Những công trình nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về chế định đại diện đã có một số công trình như: “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ có tiêu đề “Pháp luật về đại diện
trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân Được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Đặng Hải Yến
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bầy trong luận văn
có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Ong Thân Thắng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, đồng nghiệp nơi tôi công tác và các
cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
cô giáo - Tiến sĩ Vũ Đặng Hải Yến,người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Ong Thân Thắng
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG 5
1.1 Khái quát về quan hệ đại diện 5
1.1.1 Khái niệm đại diện 5
1.1.2 Đặc điểm của đại diện 6
1.1.3 Ý nghĩa của đại diện 7
1.2 Đại diện trong quan hệ hợp đồng 9
1.2.1 Khái niệm đại diện trong quan hệ hợp đồng 9
1.2.2 Đặc điểm đại diện trong quan hệ hợp đồng 9
1.2.3 Phân loại đại diện 10
1.2.4 Bản chất của đại diện 16
1.3 Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng của một số nước trên thế giới 17
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 26
2.1 Nguồn luật điều chỉnh đại diện trong quan hệ hợp đồng 26
2.1.1 Luật quốc tế 26
2.1.2 Luật điều chỉnh về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam 29
2.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng 31
2.2.1 Chủ thể đại diện trong quan hệ hợp đồng 31
2.2.2 Phạm vi đại diện trong quan hệ hợp đồng 35
2.2.3 Thời điểm xác lập, chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng 41
2.3 Những tình huống phát sinh liên quan đến đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại 42
Trang 62.3.1 Tình huống về phạm vi đại diện 42
2.3.2 Tình huống về xác lập, chấm dứt đại diện trong quan hệ hợp đồng 46
2.3.3 Tình huống về chủ thể đại diện trong quan hệ hợp đồng 47
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 50
3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại 50
3.1.1 Tồn tại sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn của quy định pháp luật 50
3.1.2 Pháp luật hiện hành quy định còn chưa súc tích, cô đọng 51
3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại 53
3.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng 54
3.3.1 Thống nhất quy định tập trung chế định đại diện trong một văn bản duy nhất là Bộ luật Dân sự 54
3.3.2 Quy định trách nhiệm của bên đại diện khi đại diện ký kết, thực hiện hợp đồng không có thẩm quyền, vượt quá phạm vi ủy quyền 55
3.3.3 Sửa đổi quy định về ủy quyền lại 56
3.3.4 Yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ phải thông báo cho bên thứ ba biết về phạm vi đại diện của mình 57
3.3.5 Bộ luật Dân sự cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên nếu có xung đột lợi ích giữa người đại diện và người được đại diện trong hợp đồng 57
3.3.6 Bộ luật dân sự cần sửa đổi quy định chấm dứt đại diện đối với pháp nhân 58
3.3.7 Luật Doanh nghiệp 2014 cần bổ sung quy định giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể trong giao dịch với người đại diện theo pháp luật đã bị bãi nhiệm 58
3.3.8 Bổ sung quy định thừa nhận “đại diện ngầm định”, “đại diện hiển nhiên” 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ Luật Dân sự LTM : Luật Thương mại
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mỗi con người trong cuộc sống đều tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội: hôn nhân, gia đình, làng xóm, có bạn bè, quan hệ làm ăn buôn bán, tất cả các nhu cầu cần thiết của một cá nhân đều được trao đổi Họ có thể tự mình tham gia vào những mối quan hệ đó nhưng một người khác cũng có thể thay mặt họ (vì những lý do mà người đó không tự mình tham gia được), những người thay mặt người khác là người đại diện Cùng với sự phát triển của kinh tế, giao thương ngày càng phát triển thì việc đại diện trong ký kết hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến
và đã được pháp luật ghi nhận
Xã hội càng phát triển thì việc đại diện càng quan trọng và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển và đại diện cũng trở nên phổ biến và rất cần thiết cho sự phát triển của các giao dịch đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, nhất là hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng - loại đại diện diễn ra phổ biến và có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống hiện đại so với các hoạt động đại diện khác Và đồng thời, loại đại diện này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chế định khác như: Chế định hợp đồng, chế định bồi thường thiệt hại, các vấn đề liên quan đến công ty,
Hoạt động đại diện có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống xã hội
Các quy định pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng đã từng bước được hoàn thiện Tuy nhiên, so với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì các quy định đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót Đặc biệt khi Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay, nhiều quy định pháp luật liên quan đến đại diện còn chưa thể hiện được xu hướng chung của thế giới, chưa phù hợp với một số quan điểm pháp lý phổ biến, được nhiều nước trên thế giới ghi nhận
và thực hiện
Các tranh chấp liên quan đến đại diện trong quan hệ hợp đồng rất phổ biến Cần có những giải pháp pháp lý phù hợp, kịp thời để giải quyết và hạn chế phần nào các tranh chấp liên quan
Trang 9Luận văn “Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam” sẽ
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện trong quan hệ hợp đồng, xem xét cụ thể các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện về pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài đã có một số công trình nghiên cứu, cụ thể như:
Một số sách, bài viết chuyên ngành nghiên cứu về chế định hợp đồng như: “Pháp luật về hợp đồng” của TS Nguyễn Mạnh Bách (1995), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ (2002),
“Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” (2004), “Dự thảo Bộ luật dân sự và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của TS Phan Chí Hiếu,
Những công trình nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về chế định đại diện đã
có một số công trình như: “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam-nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương, Luận án tiến sĩ
“Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển (tháng 5/2012)…
Các công trình khoa học liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại
3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Những vấn đề lý luận về chế định đại diện; những quy định pháp luật cụ thể về đại diện trong quan hệ hợp đồng và tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật về lĩnh vực này
Trang 10- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh của đại diện trong quan hệ hợp đồng Tuy nhiên, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu
