thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của lao động là người tàn tật. Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành [25].
1.4. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động sinh lao động
Việc quản lý của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất tập trung dân chủ. Đây là trách nhiệm của các ngành chức năng và là nghĩa vụ của những đối tượng tham gia quan hệ lao động. Quyền quản lý cao nhất thuộc về Chính phủ, bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp quản lý cụ thể nhằm tạo cơ chế cho các ngành chức năng được phát huy tính chủ động trong việc thực hiện chức năng này được phát huy tích chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.
Theo điều 181 Bộ luật lao động - Quản lý Nhà nước về lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về lao động đối với các ngành và các địa phương trong cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình. Cơ quan lao động địa phương giúp Ủy ban
nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về lao động theo sự phân cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý Nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật.
4. Nhà nước tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước về các vấn đề quản lý và sử dụng lao động.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động có cơ sở pháp lý và thiết lập điều kiện vật chất cho việc thực thi pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trên thực tế. Việc thiết lập môi trường lao động phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và không đồng đều, do vậy, chúng ta chưa thể tạo dựng được một môi trường lao động lý tưởng với việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ở mức cao nhất hoặc theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước đã và đang cố gắng từng bước đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lao động an toàn, vệ sinh lao động theo điều kiện hiện có của đất nước, mục đích quan trọng nhất là đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe người lao động nhằm xây dựng một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề khách thể cần phải bảo vệ mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động, khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước cụ thể là Chính phủ và Chương trình quốc gia về bảo hiểm lao động, an toàn, vệ sinh lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế kế hoạch và ngân sách của Nhà nước… cho đến ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa những quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho phù hợp với đơn vị mình và nghiêm chỉnh tuân thủ nó.