- 7giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và
2.1.2. Pháp luật một số nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Trên thế giới, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thì vấn đề an toàn lao động - vệ sinh lao động, trong khuôn khổ một chế định hoặc một văn bản dưới luật thì chưa tương xứng và do đó chúng được điều chỉnh bằng Luật riêng. Ví dụ ở các nước Đông Nam Á có Luật Quan hệ lao động (Labor Relations) (trừ 3 nước Lào, Campuchia, Mianma) tách bạch với Luật An toàn - vệ sinh lao động (industrial safety and health), Luật bảo hiểm (Labor Insurance); ở các nước Đông Bắc Á cũng tương tự.
Để có tầm nhìn khái quát về pháp luật an toàn - vệ sinh lao động và từ đó rút ra được các kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu Luật Lao động nói chung, luật An toàn - vệ sinh lao động nói riêng của một số nước trên thế giới đặc biệt của một số nước trong khu vực.
* Luật An toàn sức khoẻ công nghiệp của Hàn Quốc
Về lĩnh vực lao động, ở Hàn Quốc có Đạo Luật: Đạo luật Quan hệ lao động, Đạo luật Tiêu chuẩn lao động, Đạo luật Đảm bảo việc làm, Đạo luật Đào tạo nghề, Đạo luật Bảo hiểm lao động, Đạo luật An toàn sức khoẻ công nghiệp (Industrial safety and health Act - 2004). Đạo luật sức khoẻ và an toàn công nghiệp có 9 chương.
Đồng thời có các văn bản thi hành (Decree Enforcement), từ năm 1991 đến năm 2003 có 19 văn bản thực hiện.
Như vậy, so với pháp luật an toàn - vệ sinh lao độngcủa Việt Nam, thì Đạo luật an toàn sức khoẻ của Hàn Quốc có những điểm khác và ưu việt hơn:
Hàn Quốc có Đạo luật riêng về an toàn sức khoẻ giúp cho người lao động mà ở trong đạo luật này có đầy đủ các Chương, Điều, Khoản quy định rất chi tiết từ cơ quan quản lý, các quy định chi tiết về an toàn sức khoẻ, các
biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro, quản lý an toàn sức khoẻ, các biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro, quản lý sức khoẻ của chính người lao động cho đến các quy định về hành vi giám sát.
Đạo luật an toàn sức khoẻ của Hàn Quốc có 2 Chương là Chương IV quy định cụ thể về các biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro. Tôi cho rằng đây là tính ưu việt hơn hắn vì hai lý do:
Một là, tai nạn, rủi ro vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, phải đặt vấn đề phòng ngừa là chủ yếu, đây là yếu tố tích cực và quan trọng góp phần hạn chế tai nạn lao động.
Hai là, ý nghĩa của việc phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quan trọng hơn việc xử lý do đó cần thiết phải đề ra biện pháp phòng ngừa cụ thể, để những nhà quản lý và người lao động có kế hoạch chủ động trong việc hạn chế tai nạn, rủi ro trong lao động.
Chương VII. Tư vấn về an toàn công nghiệp và tư vấn về vệ sinh công nghiệp. Đây cũng thể hiện được hiệu quả phòng ngừa tai nạn, rủi ro cao vì ta vấn đề an toàn công nghiệp và tư vấn về vệ sinh công nghiệp trong Đạo luật nhằm hai mục đích:
Nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động và người lao động về cách thức phòng ngừa tai nạn, rủi ro trong lao động, ý nghĩa về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nại, rủi ro trong lao động.
Tư vấn được đưa vào trong luật nhằm bắt buộc mọi người có liên quan phải thực thi, nên hiệu quả của tư vấn sẽ cao.
* Luật An toàn lao động của Singapore
Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, xây dựng văn hoá lao động và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tìm ra phương pháp để giảm tần suất tai nạn lao động xuống thấp hơn nữa nên Chính phủ Singapore đã nghiên cứu xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động dựa trên Luật Nhà máy cũ, năm
2006 Luật An toàn - vệ sinh lao động chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/3/2006 với 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động; quy trách nhiệm của những người gây tai nạn lao động cũng như phân định trách nhiệm rõ ràng cụ thể cho tất cả các đối tượng trong hệ thống lao động.
- Giảm thiểu tai nạn rủi ro tại nguồn, phòng ngừa để tránh tai nạn lao động chủ yếu.
- Tăng cường mức xử phạt với các trường hợp quản lý an toàn lao động kém để xảy ra tai nạn lao động.
Luật An toàn - vệ sinh lao động của Singapore có hiệu lực từ ngày 01/3/2006 bao gồm 66 điều và chia làm 11 phần và được áp dụng cho các nhóm ngành nghề sau:
Nhà máy, công trường xây dựng, đóng tàu, các tàu đang hoạt động ở cảng, sân bay, cầu cảng, phòng thí nghiệm.
Sau hai năm thực hiện, đến 01/3/2008 được sửa đổi, bổ sung áp dụng thêm cho các lĩnh vực: Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ; Thú y; Khách sạn nhà hàng; Cấp nước, xử lý nước thải, chất thải rắn; Các dịch vụ bảo trì bảo dưỡng.
Dự kiến đến năm 2011 Luật An toàn - vệ sinh lao động sẽ bắt buộc áp dụng cho tất cả các nhóm ngành nghề kinh doanh, dịch vụ ở Singapore và mục tiêu của Chính phủ Singapore đến năm 2018 sẽ giảm tần suất lao động xuống còn 1,8 /triệu
Một số điểm mới trong Luật An toàn vệ sinh lao động của Singapore: Xuất phát từ nhận thức Luật An toàn - Vệ sinh lao động sẽ không hiệu quả khi áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp cho nên trong Luật An toàn - vệ sinh lao động không quy định chi tiết, cụ thể về kỹ thuật là doanh nghiệp phải làm gì mà chuyển dần sang việc quy trách nhiệm cho
từng đối tượng cụ thể, dựa trên thực tế của doanh nghiệp và trước mắt chỉ áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp có nhiều nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động.
Ví dụ, Luật Nhà máy trước đây quy định: "Trong phân xưởng sản xuất diện tích cửa sổ phải chiếm tối thiểu 10% diện tích tường bao quanh". Trong Luật An toàn - vệ sinh lao động mới quy định: "Chủ sử dụng lao động có trách nhiệm thiết kế, xây dựng phân xưỏng sản xuất sao cho hệ thống thông gió hoạt động hiệu quả, phù hợp với số lượng công nhân làm việc bên trong".
Luật An toàn - vệ sinh lao động chủ yếu tập trung vào hướng phải có giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động bằng cách đề ra các biện pháp cụ thể thực hiện trước khi bước vào sản xuất kinh doanh.
Luật An toàn - vệ sinh lao động của Singapore quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân khi gây ra mất an toàn về an toàn - vệ sinh lao động, khi đó phải có trách nhiệm kiểm soát, quản lý những rủi ro này, chẳng hạn người được ủy nhiệm, kể cả khi lao động được cung cấp bởi bên thứ 3 (ví dụ như nhà thầu phụ) thì người được uỷ nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm khi có tai nạn lao động xảy ra.
Các quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và một số đối tượng cụ thể như sau:
Đối với người sử dụng lao động:
* Phải tạo ra và đảm bảo môi trường lao động an toàn
* Các biện pháp an toàn lao động phải đảm bảo được thực hiện
* Trong quá trình làm việc, người lao động không bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hại trong môi trường dưới sự kiểm soát của chủ sử dụng lao động.
* Xây dựng và thực hiện các biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố về mất an toàn - vệ sinh lao động.
* Cung cấp những thông tin, những khoá tập luyện về An toàn - vệ sinh lao người lao động.
Đối với người lao động: Hợp tác với chủ sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động cũng như gây ra những mối nguy hại khác.
Đối với nhà sản xuất, cung cấp những máy móc, dụng cụ có yêu cầu nghiêm ngặt, những hợp chất có tính độc hại: Phải đảm bảo những dụng cụ, hợp chất khi đưa vào sử dụng sẽ không mất an toàn vệ sinh lao động.
Luật An toàn - vệ sinh lao động của Singapore cho phép những cơ quan có thẩm quyền tiến hành những việc sau:
* Tiến hành điều tra; * Xử phạt;
* Thư cảnh báo; * Yêu cầu khắc phục;
* Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay Chính phủ Singapore đã và đang có những nỗ lực nhằm giảm tần suất tai nạn lao động, một trong những hành động cụ thể là việc ban hành và đưa vào áp dụng Luật an toàn, vệ sinh lao động. Hy vọng từ kinh nghiệm của Singapore, tới đây Việt Nam cũng sẽ xây dựng được cho mình một luật riêng, chuyên ngành về an toàn - vệ sinh lao động nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động mục đích giảm thiểu tai nạn và đảm bảo nơi làm việc an toàn như nội dung của Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg mà Thủ tướng Chính phủ đã ký.
* Luật lao động của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Về cơ bản Luật lao động của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1994 với Bộ luật lao động của Việt Nam là như nhau. Luật lao động của
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm 13 chương trong đó có một Chương quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Chương VI, An toàn - vệ sinh lao động bao gồm 6 điều từ Điều 52 đến Điều 57.
Nếu so sánh pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động của Trung Hoa và của Việt Nam thì về hình thức và về nội dung là như nhau, có chăng chỉ khác nhau về các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, với đà phát triển tốc độ nhanh của nền kinh tế Cộng hòa nhân dân Trung Hoa những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, hàng loạt văn bản pháp luật của Trung Quốc đã kịp chỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp, trong đó Bộ luật lao động của Trung Quốc là một ví dụ.
Năm 2002 Trung Quốc ban hành 02 Luật riêng về an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:
Luật An toàn nghề nghiệp (Law of people’ Republic of China on Work Safety) đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2002 và có hiệu lực từ ngày 1/11/2002.
Luật phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp (Law of People’s of China on the preven tion and Treatment of Occupational Diseases) được Quốc hội thông qua ngày 27/10/2001 và có hiệu lực ngày 1/5/2002.