về đại diện quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại Luận văn nghiên cứu các quy định về đại diện trong quan hệ hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại năm 2005 và các quy định trong các BLDS ở nước ta
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
* Tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác
- Lênin và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
* Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic và lịch sử, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
* Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện trong quan hệ hợp đồng Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất định hướng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở nước ta hiện nay
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chế định đại diện
- Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm của những quy định pháp luật cụ thể này
- Đề xuất các quan điểm, phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chế định đại diện trong quan hệ hợp đồng
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về đại diện trong quan hệ hợp đồng Trên cơ sở chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế,
Trang 11luận văn khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn
đề này, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho quan hệ hợp đồng (có hoạt động đại diện) cũng như hạn chế phần nào những tranh chấp liên quan có thể xảy ra
- Trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển và thực tiễn áp dụng pháp luật
về hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng ở một số nước và Việt Nam, luận văn
đề xuất những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam
7 Cơ cấu của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đại diện trong quan hệ hợp đồng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN TRONG
QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
1.1 Khái quát về quan hệ đại diện
1.1.1 Khái niệm đại diện
Trong giao lưu dân sự, các chủ thể có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng trong những trường hợp nhất định có thể thông qua hành vi của người khác là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của mình [22, tr.1]
Chế định đại diện đã được quy định ngay từ Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta - Bộ luật Dân sự 1995 Trong BLDS 1995 thì chế định đại diện được quy định trong chương VI, phần thứ nhất của bộ luật bao gồm 10 điều từ Điều 148 đến Điều 157 [11, tr.1]
Đến Bộ luật Dân sự 2005 thì chế định đại diện được quy định trong chương VII, phần thứ nhất của bộ luật, vẫn bao gồm 10 điều từ Điều 139 đến Điều 148 Trong đó Điều 140 (đại diện theo pháp luật) và Điều 141 (đại diện theo ủy quyền) là vẫn giữ nguyên so với quy định tương ứng tại BLDS 1995 Các điều còn lại đều đã được sửa đổi, bổ sung [3, tr.1]
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, về chế định đại diện tại chương IX từ Điều 134 đến Điều 143, Bộ luật đã có một số sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự [6, tr.1]
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 định nghĩa: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” (Điều 134, khoản 1)
Trang 13Như vậy có thể thấy, đại diện là một quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ đại diện bao gồm người đại diện và người được đại diện Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, theo ý chí của người được đại diện và vì lợi ích của người được đại diện Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện Người được đại diện có thể là cá nhân không có năng lực hành vi, chưa đủ năng lực hành vi nên theo quy định của pháp luật, phải có người đại diện trong quan hệ pháp luật Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi có thể ủy quyền cho người khác là đại diện theo ủy quyền của mình [22, tr.2]
Mọi cá nhân đều có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người khác Tuy nhiên với những giao dịch
mà pháp luật quy định cá nhân phải tự mình xác lập, thực hiện thì không được phép đại diện như không được ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc liên quan đến yếu tố nhân thân
1.1.2 Đặc điểm của đại diện
Quan hệ đại diện cũng mang đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, bao gồm: Quan hệ đại diện có sự đa dạng về chủ thể tham gia gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; Các chủ thể tham gia luôn quan tâm đến những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định; Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; Trách nhiệm pháp luật mà các chủ thể phải gánh chịu liên quan đến tài sản
Đại diện có những đặc điểm riêng như sau:
(i) Thứ nhất, Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song
là quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện (quan hệ bên trong), quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba (quan hệ bên ngoài) Trên thực tế vẫn tồn tại mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa người được đại diện với người thứ ba (còn gọi là mối quan hệ gián tiếp)
(ii) Thứ hai, Người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh
người được đại diện chứ không phải nhân danh họ Trước khi giao dịch dân sự được
Trang 14lập ra, người đại diện phải giới thiệu tư cách pháp lí của mình với người thứ ba để người này hiểu hai vấn đề: thứ nhất ai sẽ là người trao đổi lợi ích hay chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch với họ; thứ hai là thẩm quyền của người đại diện đến đâu, người được đại diện như đã nói ở trên có rất nhiều trường hợp nên phải xác định rõ thẩm quyền, quan hệ của người đại diện với người được đại diện có thể là cha mẹ với con chưa thành niên, người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi, Các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự là pháp nhân, tổ chức đều hoạt động thông qua hành vi của những người nhất định có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó
(iii) Thứ ba, Mục đích người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là vì
lợi ích của người đại diện - quyền và lợi ích của trong quan hệ với người thứ ba được chuyển cho người đại diện Lợi ích của người đại diện thì được xét trong quan
hệ đại diện, tùy theo các trường hợp đại diện theo thỏa thuận giữa bên đại diện và bên được đại diện mà người đại diện có thể chỉ có nghĩa vụ hoặc có thể được hưởng thù lao Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, họ có thể được hưởng tiền thù lao nếu có thỏa thuận, còn trong quan hệ đại diện theo pháp luật thì đó là nghĩa vụ của người đại diện và không được hưởng các lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ này
(iv) Thứ tư, Người đại diện tuy nhân danh người được đại diện và thẩm
quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành các công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được đại diện
(v) Thứ năm, Quan hệ đại diện có thể được xác định theo quy định của pháp
