Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 34)

mỗi bên. Các bên trong quan hệ lao động, cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, trong đó trước hết và chủ yếu là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.

1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Công tác an toàn, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy đây cũng là một nội dung quan trọng nằm trong chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, của tổ chức công đoàn. Vì vậy, đề cao và đảm

bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là công tác trọng tâm của công đoàn. Trong phạm vi quốc gia, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng Chương trình quốc gia về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Trong phạm vi cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động cam kết thực hiện tốt công tác về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động… Vì vậy, tôn trọng các quyền của công đoàn và bảo đảm để tổ chức Công đoàn làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên hữu quan.

Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, công đoàn là tổ chức có nhiều khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền của người lao động nói chung và quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động của người lao động nói riêng. Vì vậy, việc đề cao và đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động mang tính tất yếu, khách quan.

Tại Chương XIII, Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung đã quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực an toàn lao động - vệ sinh lao động. Đây chính là việc đề cao vai trò của tổ chức công đoàn. Đồng thời, các quy định từ Điều 153 đến 156 của Bộ luật và đặc biệt trong Luật công đoàn năm 1990, Nhà nước đã quy định rất rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động. Sau sáu tháng kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, tổ chức công đoàn phải được thành lập và người lao động phải thừa nhận tổ chức đó. "Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp". Hơn thế nữa, để tạo

điều kiện cho hoạt động của công đoàn, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo các phương tiện làm việc cần thiết, phải trả lương và tạo điều kiện về thời gian cho người làm công tác công đoàn.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về nội dung hoạt động của công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp gồm các hoạt động củng cố tổ chức, bộ máy bảo hộ lao động, xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động; tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động như rà soát máy móc, kẻ vẽ biển báo hiệu nguy hiểm; mua mới và sửa chữa máy móc; khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động nhằm sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, đo đạc yếu tố vệ sinh tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền vận động trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Ngoài ra, các tổ chức công đoàn còn tham gia các hoạt động lớn của quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia như tham gia xây dựng Chương trình quốc gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm; tham gia mạng thông tin an toàn, vệ sinh lao động đã nói lên vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt dộng đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Bộ luật lao động sửa đổi quy định:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động [28, khoản 3 Điều 95].

Đối với người lao động, trong hoạt động đảm bảo vệc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động cho họ, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng và cốt yếu trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người lao động, trong việc yêu cầu và thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động;

trong việc yêu cầu người sử dụng lao động xây dựng và đảm bảo điều kiện lao động được an toàn, vệ sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 34)