Những điểm mới của Luật an toàn nghề nghiệp của Trung Quốc: Đây là một luật riêng, độc lập để điều chỉnh các quan hệ về an toàn nghề nghiệp trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở Trung Quốc, phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm cả phòng cháy chữa cháy, giao thông đường thuỷ, đường sắt…
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động được tách thành những chương riêng mà ở đó có những quy định chi tiết cụ thể để người sử dụng lao động và người lao động dễ áp dụng.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng góp một khoản tiền vào quỹ bồi thường cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, chứ không phải xảy ra tai nạn lao động mới quy định bồi thường.
Luật an toàn nghề nghiệp của Trung Quốc quy định phải thành lập tổ chức giám sát kỹ thuật an toàn nghề nghiệp ở các địa phương, nơi mà doanh nghiệp đóng trên địa bàn của họ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
* Luật phòng ngừa và điều trị bệnh nghề nghiệp của Trung Quốc
Những điểm mới của Luật phòng ngừa bệnh nghề nghiệp:
Thứ nhất, đây là một Luật riêng và độc lập điều chỉnh các quan hệ về vệ sinh lao động, quan hệ chẩn đoán, điều trị bệnh nghề nghiệp, đây là một điểm mới so với Luật An toàn - vệ sinh lao động của các nước trong khu vực và thế giới.
Thứ hai, Luật quy định một Chương về các biện pháp phòng ngừa vi khí hậu (ánh sáng, độ rung, nhiệt độ, hoá chất...) từ khi thành lập doanh nghiệp. Theo tác giả đây là yêu cầu rất quan trọng, cần thiết và hiệu quả cho việc phòng ngừa bệnh nghề nghiệp vì phòng ngừa từ nguồn sinh ra bệnh nghề nghiệp.
Thứ ba, luật quy định cơ chế chẩn đoán khi cho rằng có dấu hiệu mắc bệnh nghề nghiệp và khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì được điều trị và chế độ bảo vệ họ.
* Đạo luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp của Malaysia (Occupational Safety and Health ACT)
Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp của Malaysia được ban hành từ năm 1974, từ đó đến nay chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cho phù hợp thực tế. Đây cũng là một Đạo luật riêng, độc lập để điều chỉnh các quan hệ về an toàn - vệ sinh lao động. Luật an toàn sức khoẻ của Malaysia gồm 3 phần:
Phần 1: Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp như thế nào? Trong phần này nội dung tương tự như nội dung quy định chung của Luật của các quốc
gia, chỉ khác là nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của an toàn sức khoẻ trong lao động.
Phần 2: Hiệu quả của Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp Phần 3: Chính sách về an toàn sức khoẻ
Trong phần này được chia thành 03 nội dung chính: * Chính sách chung;
* Tổ chức; * Hoà giải.
Nhìn chung Luật an toàn sức khoẻ nghề nghiệp của Malaysia cũng quy định chặt chẽ về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan. Tuy nhiên mọi quy định về an toàn - vệ sinh lao động đã đưa lên thành Luật riêng, do vậy hiệu lực pháp lý cao hơn.
* Luật an toàn sức khoẻ và phúc lợi xã hội của Philippine
Bộ luật lao động của Philippine được chia thành 4 quyền (Luật) riêng, trong đó Luật An toàn sức khoẻ và phúc lợi xã hội thuộc quyền thứ tư (BOOK FOUR - Health, Safety and Social Welfare Benefits).
Luật này được chia thành 2 phần:
Phần 1: Y tế, Nha khoa và An toàn nghề nghiệp
Phần 2: Quỹ bảo hiểm quốc gia và bồi thường cho người lao động. * Các bác sĩ, y tá phải được tuyển dụng vào trong doanh nghiệp (số công nhân nhiều hơn 200 phải có bác sĩ) và phải lập chương trình bảo vệ sức khoẻ, răng. Trách nhiệm được quy định cho người sử dụng lao động.
* Quy định các tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh; chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động trước khi tuyển dụng, hợp đồng làm việc.
Phần 2, Quỹ bảo hiểm quốc gia và bồi thường cho người lao động. Trong phần này được quy định chặt chẽ bao gồm 9 chương.
Ở Philippine vấn đề Quỹ phúc lợi và bồi thường được quy định nghiêm ngặt, người sử dụng lao động phải đóng góp vào quỹ này tuỳ thuộc vào doanh thu mà đóng góp nhiều hay ít nhưng bắt buộc phải góp vào quỹ để khi xảy ra tai nạn lao động thì cơ quan quản lý quỹ giải quyết. Việc đề cao tính phí bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất tỉ mỉ và bình đẳng đối với sức lao động, sự tồn tại của họ cũng như nhân thân của họ khi bị chết.
* Luật an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của Mỹ (Chapter 15 - Occupational Safety and health)
Bộ Luật chung của Mỹ bao gồm nhiều chương trong đó có một chương quy định về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Chương này bao gồm 27 điều từ Điều 651 đến Điều 678. Hàng năm Mỹ xem xét điều chỉnh bổ xung theo khoản, điều mà không điều chỉnh luật.
Tuy nhiên ngày 29 tháng 12 năm 1970 Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp và được sửa đổi, bổ sung ngày 01