- 7giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và
3.2.2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động
sinh, an toàn lao động
Để thực hiện tốt các yêu cầu trên đây, hiện thực hoá các mục tiêu về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm.
Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ người dân có việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một mặt phải hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn; mặt khác phải tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gắn với thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn với các giải pháp toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả; phát triển mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên…; đẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Phấn đấu hàng năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng 1,8 triệu người, trong đó có 1 triệu lao động nông thôn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4%; năm 2020 lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% trong tổng lao động xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật về lao động, việc làm; chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hoà, điều kiện và môi trường lao động an toàn.
Hai là, phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia
Trong điều kiện có những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, cùng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng gia tăng, việc phát triển hệ thống bảo hiểm và sự tham gia rộng rãi của người dân được coi là giải pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường. Cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững, với chất lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Hệ thống này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng; có sự chia sẻ hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia, nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội… Phát triển mạnh cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, gắn với điều chỉnh lương hưu và lộ trình cải cách tiền lương. Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp, lao động ở nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và khám chữa bệnh. Đặc biệt chú trọng chính sách đối với bà mẹ, trẻ em, người nghèo, người dân ở vùng khó khăn. Phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.
Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để mở rộng các hình thức bảo hiểm khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó
có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì sản xuất và bảo đảm đời sống.
Ba là, thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững
Trong thập kỷ tới, xoá đói giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ bức thiết với quy mô rộng lớn, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và là một trọng tâm trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta. Để thực hiện xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phải đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 với chuẩn nghèo mới phù hợp với tình hình phát triển của nước ta và tiếp cận với chuẩn quốc tế. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả về hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường; nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân. Phải bảo đảm lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và nguồn lực trên từng địa bàn; sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng và cơ sở.
Cùng với việc ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, tiếp tục huy động sự trợ giúp của cộng đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội, động viên người nghèo, vùng nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo hiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở các huyện có số hộ nghèo cao.
Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn phát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển nông thôn bền vững.
Đối với Việt Nam, xuất phát từ vấn đề an toàn - vệ sinh lao động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng và ý nghĩa đối với chiến lược bảo vệ và nguồn nhân lực, chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước; là hoạt động đồng bộ trên tất cả các mặt luật pháp, tổ chức hành chính,
kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Chính vì mục đích là bảo vệ và vì con người mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới an toàn - vệ sinh lao động. Ngay từ khi đất nước còn trong chiến tranh, nền kinh tế quan liêu bao cấp, lạc hậu, Đảng và Bác Hồ đã quan tâm đến an toàn - vệ sinh lao độngthể hiện bằng cách thức ban hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Từ ngày hoà bình lập lại, đất nước thống nhất thì vấn đề an toàn vệ sinh lao động càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù trong giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi còn quá nhiều khó khăn, thách thức song Đảng và Nhà nước càng thể hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ người lao động. Từ ban hành Pháp lệnh bảo hộ lao động năm 1991, Bộ luật lao động năm 1994 và từ đó đến nay nhiều văn bản quy định về An toàn vệ sinh lao động được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để kịp thời điều chỉnh các quan hệ an toàn - vệ sinh lao động biến động trong từng thời kỳ.
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang trở thành vấn nạn, cấp bách cần phải được phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời.
Xuất phát từ đổi mới nền kinh tế, hội nhập khu vực, quốc tế mà uy tín và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao và do đó thu hút đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Chỉ trong khoảng 20 năm, tính đến tháng 12 năm 2005, đã có 6.341 dự án đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 53,6 tỷ USD.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, Việt Nam đang đẩy mạnh nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vai trò điều tiết của pháp luật nói chung và của pháp luật an toàn vệ sinh lao động nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cùng với tiến trình đô thị hoá và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá các đối tượng điều chỉnh của pháp luật an toàn vệ sinh lao động sẽ thay đổi và phát triển theo do đó cần sự hoàn thiện của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trên cơ sở các căn cứ:
Thứ nhất, nhiều công trình hiện đại, cao cấp sẽ được xây dựng do đó đòi hỏi quy trình kỹ thuật, quy trình an toàn lao động phải phù hợp, tương xứng do đó cách quản lý cũng phải thay đổi dẫn đến hệ thống phát luật về an toàn - vệ sinh lao động phải được nâng cấp, hoàn thiện.
Thứ hai, quá trình hiện đại hoá sẽ có nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, tối tân được thay thế, sử dụng mới ở Việt Nam do đó yêu cầu đặt ra cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động sẽ đa dạng, phức tạp và mang tính quốc tế. Đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn phù hợp, quy trình vận hành tương xứng đảm bảo an toàn lao động; cần phải có cơ chế quản lý mới đối với hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại.