luật, có thể được xác định theo ý chí của các chủ thể tham gia thông qua giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, đem lại quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện
1.1.3 Ý nghĩa của đại diện
Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền tự do xác lập và thực hiện giao dịch thông qua người khác (người đại diện) Đây là một trong những điểm
Trang 15rất tích cực của Bộ luật Dân sự trong việc hướng tới mục tiêu tự do ý chí, có nghĩa
là một người có thể tự mình biểu lộ ý chí hoặc biểu lộ ý chí qua người khác để mang tới sự ràng buộc cho chính bản thân mình
Điểm mới trong Bộ luật Dân sự 2015, quy định căn cứ xác lập quyền đại diện tại Điều 135: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”
Quan hệ đại diện là một công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện sự phân công lao động xã hội càng lúc càng chặt chẽ và tinh vi Đại diện là một công cụ pháp lý hữu hiệu để các chủ thể thực hiện được tất cả các quyền và nghĩa
vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất Bởi không phải lúc nào chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cũng có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định Có thể do nguyên nhân khách quan như chưa đủ độ tuổi nhất định, hay bị mắc bệnh tâm thần làm mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Khi đó hình thức đại diện theo pháp luật sẽ là một giải pháp giúp họ vẫn được hưởng các quyền và lợi ích từ các giao dịch thông qua người đại diện của họ
Ngoài ra, một số người có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia vào các giao dịch nhưng họ lại muốn người khác thay họ thực hiện vì lý do thời gian, sức khỏe hay kinh nghiệm hiểu biết trong lĩnh vực giao dịch đó thông qua việc ký kết hợp đồng ủy quyền Còn đối với các chủ thể pháp lý (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền lợi mang tính cộng đồng thì việc tham gia giao dịch dân sự bắt buộc phải thông qua hành vi của con người Do đó chế định đại diện sẽ tạo điều kiện và đem lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể khác ngoài cá nhân
Trong cuộc sống hiện đại, đại diện được biết đến nhiều hơn như là một dịch
vụ được cung ứng bởi một người có năng lực (và kinh nghiệm) chuyên môn cũng như có điều kiện vật chất cần thiết và được thực hiện theo yêu cầu của người ủy quyền đồng thời là khách hàng
Trang 16Như vậy, chế định đại diện không chỉ thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn là công cụ pháp lý hữu hiệu để nhà nước kiểm soát quan hệ đại diện theo một trật tự chung
1.2 Đại diện trong quan hệ hợp đồng
1.2.1 Khái niệm đại diện trong quan hệ hợp đồng
Như đã được nghiên cứu và quy định trong Bộ luật dân sự, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015)
Theo đó, đại diện trong quan hệ hợp đồng là việc một cá nhân, pháp nhân thay mặt cho cá nhân, tổ chức khác và vì lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân
đó tham gia vào quan hệ hợp đồng trong phạm vi cá nhân, pháp nhân đó cho phép
1.2.2 Đặc điểm đại diện trong quan hệ hợp đồng
1.2.2.1 Bên đại diện hành vi với danh nghĩa bên được đại diện hoặc với danh nghĩa của mình
Bên đại diện sẽ thay mặt cho bên giao đại diện trong tất cả các quan hệ, giao dịch trong phạm vi đại diện và những hệ quả về tài sản của công việc được thực hiện thông qua quan hệ đại diện sẽ ràng buộc sản nghiệp của người được đại diện Trường hợp người đại diện thực hiện đại diện không có thẩm quyền hoặc đại diện vượt quá thẩm quyền, tùy từng trường hợp khác nhau, người đại diện sẽ trở thành một bên giao dịch
1.2.2.2 Bên đại diện hành động vì lợi ích của bên được đại diện
“Vì lợi ích” là nghĩa vụ, là quy định bắt buộc được thể hiện trong văn bản luật, các bên không có quyền lựa chọn
Hành vi đại diện cũng có thể mang tính tự nguyện, hành vi bắt nguồn từ sự mong muốn đem lại lợi ích cho bên được đại diện
1.2.2.3 Người đại diện hành động trong phạm vi đại diện
Phạm vi đại diện có thể hiểu là tất cả những gì mà một người có thể hành động với tư cách của một người khác trong sự cho phép của người đó (sự giới hạn
Trang 17xử sự của một người mà người đó không phải là chính mình trong sự cho phép của người khác)
Người đại diện về nguyên tắc phải hành động trong phạm vi được đại diện Trường hợp người đại diện thực hiện hành vi vượt quá phạm vi đại diện thì người được đại diện sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những gì mà người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện trừ khi người được đại diện đồng ý sự vượt quá này hoặc có những biểu hiện chứng tỏ tiếp nhận sự ràng buộc do hành vi vượt quá thẩm quyền của người đại diện Như vậy, có thể khái quát đặc điểm của đại diện là người đại diện hành động trên danh nghĩa của người được đại diện, vì lợi ích của người được đại diện và hành động đó nằm trong phạm vi đại diện
1.2.3 Phân loại đại diện
Quan hệ đại diện có thể được thiết lập trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh
tế - xã hội và bao gồm ba loại: Đại diện theo pháp luật của cá nhân; Đại diện theo pháp luật của pháp nhân và Đại diện theo ủy quyền Đại diện theo pháp luật của cá nhân quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là đại diện được pháp nhân quyết định theo điều lệ hoặc theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 Đại diện theo ủy quyền là việc cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác được xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự (Điều 138 Bộ luật dân sự 2015)
Tương ứng với ba loại đại diện này là ba qui chế pháp lý khác nhau
Thứ nhất, đại diện theo pháp luật của cá nhân được xác định bởi pháp luật
hoặc bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Thứ hai, đại diện theo pháp luật của pháp nhân được pháp nhân quyết định
theo điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ ba, đại diện theo ủy quyền được xác lập bởi sự ủy quyền giữa người đại
diện và người được đại diện, Điều 135, Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra hai cách thức
Trang 18xác định khác nhau: đối với đại diện theo pháp luật, phạm vi được xác định khá mềm mỏng trên căn bản lợi ích của người được đại diện, trừ khi pháp luật có quy định khác (chẳng hạn trong phạm vi điều lệ của công ty); còn đối với đại diện theo
ủy quyền, phạm vi được xác định trên căn bản ý chí của chủ ủy quyền Ở đây, vấn
đề trước tiên được bàn là mối quan hệ bên trong của đại diện và người được đại diện, tuy nhiên nhấn mạnh tới đại diện theo ủy quyền
1.2.3.1 Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân
- Đại diện theo pháp luật là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại 2 trường hợp trên
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định
1.2.3.2 Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là đại diện được xác lập theo pháp luật, có tính bắt buộc, trong lĩnh vực thương mại là trường hợp người đứng đầu pháp nhân theo quy định tại Điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Về đại diện theo pháp luật của pháp nhân, trong hoạt động kinh doanh, người đại diện theo pháp luật được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của doanh nghiệp
Theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đại diện theo pháp luật của pháp nhân:
“1 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
Trang 19a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
2 Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều
141 của Bộ luật này.”
Căn cứ hình thành:
- Do ý chí của nhà nước Pháp luật quy định mối quan hệ đại diện được xác lập dựa trên các mối quan hệ tồn tại sẵn có chứ không phụ thuộc vào ý chí hay sự định đoạt của các chủ thể
- Do quan hệ đặc biệt giữa người được đại diện và người đại diện mà phát sinh quan hệ đại diện đương nhiên;
- Quan hệ đại diện phát sinh trên cơ sở một quan hệ pháp lý khác;
- Việc đại diện do cơ quan nhà nước quyết định khi sự đại diện là cần thiết đối với người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự
1.2.3.3 Đại diện theo ủy quyền
Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thể hiện quan niệm đại diện theo ủy quyền gắn liền với nguồn gốc phát sinh, và phải rõ ràng, minh bạch Việc ủy quyền ngầm định dường như bị loại bỏ, nên Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1 Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
2 Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình,
tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
3 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Trang 20Căn cứ xác lập:
Dựa trên ý chí của hai bên chủ thể, người đại diện và người được đại diện tự thỏa thuận với nhau về nội dung ủy quyền, phạm vi thẩm quyền đại diện và trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền
Có nhiều lý do khác nhau để cá nhân, người đứng đầu pháp nhân, chủ hộ gia đình không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Pháp luật cho phép
họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia giao dịch
1.2.3.3.1 Đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực dân sự
Điều 135 BLDS 2015 quy định đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện
- Người được đại diện: Người được đại diện có thể là một cá nhân, pháp nhân có công việc cần ủy quyền thực hiện và có năng lực xác lập quan hệ đại diện đó
- Người đại diện: Theo quy định của BLDS, người đại diện theo ủy quyền phải là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Hình thức xác lập quan hệ đại diện theo ủy quyền do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (Giấy
ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền)
1.2.3.3.2 Đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, có một hình thức đại diện đặc thù đại diện cho thương nhân (Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận
ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện)
* Một số điểm đặc thù của đại diện cho thương nhân:
- Hai bên (bên đại diện và bên được đại diện) đều phải là thương nhân
- Bên đại diện thường phải là một thương nhân độc lập, không có sự phụ thuộc về tư cách pháp lý vào bên giao đại diện và nắm rõ về lĩnh vực mà họ sẽ được
ủy quyền đại diện
Trang 21- Bên được ủy quyền thực hiện các công việc nhất định cho bên ủy quyền và được hưởng thù lao khi thực hiện dịch vụ
- Hoạt động đại diện cho thương nhân có mục đích sinh lời
- Việc ủy quyền đại diện cho thương nhân luôn phải được lập thành văn bản
* Những điểm cần lưu ý về đại diện theo ủy quyền:
a Chủ thể được phép tham gia với tư cách là người nhận ủy quyền chỉ có thể
là cá nhân, con người cụ thể
Đây là điểm đặc biệt vì trong đời sống pháp luật có rất nhiều chủ thể khác nhau Đó có thể là một cá nhân, tổ chức, hoặc pháp nhân, nhưng người đại diện cho tất cả những chủ thể này phải là một con người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật
b) Người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người khác khi thực hiện việc đại diện
Mặc dù người đại diện có thể có những quyền năng rất lớn (theo thỏa thuận hoặc pháp luật cho phép) nhưng tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi của người đại diện luôn phải được thực hiện vì lợi ích của người được đại diện Người đại diện hoạt động không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi ích của mình Bản chất của đại diện đã là vì người khác, vì vậy người đại diện phải nỗ lực hết mình để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất (trong điều kiện
có thể), vì lợi ích của người mà mình đã đại diện Người đại diện cho pháp nhân cũng không ngoại lệ, họ phải luôn vì lợi ích của pháp nhân, tổ chức của mình và không thể vì lợi ích cá nhân Chính vì vậy mà người đại diện không được phép xác lập, thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người khác mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ một số trường hợp đặc thù
c) Đối tượng của giao dịch ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện
Khác với các giao dịch khác, đối tượng của Hợp đồng ủy quyền chỉ đơn thuần là các công việc, hay nói cách khác là các hành vi cụ thể (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015) Có thể các công việc này có liên quan tới một tài sản nào đó, nhưng
Trang 22điều đó không có nghĩa tài sản này là đối tượng của giao dịch Một chủ sở hữu tác động tới tài sản, thực hiện các quyền của mình thông qua những hành vi Trường hợp họ không có khả năng trực tiếp thực hiện thì bằng ý chí, hành vi của mình, họ
có quyền thỏa thuận với chủ thể khác có đủ điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi để đại diện cho chủ sở hữu thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thông qua những công việc cụ thể được thỏa thuận giữa chủ tài sản và người đại diện cho chủ tài sản Thỏa thuận ủy quyền có người khác đại diện cho chủ sở hữu không làm mất đi tư cách của chủ sở hữu đối với tài sản Các nội dung được ủy quyền chỉ là những công việc, hành vi cụ thể
d) Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập
Trên thực tế, người đại diện thực hiện các công việc vì lợi ích của người được đại diện chứ không vì lợi ích của mình Mặt khác, người được đại diện mới là người có quyền Chính vì vậy, mọi vấn đề phát sinh từ quan hệ đại diện, dù là đại diện theo ủy quyền luôn tạo ra quyền và nghĩa vụ cho chính người được đại diện Người đại diện theo ủy quyền có quyền và nghĩa vụ với người được đại diện theo thỏa thuận tại hợp đồng ủy quyền và quy định của pháp luật Đối với trường hợp đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người đại diện với người thứ ba trong giao dịch chỉ đơn thuần là các quyền, nghĩa vụ mà luật quy định
e) Phạm vi đại diện theo ủy quyền
Trường hợp các bên lập hợp đồng ủy quyền để chỉ định người đại diện, thì người đại diện chỉ được phép thực hiện chính xác các công trình được ghi trong hợp đồng ủy quyền Người đại diện không thể thực hiện các công việc không được ghi nhận Đây là phạm vi mà người đại diện được phép thực hiện và không thể bước ra ngoài phạm vi này Điểm đặc biệt là các công việc được ủy quyền được ghi như thế nào thì chỉ được phép làm chính xác như vậy Không thể suy luận hay biện hộ rằng các công việc này có liên quan đến những công việc được ủy quyền thì được phép thực hiện Điều này cũng tương tự như trường hợp ủy quyền của pháp nhân Mỗi pháp nhân sẽ chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật, nhưng trong thực tế
Trang 23đời sống của các pháp nhân (đặc biệt là các pháp nhân có quy mô lớn, tổ chức phức tạp), thông thường tại cùng một thời điểm, pháp nhân đó vẫn có thể thực hiện cùng lúc nhiều giao dịch với nhiều chủ thể
VD: Một ngân hàng sẽ chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật Giám đốc các chi nhánh là người đại diện theo pháp luật cho chi nhánh Chi nhánh là người hoạt động theo ủy quyền của pháp nhân Giám đốc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và có thẩm quyền dựa vào ủy quyền của người đại diện cho pháp nhân là ngân hàng đó Nếu Giám đốc chi nhánh chỉ được ủy quyền ký kết hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng mà không được ủy quyền khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ thì ngay cả khi khách hàng quá hạn, người đứng đầu chi nhánh không thể nộp đơn khởi kiện khách hàng, dù chúng
ta thấy ngay rằng quyền đòi nợ là một quyền của ngân hàng trong hợp đồng tín dụng do chính Giám đốc chi nhánh đó ký kết và thực hiện
1.2.4 Bản chất của đại diện
1.2.4.1 Là tự do ý chí
Trong hợp đồng thì yếu tố tiên quyết đó là tự do ý chí của mỗi bên trong việc giao kết hợp đồng Đại diện đòi hỏi người đại diện phải có ý chí đại diện, tuy nhiên không phải lúc nào sự tự do ý chí tuyệt đối cũng phải được đặt lên hàng đầu mà trong người đại diện đôi khi còn hành động vì bổn phận hoặc nghĩa vụ đạo đức hoặc
từ địa vị, mối quan hệ trong công việc của mình Đại diện chỉ có thể khi mà người đại diện có ý chí đại diện, sự tự do ý chí sẽ ràng buộc người đại diện và người được đại diện trong hợp đồng ủy quyền để xác lập phạm vi đại diện, sự trực tiếp thực thi hợp đồng đối với người ủy quyền, và sự vô can của người đại diện đối với việc thực hiện hợp đồng Sẽ là không thỏa đáng và hợp đồng ủy quyền có thể bị vô hiệu khi
mà một trong hai bên không có sự tự do ý chí (có sự không tự do trong ý chí của các bên: lừa dối, nhầm lẫn, ép buộc ) tùy từng trường hợp cụ thể mà sự không tự do ý chí trong hợp đồng đại diện sẽ làm hợp đồng được ký kết bởi người đại diện sẽ vô hiệu Như chúng ta đã biết một người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, cho nên khi sự tự do ý chí bị vi phạm thì sẽ không có hợp đồng và cũng không phải gánh chịu hậu quả từ những gì mà người đại diện thực hiện
Trang 241.2.4.2 Sự tin cậy
Người ta sẽ không giao cho một người mà mình không tin cậy thay mặt mình thực hiện những hành vi mà hậu quả của nó mang lại có thể là thiệt hại lớn về tài sản, uy tín Sự tin cậy là do những hành vi mà người đại diện thực hiện sẽ mang lại cho người được đại diện một sự ràng buộc rõ ràng vào những hậu quả được xác lập bởi những hành vi đó Hành vi giao kết các hợp đồng của người đại diện trong phạm
vi ủy quyền cũng chính là hành vi mà người được đại diện xác lập, hệ quả từ việc giao kết hợp đồng hoàn toàn do người được đại diện gánh chịu bởi vậy sự tin tưởng là phần không thể thiếu khi ta nói tới đại diện trong giao kết hợp đồng Ngược lại ta không quan niệm “sự tin cậy” là một trong các yếu tố làm nên bản chất của đại diện trong giao kết hợp đồng, chuyện gì sẽ đến khi một người trao cho người khác một thẩm quyền giao kết một hợp đồng mà liên quan tới toàn bộ sản nghiệp của anh ta khi
mà anh ta không tin tưởng người mà mình trao cho thẩm quyền đại diện đó
1.2.4.3 Đại diện còn có thể mang tính miễn cưỡng (đại diện do pháp luật quy định)
Đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi Ở đây người đại diện được pháp luật đặt vào trong mối quan hệ đại diện
mà mình không có sự lựa chọn
Quan hệ đại diện là một công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện sự phân công lao động xã hội càng lúc càng chặt chẽ và tinh vi
Trong cuộc sống hiện đại, đại diện được biết đến nhiều hơn như là một dịch
vụ được cung ứng bởi một người có năng lực (và kinh nghiệm) chuyên môn cũng như có điều kiện vật chất cần thiết và được thực hiện theo yêu cầu của người ủy quyền đồng thời là khách hàng
1.3 Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng của một số nước trên thế giới
Trước kia Luật La Mã không chấp nhận vấn đề đại diện do tính cách trọng hình thức đối với hợp đồng, vì vậy gây khó khăn lớn cho các giao dịch Ở thời kỳ
này, người chủ gia đình (paterfamilias) có thể giao kết hợp đồng thông qua người
trong gia đình, và cũng có thể giao kết hợp đồng thông qua người ngoài gia đình trong những điều kiện nhất định Người trong gia đình có thể đại diện hoàn hảo cho
Trang 25người chủ gia đình đối với những hợp đồng mà người chủ gia đình trở thành trái chủ, nhưng không thể làm cho chủ gia đình trở thành người thụ trái bởi thi hành một
nguyên tắc alieni juri không thể làm cho tình trạng của chủ xấu đi, trừ khi đối với
nhà nước hợp đồng giao vật
Trong luật La Mã, ngay cả trong những giai đoạn phát triển đã tồn tại một quy tắc mà theo đó hợp đồng phải do chính cá nhân ký kết: “ai không tham gia vào quan hệ trách nhiệm thì trách nhiệm không ảnh hưởng tới người đó” Luật La Mã vào thời kỳ phát triển nhất chưa có việc một người đại diện cho người khác ký kết một hợp đồng Nhưng những mầm mống đầu tiên của khái niệm đại diện đã xuất hiện trong việc: “Những người phụ thuộc gia chủ không bao giờ có thể làm đại diện Gia chủ có quyền hạn và trách nhiệm từ những hợp đồng do họ ký kết không phụ thuộc vào ý chí gia chủ có như thế hay không, vì điều kiện cần thiết của quyền đại diện là ý chí của người ủy quyền và tất cả do người ủy quyền Trách nhiệm từ những hợp đồng này trước hết thuộc về người ký, còn gia chủ chỉ nhận một phần trách nhiệm mà thôi Người đại diện không có quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng đã ký” [17, tr.16]
Đối với việc giao kết hợp đồng thông qua người ngoài gia đình dù với tư cách trái chủ hay người thụ trái (ví dụ trong hợp đồng mua bán), thì người chủ gia đình không thể kiện trực tiếp người thứ ba giao kết hợp đồng với người thụ ủy, tuy nhiên có thể tố quyền do pháp quan ban cho để đòi người thứ ba thi hành nghĩa vụ [26, tr.16] Giải thích vấn đề này trong Luật La Mã, và giải thích sự khác nhau giữa truyền thống Common Law và truyền thống Civil Law về vấn đề này, Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng: “Phương thức đại diện là một sự cần thiết không thể bị vô hiệu trong bất kỳ chế độ phát triển nào mà dựa trên sự phân công lao động đối với sản xuất, và phân phối hàng hoá và dịch vụ”; người chủ gia đình thủ đắc quyền sở hữu mọi thứ do nô lệ và người trong gia đình có được từ người thứ ba, bởi trong xã hội La Mã lúc bấy giờ những người này chỉ được xem như cánh tay nối dài của chủ gia đình, chứ không phải bởi chủ gia đình ủy quyền cho họ Có lẽ vì vậy, Luật La Mã không có khái niệm về đại diện hoàn hảo (agency) như ở các nước theo
