Bên đại diện hành động với danh nghĩa bên đƣợc đại diện hoặc với danh nghĩa của mình

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 27)

hoặc với danh nghĩa của mình

Thông thƣờng một cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch cũng chính là khi cá nhân, tổ chức đó phải ràng buộc trách nhiệm của mình với giao dịch đã đƣợc thực hiện. Hay nói một cách khác, các chủ thể thƣờng nhân danh chính mình tham gia các giao dịch và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với các vấn đề phát sinh từ giao dịch.

Tuy nhiên, nhƣ tôi đã trình bày ở trên, không phải lúc nào các chủ thể cũng có thể tự mình tham gia đƣợc tất cả các giao dịch. Cá nhân thì có thể gặp các hạn chế khác nhau nhƣ thời gian, sức khỏe chuyên môn…. Còn tổ chức thì là một thực thể vô hình, không thể tự mình thiết lập các giao dịch. Vậy ai sẽ là ngƣời tham gia giao dịch mà không làm mất đi quyền chủ thể của các cá nhân, tổ chức đó. Và ngƣời đại diện mang đặc điểm “nhân danh ngƣời đƣợc đại diện tham gia giao dịch” đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đó.

Một cá nhân đƣợc giao đại diện thì điều đó đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ thay mặt cho bên giao đại diện trong tất cả các quan hệ, giao dịch trong phạm vi đại diện. Khi thay mặt ngƣời đƣợc đại diện thực hiện các giao dịch, quan hệ với bên thứ ba thì ngƣời đại diện phải thực hiện với danh nghĩa ngƣời

26

đƣợc đại diện. Nói một cách cụ thể những quan hệ, công việc đƣợc xác lập với ngƣời thứ ba từ công việc đƣợc giao đại diện sẽ là những quan hệ trực tiếp giữa ngƣời đƣợc đại diện và ngƣời thứ ba - những hệ quả về tài sản của công việc đƣợc thực hiện thông qua quan hệ đại diện sẽ ràng buộc sản nghiệp của ngƣời đƣợc đại diện, không phải sản nghiệp của ngƣời đại diện.

Ngoài ra, nếu nhìn từ khía cạnh khác có thể thấy, vai trò của ngƣời đại diện ở đây chỉ là tạm thời thay thế. Những công việc mà ngƣời đại diện đƣợc giao đại diện (theo ủy quyền), nếu muốn thì về mặt lý thuyết ngƣời đƣợc đại diện vẫn có thể trực tiếp xác lập với ngƣời thứ ba mà không cần đến vai trò của ngƣời đại diện. Hoặc cũng có thể giao công việc đại diện đó cho một ngƣời khác.

Nhƣ vậy, có thể thấy trong một giao dịch có xuất hiện chủ thể đại diện, ngƣời cùng giao dịch chỉ cần quan tâm, tìm hiểu về ngƣời đƣợc đại diện mà có thể bỏ qua ngƣời đại diện cùng giao dịch với mình, đặc biệt là nhân thân và tình trạng tài sản của ngƣời này. Và để thực hiện đƣợc giao dịch này mà hạn chế đƣợc tối đa rủi ro, một bƣớc quan trọng và không thể thiếu mà ngƣời cùng giao dịch phải thực hiện đó là phải xác định đƣợc chắc chắn về sự tồn tại quan hệ đại diện, chắc về tƣ cách đại diện của ngƣời đại diện. Chỉ khi đảm bảo đƣợc tuyệt đối trình tự này, không để xảy ra tình trạng sơ suất do không tìm hiểu kỹ, không xác định rõ thông tin về quan hệ đại diện thì mới có thể tránh đƣợc các tranh chấp thực tế phát sinh từ quan hệ đại diện.

Trong quá trình thực hiện hành vi đại diện, ngƣời đại diện có thể rơi vào tình trạng đại diện không có thẩm quyền hoặc đại diện vƣợt quá thẩm quyền. Lúc này tùy từng trƣờng hợp khác nhau (ngƣời đại diện cố ý, ngƣời diện hợp tác với bên thứ ba thực hiện,…), trên cơ sở bảo vệ các bên trong quan hệ đại diện, ngƣời đại diện sẽ từ “làm thay”, “nhân danh” ngƣời đƣợc đại diện trở thành một

27

bên giao dịch, tự nhân danh chính mình thực hiện các giao dịch. Khi đó, đối với bên thứ ba chính ngƣời đại diện chứ không phải ngƣời đƣợc đại diện phải chịu trách nhiệm những hệ quả phát sinh từ giao dịch đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)