Thứ ba, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, dẫn đến hệ thống công nghệ hiện đại được đầu tư, môi trường làm việc thay đổi, nhận thức, tư duy của người lao động cũng đòi hỏi yêu cầu nâng cao, do đó việc huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động sẽ phải thay đổi và hoàn thiện cả về nội dung, hình thức, đối tượng và phương thức truyền đạt thông tin về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó tài liệu huấn luyện, chính sách, chế độ đối với lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao độngcần phải chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trong điều kiện hiện đại hoá.
Thứ tư, trong quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá, điều kiện lao động muốn được đảm bảo về an toàn - vệ sinh lao động thì yêu cầu theo nó cũng phải tương ứng. Để cải thiện điều kiện lao động đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động không chỉ có máy móc, công nghệ hiện đại, không chỉ nâng cao nhận thức của người lao động về an toàn - vệ sinh lao động mà còn là hệ thống quản lý môi trường lao động, hệ thống thiết bị đo, kiểm hiện đại. Muốn vậy pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động phải dự liệu đến điều này.
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn tiêu chuẩn vệ sinh cùng với quy phạm, quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất bật luận là ở đâu cũng cần đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình công nghệ, quy trình làm việc nhất định. Để đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động thì phải căn cứ vào quá trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất mà đề ra các biện pháp kỹ thuật an tòan và vệ sinh. Và từ đó mà xây dựng các quy phạm, quy trình an toàn, vệ sinh thích hợp. Quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn phải phù hợp với trình độ sản xuất của nước ta, phải căn cứ vào đặc điểm của máy móc, thiết bị, phải bảo đảm an toàn lao động và năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. Các ngành các cấp quản lý sản xuất thuộc đối tượng thi hành quy phạm quy trình phải tổ chức nghiên cứu và phổ biến đến tận cơ sở. Phải làm cho cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ kỹ thuật nắm vững những điều quy định trong quy phạm, quy trình và có kế hoạch, biện pháp cụ thể vào hoàn cảnh của cơ sở sản xuất.
b. Cải thiện điều kiện làm việc là một trong những biện pháp hàng đầu trong việc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Với nền sản xuất cũ, lạc hậu, nhiều công việc còn làm thủ công thì điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm là không thể tránh khỏi. Mặc dù sản xuất ở quy mô lớn, hiện đại vẫn còn yếu tố nguy hiểm, độc hại tuy nhiên từ thực tế chỉ cho thấy cải thiện điều kiện không chỉ đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động mà còn giảm nhẹ cường độ lao động và tăng năng suất lao động.
Luận văn cho rằng cần thiết có các quy định, các chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất thay thế công nghệ hiện đại hơn, sử dụng thay thế những chất ít hoặc không độc hại.
c. Tuyên truyền giáo dục huấn luyện trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động cần thực hiện thường xuyên, sâu rộng trong công nhân, viên chức làm cho cán bộ công nhân có nhận thức về tính quan trọng trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động, có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh và trở thành thói quen trong sản xuất.
Đây là một yêu cầu rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động, bởi lẽ khi và chỉ khi chính người lao động hiểu biết cách lao động, hiểu biết các biện pháp để đề phòng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có ý thức tự giác thực hiện đúng quy trình sản xuất, quy trình an toàn thì mới phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hiệu quả.
Ở Việt Nam những thói quen sản xuất tự do, tùy tiện của nền sản xuất còn tồn tại khá phổ biến trong người lao động. Những thói quen này là trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động.
Việc tuyên truyền, giáo dục phải làm thường xuyên, liên tục và kiên trì. Phải làm ngay trong các trường phổ thông, đại học, trung học, trường công nhân đến xí nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh đến các công trường đang thi công.
Hiện nay hàng năm Chính phủ tổ chức phát động tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ cũng nhằm không ngoài mục đích tuyên truyền, giáo dục công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cán bộ công nhân viên. Công việc này có ý nghĩa nhắc nhở người lao động và hơn nữa thể hiện tính quần chúng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác an toàn - vệ sinh lao động.Cần có cơ chế quản lý, tổ chức và coi Tuần lễ Quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong ý thức của người dân, nếu không kết quả chỉ là hình thức, thậm chí lại có kết quả ngược lại.
Cũng xuất phát từ tính đặc thù của lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động tới người sử dụng lao động và người lao động là cần thiết.
Pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động của Việt Nam hiện nay không có