự do hành động miễn sao mang lại kết quả nhƣ mong muốn của ngƣời đƣợc đại diện trừ trƣờng hợp trong thỏa thuận có quy định khác. Còn ngƣợc lại, nếu việc ủy quyền đƣợc chỉ rõ thì ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ chỉ đƣợc phép thực hiện những hành vi đƣợc nêu rõ trong thỏa thuận.
59
Tùy theo sự thỏa thuận mà phạm vi ủy quyền sẽ thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, dù quan hệ đại diện đƣợc xác lập dƣới bất kỳ hình thức nào, với phạm vi giới hạn ra sao thì thẩm quyền đại diện cũng phải đƣợc xác định trên cơ sở nguyên tắc công khai. Tức là, khi thực hiện một hành vi đại diện, ngƣời đại diện cần chứng tỏ, thông báo cho ngƣời thứ ba biết là mình xác lập, thực hiện giao dịch với tƣ cách là ngƣời đại diện và hậu quả pháp lý sẽ do ngƣời đƣợc đại diện gánh chịu. Chỉ khi này thẩm quyền đại diện mới đƣợc đảm bảo. Còn trong trƣờng hợp hành vi đại diện đƣợc thực hiện mà không có thông báo thì vấn đề cần đƣợc đặt ra là sự giấu diếm đó có nhằm mục đích riêng của ngƣời đại diện hay không? [13, tr. 297]. Nếu có căn cứ chứng minh có sự riêng tƣ ở đây thì thẩm quyền đại diện cần phải đƣợc xem xét và nhìn nhận lại. Trong quy định của Bộ luật dân sự 2005 cũng đã đề cập đến nội dung này: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Nhƣ vậy, tùy thuộc vào tính công khai của hành vi đại diện theo ủy quyền mà trong từng trƣờng hợp có thể đƣơng nhiên làm phát sinh nghĩa vụ của ngƣời ủy quyền, nhƣng cũng có thể chính ngƣời đại diện - ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã đƣợc xác lập với bên thứ ba. Cụ thể: