Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao độngvà việc thực thi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 39)

Nam

Điều 95 Bộ luật lao động quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường. Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Thông tư liên tịch về "Hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015" số 140/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/10/2011 yêu cầu:

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động: huấn luyện nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn - vệ sinh lao động; hỗ trợ trang thiết bị cho hệ thống kiểm định, thanh tra an toàn - vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động;

+ Hỗ trợ các hoạt động tổng thể nhằm phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động: hỗ trợ thiết bị cho các cơ sở khám, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cơ sở giám sát môi trường lao động (trên cơ sở Đề án của cấp có thẩm quyền phê duyệt); hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, kỹ năng giám sát môi trường lao động, nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc;

+ Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về công tác an toàn - vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ;

+ Hỗ trợ hoạt động quản lý giám sát thực hiện chương trình. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chí và danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trọng điểm về an toàn lao động - vệ sinh lao động.

Tình hình thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động trên thực tế

Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa được thành lập theo quy định, cán bộ làm công tác bảo hộ lao động chưa được tổ chức tập huấn cơ bản, thậm chí có doanh nghiệp không bố trí cán bộ làm công tác bảo hiểm lao động. Lãnh đạo hoặc chủ doanh nghiệp chưa được tập huấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Một số các doanh

nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, giám đốc không có chuyên môn về lĩnh vực sản xuất, giám đốc điều hành năng lực, trình độ không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, số lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn người lao động làm việc tại các doanh nghiệp này đều là lao động nông nhàn, thời vụ không được trang bị kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, vì thế thời gian qua đã để xảy ra nhiều tai nạn lao động trong sản xuất, nhưng không khai báo và thực hiện chế độ cho người lao động theo quy định của nhà nước, mà chỉ thực hiện đền bù theo thoả thuận.

Nhà xưởng sản xuất không đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió, không gian chật hẹp, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do thay đổi mô hình quản lý doanh nghiệp nên hầu hết các ngành, các cấp không có bộ máy quản lý công tác bảo hộ lao động, nhiệm vụ này ở các cấp, các ngành chưa được chú trọng đúng mức.

Một số doanh nghiệp nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý đã quan tâm thành lập bộ máy, nhưng số lượng không đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian tới phải tập trung công tác tuyên truyền, huấn luyện, hướng dẫn cán bộ làm công tác bảo hộ lao động tại cơ sở. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, doanh nghiệp. Các cơ sở phải tăng cường công tác tự huấn huyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định về pháp luật lao động hoặc để xẩy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.

Khoản 2, 3 Điều 142 Bộ luật lao động qui định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Mặc dù các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động khá đầy đủ như đã nêu ở trên, việc thực hiện trên

thực tế đang bộc lộ những vấn đề đáng báo động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo tình hình tai nạn lao động trong 6 tháng đầu năm 2011 trên toàn quốc như sau:

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 3531 vụ tai nạn lao động làm 3642 người bị nạn trong đó:

- Số vụ tai nạn lao động chết người: 233 vụ; Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên: 44 vụ; Số người chết: 273 người; Số người bị thương nặng: 544 người; Nạn nhân là lao động nữ: 630 người

Bảng 2.1: 10 địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người nhất

TT Địa phƣơng Số vụ Số ngƣời bị nạn Số vụ chết ngƣời Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng nặng 1 Thành phố Hồ Chí Minh 909 915 43 43 7 2 Hà Nội 72 95 20 21 51 3 Bình Dương 177 177 17 17 3 4 Đồng Nai 973 978 12 13 100 5 Quảng Ninh 147 149 10 12 87 6 Đà Nẵng 23 23 10 10 7 7 Hà Tĩnh 17 18 9 9 8 8 Nghệ An 18 41 7 24 17 9 Sơn La 10 12 7 8 4 10 Quảng Bình 13 13 5 5 5

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.

Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng 6 tháng đầu năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 39)