Trang 26truyền thống Common Law Sau này, vào thế kỷ XVIII, vấn đề đại diện được thúc đẩy ở châu Âu lục địa bởi các luật gia theo trường phái luật tự nhiên trong bối cảnh thương mại phát triển với sự xuất hiện các vấn đề như giao một con tầu cho thuyền trưởng điều khiển và quản lý, hay hoạt động kinh doanh thông qua sự điều hành của một người khác [41, tr.17]
Ngày nay, trên nền tảng của tự do ý chí, các luật gia đều có thể thừa nhận rằng một người có thể tự mình biểu lộ ý chí hoặc có thể biểu lộ ý chí thông qua một người khác Ý tưởng ủy quyền tự bản thân nó là một cơ cấu trung tâm của Luật Dân
sự hiện đại Những vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm ở đây là việc một người biểu lộ ý chí thông qua một người khác sẽ có những ràng buộc gì về mặt pháp lý đối với từng người [40, tr17]
Chỉ đề cập riêng tới hợp đồng, các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 xác định phạm vi điều chỉnh quan hệ đại diện trong nó như sau:
“Điều 2.2.1 (Đối tượng điều chỉnh của mục)”
(1) Mục này điều chỉnh quyền của người (“người đại diện”), làm phát sinh, bởi hoặc với hợp đồng, quan hệ pháp lý giữa người khác (“người được đại diện”) với bên thứ ba, mà người đại diện hành động hoặc bằng tên của mình hoặc bằng tên của người được đại diện
(2) Mục này chỉ điều chỉnh quan hệ giữa người được đại diện hoặc người đại diện ở một bên, và bên thứ ba ở bên khác
(3) Mục này không điều chỉnh quyền của người đại diện được quy định bởi pháp luật hoặc quyền của người đại diện được chỉ định bởi nhà chức trách công cộng hoặc nhà chức trách tư pháp”
Qua đây có thể thấy, phạm vi của chế định đại diện tương đối rộng Đại diện không chỉ phát sinh bởi ý chí của đương sự, mà còn phát sinh bởi ý chí của nhà nước, và nó không chỉ là quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, mà còn là quan hệ giữa họ và từng người trong số họ với người thứ ba
Ngày nay, theo các cách thức khác nhau, các Bộ luật Dân sự của các nước đều
Trang 27thừa nhận vấn đề đại diện Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự Đức quy định:
“Điều 164 Hiệu lực của việc biểu lộ ý chí bởi người đại diện
(1) Biểu lộ ý chí mà một người đưa ra bằng tên của người được đại diện trong phạm vi quyền đại diện của mình có hiệu lực trực tiếp đối với cả lợi ích và việc chống lại người được đại diện Không có sự khác biệt giữa biểu lộ ý chí được đưa ra một cách rõ ràng bằng tên của người được đại diện, hoặc nếu hoàn cảnh chỉ
ra rằng biểu lộ ý chí phải đưa ra bằng tên của người đại diện
(2) Nếu ý chí hành động bằng tên của người khác không biểu lộ, thì sự thiếu vắng ý chí hành động của người đại diện bằng tên của mình không được đưa ra xem xét
(3) Các quy định của khoản 1 được áp dụng với sự sửa đổi thích hợp nếu biểu lộ ý chí được yêu cầu đưa tới người khác gửi tới người đại diện”
Ở một mức độ khái quát khác, khi vừa nói tới đặc tính của hiệu lực hợp đồng, vừa nói tới quan niệm về đại diện, Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Hồi giáo Iran qui định:
“Điều 196
Bất kỳ người nào tạo lập một hợp đồng thì được xem rằng người đó nhân danh chính mình, trừ khi trong việc tạo lập hợp đồng có sự thừa nhận trái ngược hoặc trừ khi sau đó có chứng cứ ngược lại được thiết lập Tuy nhiên, khi tạo lập một hợp đồng, bất kỳ người nào cũng có thể thiết lập quy định cho lợi ích của người thứ ba
Trang 28đồng được áp dụng cho pháp luật về ủy quyền Nguồn luật điều chỉnh hoạt động ủy quyền (bao gồm cả ủy quyền trong hoạt động thương mại) ở các nước này rất phong phú, gồm nhiều loại nguồn như: Văn bản pháp luật, tập quán, án lệ
Các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa, điển hình là Pháp, Đức, các quy định pháp luật điều chỉnh đại diện trong quan hệ hợp đồng được ghi nhận trong
Bộ luật thương mại Mặt khác, ở các nước này, hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng được xác định là một loại giao dịch dân sự đặc thù nên còn được điều chỉnh bởi BLDS Tại điều 389-3 BLDS Pháp: “người quản lý theo pháp luật đối với tài sản của người chưa thành niên đại diện cho người chưa thành niên trong mọi giao dịch dân sự ” hay tại điều 1984 về hợp đồng ủy quyền “hợp đồng ủy quyền là hợp đồng trong đó một người trao cho người khác quyền thực hiện một công việc nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền” [1, tr.19]
Ở nước bạn Thái Lan gần gũi với chúng ta cũng không tìm thấy khái niệm đại diện mà nó chỉ thể hiện qua hợp đồng ủy quyền, BLDS Thái Lan 1995 “hợp đồng ủy quyền là một hợp đồng mà trong đó một người gọi là người thụ ủy được quyền hành động cho một người khác gọi là người chủ ủy và người đó chấp thuận làm như vậy” [2, tr.19]
Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan định nghĩa:
“Đại diện là một hợp đồng mà bởi nó một người, được gọi là người đại diện,
có quyền hành động cho người khác, được gọi là người được đại diện, và đồng ý hành động như vậy
Đại diện có thể minh thị hoặc ngầm định” (Điều 797)
Trong định nghĩa này, người Thái đã xác định bản chất hợp đồng của đại diện, xác định điều kiện quan trọng nhất trong việc thiết lập quan hệ đại diện, xác định phương thức xác lập quan hệ đại diện, và không đề cập tới phạm vi đại diện, cũng như không đề cập tới việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự cho người được đại diện Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cũng yêu cầu việc chỉ định đại diện phải bằng văn bản nếu giao dịch được pháp luật quy định phải
Trang 29lập thành văn bản Những vấn đề liên quan tới chứng cứ cũng được Bộ luật này quy định tương tự
Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định tại Điều 799 rằng: “nếu người được đại diện sử dụng một người không có năng lực làm người đại diện cho mình, thì người được đại diện bị ràng buộc bởi hành vi của người đại diện đó” Bộ luật này đã chia thẩm quyền đại diện ra thành hai loại là quyền đại diện đặc biệt và đại diện tổng quát Đối với quyền đại diện đặc biệt, người đại diện có thể hành động bất kể những gì cần thiết cho sự thi hành thích đáng các vấn đề được giao phó Còn đối với quyền đại diện tổng quát, người đại diện có thể thực hiện tất cả các hành vi quản lý nhân dan người được đại diện, nhưng không thể thực hiện các hành vi: (1) Bán hoặc thế chấp bất động sản; (2) Cho thuê bất động sản với thời hạn trên ba năm; (3) Tặng cho tài sản; (4) Giao kết hợp đồng điều đình; (5) Tiến hành tố tụng trước Tòa án; và (6) Đưa tranh chấp ra trọng tài (Điều 800 và 801) BLDS Thái Lan điều chỉnh vấn đề về xung đột lợi ích quy định trong Điều 805 “Một người đại diện ủy quyền không thể không có sự đồng
ý của một người chủ mà tham gia vào một hành vi pháp lí với danh nghĩa của người chủ ủy, với chính mình với danh nghĩa của mình hoặc như người ủy quyền của một bên thứ ba, trừ phi hành vi pháp lý có nội dung duy nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ đó”
Unidroit trong bộ các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế
“mục này điều chỉnh quyền của một người ở địa vị của một người khác trong việc làm phát sinh một hậu quả liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng” [14, tr.20]
Ở trên đã nói về sự ra đời và phát triển của chế định đại diện ở các nước châu
Âu lục địa dựa trên nền tảng tư tưởng của trường phái luật tự nhiên trong bối cảnh thương mại và công nghiệp đang phát triển mạnh Hugo Grotius, Christian Wolff và Pothier chỉ ra rằng, một người giao kết một hợp đồng có thể làm phát sinh ra quyền
và nghĩa vụ cho người thứ ba với điều kiện anh ta được người thứ ba ủy quyền cho một cách thích đáng, có nghĩa là hợp đồng được tạo lập “bằng tên” của người thứ
Trang 30ba Từ đó, qui tắc này được Bộ luật Dân sự Pháp 1804 tiếp nhận, và được diễn giải thành quy định như sau:
“Ủy quyền (mandat) hay ủy nhiệm (procuration) là hành vi mà theo đó một người trao cho người khác quyền làm một việc gì đó cho người ủy quyền (le mandant) và bằng tên của người ủy quyền (en son nom)
Hợp đồng không được tạo lập khi không có sự chấp nhận của người được ủy quyền” (Điều 1984) [1, tr.21]
Một số tác giả thuộc Common Law nhấn mạnh, pháp luật về đại diện (law of agency) “trước hết” liên quan tới quyền của người đại diện tạo lập quan hệ hợp đồng với người thứ ba thay mặt người ủy quyền Điều đó có nghĩa là việc thay mặt người ủy quyền để tạo lập quan hệ hợp đồng chỉ là một trong các vấn đề của đại diện theo Common Law Tuy nhiên, nó nằm ở trung tâm của chế định này
Với truyền thống Common Law, qui tắc mà xuất phát từ một câu châm ngôn Latin “Qui facit per alium, facit per se” (có nghĩa là người nào làm cái gì đó thông qua người khác, là làm nó bởi chính mình) được áp dụng, và người chủ ủy (principal) bị ràng buộc bởi hành động của người thụ ủy (agent) trong phạm vi mà người chủ ủy cho phép một cách rõ ràng hoặc ngầm định [38, tr.21]
Sir William R Anson (một học giả nổi tiếng về Luật hợp đồng của Common Law) giải thích, một người không thể giao kết hợp đồng với một người khác để trao quyền hoặc ấn định nghĩa vụ đối với người thứ ba, tuy nhiên anh ta có thể đại diện cho một người khác, như được sử dụng bởi người khác, nhằm mục đích mang lại cho người đó quan hệ pháp lý với người thứ ba; và việc sử dụng cho mục đích đó được gọi là đại diện (agency) Như vậy, phạm vi đại diện theo Common Law rất rộng [43, tr.21]
Ngày nay, có những luật gia Hoa Kỳ viết: Luật đại diện bao gồm tất cả các qui tắc được xã hội thừa nhận và thi hành, bởi thế mà một người hành động cho người khác, và nếu không có Luật đại diện, thì mọi người phải tự hành động cho mình và không thể sử dụng đại diện, người bán hàng hoặc người đưa tin, còn các công ty không thể thực hiện được hết tất cả các chức năng của mình và phải chấm
Trang 31dứt hoạt động [44, tr.22] Tóm lại, ở Hoa Kỳ, nhiều luật gia quan niệm: “Đại diện
là một quan hệ phát sinh khi một người (người đại diện) hành động cho lợi ích và theo sự chỉ dẫn của một người khác (người được đại diện)”, và cho rằng Luật đại diện cần giải quyết ba câu hỏi căn bản: (1) Người được đại diện và người đại diện
có nghĩa vụ gì đối với nhau? (2) Trách nhiệm của người được đại diện và người đại diện đối với hợp đồng được giao kết bởi người đại diện là gì? (3) Khi nào người được đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm (torts) của người đại diện? [39, tr.22]
Ủy quyền đại diện đã được nhiều học giả tranh luận về bản chất pháp lý của
nó Có quan điểm xem ủy quyền đại diện là hành vi pháp lý đơn phương Nhưng nhiều nền tài phán xem nó là hợp đồng Xaca Vacaxum và Tori Aridumi bầy tỏ ý kiến: việc giao quyền đại diện nên được xem là hành vi pháp lý đơn phương, không cần sự đồng ý của người đại diện là hợp lý nhất, bởi giao quyền đại diện là giao cho người đại diện một số quyền hạn nhất định và không hề hạn chế Các học giả này còn khẳng định chính pháp luật dân sự Đức đi theo quan điểm đó và được nhiều nhà khoa học Nhật Bản ủng hộ Nhưng các ông cũng lưu ý rằng thực tế Bộ luật Dân sự Nhật Bản không phân biệt rõ ranh giới giữa ủy quyền và đại diện [27, tr.22] Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự Đức quy định:
“Điều 167 Cấp ủy quyền
(1)Ủy quyền được trao bởi sự bầy tỏ tới người được ủy quyền, hoặc tới người thứ ba mà với người này vấn đề được ủy quyền sẽ được giao dịch
(2) Việc bầy tỏ không cần thiết theo hình thức được quy định đối với giao dịch pháp lý mà ủy quyền liên quan”
Sir William R.Anson nói năng lực đầy đủ để giao kết hợp đồng là không cần thiết đối với người đại diện Ông khẳng định một đứa trẻ có thể là người đại diện, nhưng nó không thể chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hợp đồng ủy quyền nào đối với người chủ ủy Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cũng quy định rõ rằng nếu người được đại diện sử dụng một người không có năng lực làm người đại diện thì người được đại diện vẫn bị ràng buộc bởi hành vi của người đại diện (Điều 779)
Trang 32Nhìn vào định nghĩa đại diện tại Điều 139, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2015 và tại Điều 2.2.1, khoản 1, Các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc
tế 2004, chúng ta thấy có sự khác biệt quan trọng giữa các định nghĩa này ở chỗ: Bộ luật Dân sự 2005 đòi hỏi người đại diện phải hành động nhân danh người được đại diện, trong khi các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 lại cho phép người đại diện hoặc hành động bằng tên của chính mình hoặc hành động bằng tên của người được đại diện (the agent acts in its own name or in that of the principal) Khảo sát quan niệm đại diện trong các nền tài phán khác nhau người
ta thấy có quan niệm gần với Bộ luật Dân sự 2015, nhưng cũng có quan niệm giống quan niệm của Unidroit [31, tr.23]
Các thông tin trên có thể cho biết quan niệm về đại diện của pháp luật Việt Nam được thể hiện qua điều 139, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2015 có nguồn gốc từ trường phái luật tự nhiên giống với Bộ luật Dân sự Pháp Quan niệm này dẫn đến một hệ quả là một người dù được ủy quyền và đã giao kết hợp đồng trong phạm vi của sự ủy quyền đó, nhưng không hành động “bằng tên của người chủ ủy” (Điều
139, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2015 gọi là “nhân danh” người được đại diện), thì không làm phát sinh ra hậu quả pháp lý đối với chủ ủy Có lẽ vì vậy, cộng thêm với điều kiện chỉ được hành động trong phạm vi đại diện, nên Bộ luật Dân sự 2015 buộc người đại diện phải thông báo cho người thứ ba biết phạm vi đại diện của mình (Điều 144, khoản 4) Theo pháp luật Pháp và pháp luật Việt Nam, đại diện có một trong các nguồn gốc là sự ủy quyền Tuy nhiên, Vũ Tam Tư có lưu ý: theo dân luật Pháp, ủy quyền không nhất thiết gắn liền với đại diện, và ngược lại có đại diện không kèm theo ủy quyền [26, tr.23]
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Nguồn luật điều chỉnh đại diện trong quan hệ hợp đồng
2.1.1 Luật quốc tế
Nguồn luật điều ước quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế song phương; Điều ước quốc tế đa phương và Điều ước quốc tế khu vực
* Nguồn điều ước quốc tế song phương
Nguồn điều ước quốc tế song phương là các điều ước quốc tế tạo nền tảng pháp lý cho các quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại giữa nước ta với nước ngoài Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và các tổ chức quốc tế [50, tr.24] Các hiệp định này đều ghi nhận nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia để tạo điều kiện cho các bên, công dân của các bên phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam hiện có quan
hệ buôn bán với 170 nước và vùng lãnh thổ Năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định Thương mại (BTA) với nội dung bao quát các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, là những lĩnh vực mà WTO điều chỉnh Năm 2004, Việt Nam ký Hiệp định tự
do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản (BIT) BTA và BIT đã mở ra những cơ hội to lớn trong phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài
Ngoài ra phải kể đến các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và Chính phủ các nước nhằm điều chỉnh thống nhất các xung đột pháp luật về luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật về quyền sở hữu, về hợp đồng dân sự, kinh tế - thương mại giữa công dân và pháp nhân Việt Nam với công dân và pháp nhân các nước ký kết
* Nguồn điều ước quốc tế đa phương
Trang 34Nguồn điều ước quốc tế đa phương bao gồm các điều ước quốc tế là nguồn của pháp luật thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng Có hai loại điều ước quốc tế đa phương:
Một là, các điều ước quốc tế quy định những nguyên tắc pháp lý chung, mang tính chủ đạo đối với các hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia Trước tiên phải kể đến các hiệp định của WTO như: GATT, GATS, TRIMs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ), Công ước New-York 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, Công ước về thiết lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên (MIGA năm 1985)
Hai là, các điều ước quốc tế quy định trực tiếp một hoạt động thương mại cụ thể trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế Ví dụ điển hình công ước của Liên hợp quốc như: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
* Các điều ước quốc tế khu vực:
Bên cạnh đó còn có các điều ước quốc tế khu vực như: Hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Úc và New Zealand
Ngoài ra còn có các Luật mẫu được ban hành do các cơ quan của Liên hợp quốc: UNCITRAL (Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985, Luật mẫu UNCITRAL về thương mại điện tử ngày 16/12/1996, Luật mẫu UNCITRAL về việc sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế) Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng do tổ chức phi chính phủ như Viện tư pháp thống nhất Rome ban hành UNIDROIT
Các điều ước quốc tế đã được các Chính phủ tham gia ký kết hoặc dẫn chiếu tới, sẽ được áp dụng trong các hoạt động thương mại của thương nhân các nước đó Các điều ước quốc tế chưa được quốc gia ký kết hoặc công nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể hoạt động thương mại quốc tế của họ trừ khi được các bên lựa chọn áp dụng trong các hợp đồng thương mại quốc tế
Trang 35Theo quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam, có hai phương thức áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế:
Một là, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật Thương mại thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
Hai là, các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam [5, tr.26]
Bên cạnh đó còn có các tập quán quốc tế, là những quy tắc xử sự phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một khu vực nhất định (tập quán khu vực) hoặc trên phạm vi toàn cầu (tập quán toàn cầu) Những tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật thương mại nói chung và pháp luật thương mại quốc tế nói riêng, chủ yếu gồm các tập quán về thương mại và hàng hải quốc tế Đây là tập hợp các tập quán thương mại quốc tế thông dụng được áp dụng trong thực tiễn ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên về việc vận chuyển hàng hoá, trách nhiệm làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, về phân chia rủi ro giữa các bên trong hợp đồng
Trong mối quan hệ với hợp đồng thương mại, tập quán quốc tế được áp dụng theo nguyên tắc: nếu pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì tập quán được áp dụng nhưng không được trái với những nguyên tắc của pháp luật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài tập quán thương mại, tập quán quốc tế cũng được coi là nguồn của luật trong trường hợp các quan hệ dân sự, kinh
tế - thương mại có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, việc áp dụng các tập quán này không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 5 Luật Thương mại năm 2005, Điều 5 Bộ Luật dân sự 2015)
Trang 362.1.2 Luật điều chỉnh về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam
Đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại là một trong những hoạt động của trung gian thương mại Từ việc phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh pháp luật các hoạt động trung gian thương mại, theo nghĩa hẹp, pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại là tổng hợp các quy phạm luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành khi một thương nhân được trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba để hưởng thù lao
2.1.2.1 Các văn bản pháp luật liên quan
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại bao gồm “luật chung” và “luật riêng” (hay còn gọi là luật chuyên ngành)
* Luật chung:
Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc chung về đại diện trong hợp đồng Đó là Bộ luật Dân sự (2015) và trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là Luật Thương mại (2005) Đây là hai văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh mọi vấn đề phát sinh từ đại diện trong quan hệ hợp đồng
* Luật riêng:
Trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ đại diện hợp đồng cần quán triệt nguyên tắc: “Pháp luật về đại diện hợp đồng tuy được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau, nhưng phải thống nhất, và đồng bộ với các quy định của đạo luật gốc - Bộ luật dân sự, trong quá trình áp dụng luật, luật riêng bao gồm cũng được áp dụng trước, đối với những vấn đề mà luật riêng không điều chỉnh thì sẽ áp dụng các quy định của luật chung” Ví dụ đối với hợp đồng liên quan tới bất động sản, áp dụng quy định chuyên ngành tại Luật Kinh doanh bất động sản, Lĩnh vực bảo hiểm được quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm…
Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi cho đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện” (Điều 138, khoản 3) Việc quy định “quá chặt chẽ” của Bộ luật Dân sự 2015 có thể tạo ra sự dễ dàng cho cơ quan nhà nước, nhưng chắc chắn sẽ gây khó khăn không