Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

122 1.2K 8
Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẢI YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012 Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 5 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay 5 1.2. Quan niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 8 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 13 1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 27 1.4.1. An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện 29 1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 29 1.4.3. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao động - vệ sinh lao động 32 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 34 2.1. Thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 34 2.1.1. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và việc thực thi ở Việt Nam 34 2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 43 2.2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động 53 2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động 53 2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động 54 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 62 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 62 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động 63 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 63 3.2.2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 74 3.2.3. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 83 3.2.4. Các giải pháp mang tính hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 93 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 5 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay 5 1.2. Quan niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 8 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 13 1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 27 1.4.1. An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện 29 1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 29 1.4.3. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao động - vệ sinh lao động 32 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 34 2.1. Thực trạng thực thi pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 34 2.1.1. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và việc thực thi ở Việt Nam 34 2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 43 2.2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động 53 2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động 53 2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động 54 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 62 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 62 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động 63 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 63 3.2.2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 74 3.2.3. Tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động 83 3.2.4. Các giải pháp mang tính hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn lao động 85 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 93 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu b¶ng Tªn b¶ng Trang 2.1 10 địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người nhất 37 2.2 So sánh tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2011 và cùng kỳ năm 2010 38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua công tác an toàn, vệ sinh lao động ở nước ta đã có những chuyển biến đáng kể về hệ thống văn bản pháp luật và bộ máy tổ chức. Chỉ thị số 132CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất, thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm: "Bảo đảm an toàn để sản xuất - Sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động" [20]. Thể chế hóa đường lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002 đã dành chương IX quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Trên thực tế, rất nhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đã có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, công tác bảo hiểm lao động nói chung và công tác an toàn, vệ sinh lao động nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ được quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp. Trong năm 2008 đã xảy ra 5836 vụ tai nạn lao động làm 6.047 người bị nạn, có 508 vụ tai nạn lao động chết người làm 573 người chết, 1.262 người bị thương nặng. Có 129 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là vụ nổ khí mêtan tại mỏ than Khe Chàm ngày 08/12/2008 làm 11 người chết và 22 người bị thương nặng, vụ sập giàn cầu tại cảng Cái Lân ngày 15/07/2008 làm 7 người chết, 1 người bị thương nặng. Điều đáng lưu tâm là số vụ tai nạn lao động được thống kê kể trên còn thấp hơn rất nhiều so với vụ xảy ra trong thực tế. Nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa cao, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động. Hậu quả của thực tế trên không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà nước mà còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì lý do đó, luận văn mạnh dạn chọn đề tài: "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam" nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cũng như thực tiễn của công tác này trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có một số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu về cập tới một số khía cạnh của vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nói chung như: Về luận án tiến sỹ có đề tài: "Quản lý nước về lao động ở Việt Nam hiện nay" của Vũ Minh Tiến, (2010). Về luận văn thạc sĩ có đề tài "Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động", của Trần Trọng Đào, (2001) - Hội thảo triển khai kế hoạch năm 2011 dự án bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2001 ngày 9/5/2011 của Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Số chuyên đề tháng 3/2011, sức khỏe người lao động của Bộ Y tế phối hợp báo Sức khỏe và Đời sống, Cục Quản lý môi trường: "Tình hình và xu hướng bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 2006-2010, định hướng giai đoạn 2011- 2015". - Báo cáo công tác y tế lao động 6 tháng đầu năm 2011 (Cục Quản lý Môi trường Y tế đã tổng hợp số liệu báo cáo sơ kết công tác y tế lao động 6 tháng đầu năm 2011 của 71 đơn vị). Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một vấn đề mới với hy vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật lao động liên quan đến sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm rõ vấn đề lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động, đặc biệt là nội dung pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao theo pháp luật lao động Việt Nam. Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động và việc thực thi trên thực tế, đánh giá những kết quả cũng như sự bất cập, nguyên nhân của sự bất cập, tồn tại. Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Do tính chất, phạm vi của đề tài luận văn là vấn đề rộng, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và một giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Đây cũng là sự tự giới hạn trong nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu, tài liệu, thống kê làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nƣớc ta hiện nay Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới thành lập, ngày 12/3/1947 Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 29 ban hành Luật lao động, trong đó đã quy định về bảo hộ lao động ở các điều như: Điều 133 "Các xí nghiệp phải có đầy đủ phương tiện để bảo đảm và giữ gìn sức khỏe cho công nhân. Các nhà máy, dụng cụ phải được sắp đặt và giữ gìn như thế nào cho phù hợp với sự bảo an" [12]. Điều 134: "Công nhân hay thợ học nghề làm trong các giấy mỏ, các ống dẫn hơi, các ống dẫn khói, các nhà tiêu, các thùng chứa chất độc v.v đều phải có các dụng cụ thiết bị để bảo vệ sinh mệnh và tránh tai nạn" [12]. Điều 140: "Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Những nơi làm việc phải cách ly hẳn với nhà tiêu, những cống rãnh để tránh mùi hôi thối" [12]. Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã xác định những quyền lợi mà người lao động được đảm bảo như quyền làm việc, có quyền nghỉ ngơi, được bảo hiểm xã hội, cứu tế, y tế. Phụ nữ lao động được nghỉ ngơi trước và sau khi sinh con, bảo vệ quyền người mẹ và trẻ em (các điều 24, 30, 31, 32, 39). Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/1992. Ngày 23/6/1994 Bộ luật lao động đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã đáp ứng kịp thời để điều chỉnh [...]... nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là một bộ phận, một phần của quản lý nhà nước về lao động Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thông qua việc nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư, tự nghiên cứu khoa học trong lĩnh. .. trình lao động Nhà nước thực hiện quyền quản lý lao động trên cả ba mặt: ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động; tổ chức thực hiện pháp luật lao động; theo dõi, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc tuân thủ pháp luật lao động trong quá trình lao động; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên tham gia quan hệ lao động Đây là hoạt động quản lý lao động của Nhà nước. .. nước (thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước) đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho người lao động trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước bằng pháp luật 1.3 Nội dung quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động Có thể thấy quản lý nhà. .. sinh lao động Bộ luật lao động sửa đổi quy định: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động [28, khoản 3 Điều 95] Đối với người lao động, trong hoạt động đảm bảo vệc thực hiện pháp. .. hoạt động lớn của quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia như tham gia xây dựng Chương trình quốc gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm; tham gia mạng thông tin an toàn, vệ sinh lao động đã nói lên vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt dộng đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh. .. thực hiện quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình Cơ quan lao động địa phương giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 3 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý Nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật 4 Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được... quy trình, quy phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa những quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho phù hợp với đơn vị mình và nghiêm chỉnh tuân thủ nó 1.4.1 An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ của an toàn, vệ sinh lao động được hiểu là... chỉnh những quy định trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mỗi bên Các bên trong quan hệ lao động, cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, trong đó trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động 1.4.2 Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Công tác an toàn, vệ sinh lao động mang tính quần chúng... hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý Hoạt động quản lý lao động của Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quản lý lao động Pháp luật lao động hiện hành quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về lao động Theo đó, Ủy ban quan hệ lao động có chức năng tư vấn cho Thủ tướng... động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất Theo điều 181 Bộ luật lao động - Quản lý Nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: 1 Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước 2 Ủy ban . lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 8 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 13 1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn,. của quản lý nhà nước về lao động. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn, vệ sinh lao động. triển pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay 5 1.2. Quan niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 8 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • 1.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động

  • 1.4.1. An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện đồng bộ, toàn diện

  • 2.1.1. Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và việc thực thi ở Việt Nam

  • 2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

  • 2.2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động

  • 2.2.1. Ý nghĩa, mục đích của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động

  • 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan