Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn lao động vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 37)

vệ sinh lao động

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý an toàn, vệ sinh lao động thể hiện trên cả ba mặt lớn là:

- Xây dựng Chương trình quốc gia về bảo hiểm lao động, an toàn - vệ sinh lao động (khoản 2 Điều 95, Bộ luật lao động).

- Quản lý về an toàn - vệ sinh lao động (Điều 180 Luật bảo hiểm lao động)

- Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động (Điều 185 Luật bảo hiểm lao động). Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ phê duyệt đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào chương trình này, hàng năm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch kinh phí đầu tư cho chương trình để đưa vào kế hoạch ngân sách nhà nước.

Việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động chủ yếu ở việc xây dựng và ban hành các quy định về Bảo hộ lao động; xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vào ngân sách Nhà nước; thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao động.

Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước. Hội đồng quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động do Thủ tướng thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về an toàn, vệ sinh lao động. Tuỳ thuộc vào vị trí các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương mà được giao trách nhiệm tương ứng. Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về Bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thanh tra về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động.

* Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành, quản lý thống nhất hệ thống quy phạm, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khoẻ đối với các nghề, các công việc, thanh tra về vệ sinh lao động; tổ chức khám sức khoẻ và điều trị bệnh nghề nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh an toàn lao động.

* Bộ Khoa học công nghệ có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học về an toàn - vệ sinh lao động, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; phối hợp xây dựng ban hành về quản lý thống nhất đối với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động.

* Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi ngành, địa phương mình.

Tác giả luận văn cho rằng, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động quy định cụ thể cho các Bộ, ngành thực hiện là cần thiết, tuy nhiên cơ chế phối hợp lại thiếu rõ ràng, một số khái niệm về an toàn, vệ sinh lao động chưa rõ, chưa minh bạch, nên chức năng của một số Bộ còn chồng chéo như phân định chưa rõ các khái niệm: "an toàn lao động, an toàn thiết bị, an toàn công nghiệp…". Khi xảy ra tai nạn lao động trách nhiệm của các cơ quan đó như thế nào, chịu trách nhiệm đến đâu thì chưa được đề cập.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 37)