- 7giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và
2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động
Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, thanh tra có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết. Do tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động đòi hỏi phải được kiểm tra, giám sát, phát hiện để ngăn ngừa kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động và các nguy hại khác cho người lao động. Thêm vào đó ý thức chấp hành các quy định về kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động của các cán bộ quản lý ở các cấp nhất là ở cơ sở và người lao động còn yếu, tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc chăm lo, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của người lao động chưa tốt. Mặc khác còn do đặc điểm nền sản xuất nước ta từ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lại thêm công tác an loàn lao động, vệ sinh lao động còn nhiều sơ hở, thiếu kinh nghiệm. Trong thực tế sản xuất thường xuyên xuất hiện những hiện tượng không bảo đảm an toàn, không bảo đảm sức khoẻ của người lao động, có nơi có lúc còn nghiêm trọng. Tình hình đó đòi hỏi công tác thanh tra, kịp thời phát hiện và đôn đốc sửa chữa những thiếu sót, ngăn chặn tức khắc các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố sản xuất, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ người lao động, góp phần tích cực vào bảo đảm sản xuất liên tục, phục vụ tốt yêu cầu xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cán bộ thanh tra phải thấy rõ ý nghĩa này hơn người khác, phải thấy để làm tốt công việc của mình, từ đó mà thuyết phục mọi người làm cho mọi người thấy rằng "có chúng ta thì mọi việc này đỡ sai, đỡ hỏng và nếu có sai hỏng rồi thì phát hiện kịp thời để sửa chữa".
2.2.2. Đối tượng và nội dung cơ bản thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động lao động
a. Đối tượng thanh tra
Theo quy định của Bộ luật lao động thì đối tượng thanh tra an toàn - vệ sinh lao động bao gồm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử
dụng lao động, trừ một số doanh nghiệp, tổ chức đặc thù theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các doanh nghiệp và tổ chức đặc thù thì khi thanh tra về an toàn - vệ sinh lao động có sự phối hợp với thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Trong các đối tượng nêu trên, cần chú trọng nhiều tới các doanh nghiệp có kỹ thuật phức tạp, điều kiện nặng nhọc nguy hiểm, có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố về bệnh nghề nghiệp như: hầm mỏ, địa chất, luyện kim.
Công trường khai thác đá, xây lắp, kho thuốc nổ, những nơi có sử dụng thiết bị áp lực, hoá chất, thuốc trừ sâu, điện... và chú trọng những đơn vị phục vụ quốc phòng, phục vụ bảo đảm giao thông vận tải, những vùng công nghiệp tập trung, những nơi sử dụng nhiều lao động, những nơi xa xôi hẻo lánh.
b. Nội dung thanh tra
Ở mỗi ngành, mỗi cơ sở sản xuất đều có yêu cầu về bảo đảm an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh lao động cụ thể, sát hợp với từng đối tượng. Khi thanh tra an toàn, vệ sinh lao động cán bộ thanh tra cần tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Xem xét việc thi hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, tình hình an toàn trong quản lý sử dụng máy móc, thiết bị, xem xét từ khâu thiết kế, chế tạo thiết bị mới,các thiết bị tư trang, tự chế, bình an toàn sử dụng điện và những khâu sản xuất thi công nguy hiểm, có kỹ thuật phức tạp để xảy ra tai nạn lao động.
- Xem xét việc thực hiện các biện pháp che chắn, rào ngăn, tín hiệu, biển báo; xác định công dụng của các thiết bị an toàn và vệ sinh như nối đất
bảo vệ chống sét, phanh hãm, thông gió, hút bụi, khử độ chiếu sáng, chống ồn, bức xạ v.v...
- Xem xét mặt hàng sản xuất thi công; xác định tình hình nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ không khí, nồng độ khí độc, bụi trong môi trường lao động. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Xem xét tình hình cải thiện điều kiện làm việc nhất là việc cải thiện kỹ thuật, tự động hoá, cơ giới hoá khâu làm việc thủ công nặng nhọc, độc hại, cải tiến kỹ thuật máy móc, cải thiện môi trường làm việc, đi lại vận chuyển trong cơ sở sản xuất, thi công.
Thứ hai, thanh tra việc thi hành các biện pháp về tổ chức chỉ đạo thực hiện. Xem xét việc lập, thực hiện và báo cáo việc thực hiện kế hoạch Bảo hộ lao động. Chú ý xem xét kế hoạch đó có đáp ứng yêu cầu công tác bảo hộ lao động. Việc cung cấp kinh phí, vật tư, nguyên liệu và các phương tiện để thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động. Tình hình tổ chức phân công thực hiện kế hoạch này.
Xem xét việc tổ chức huấn luyện, sát hạch về kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động cho người sử dụng lao động, người lao động theo quy định hiện hành.
Xem xét phân định trách nhiệm và việc thực thi trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động đối với người sử dụng lao động.
Xem xét việc thực hiện chế độ tự kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động, biện pháp giải quyết những khiếm khuyết đã phát hiện. Xem xét việc thực hiện chế độ khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động.
Xem xét việc tổ chức các văn bản quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Chú ý việc triển khai thực hiện các chỉ thị của Đảng và Chính phủ về công tác an toàn - vệ sinh lao động cho từng thời kỳ. Chẳng hạn như tổ chức tuần lễ quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm do Chính phủ phát động.
Thứ ba, thanh tra việc tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách chế độ đối với người lao động nhưng căn bản là các chế độ sau:
- Xem xét việc thi hành các chế độ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ làm thêm giờ; chế độ trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, ăn ca đêm, nước uống, nghỉ ca, nhà tắm, nhà vệ sinh kinh nguyệt; chế độ khám sức khoẻ định kỳ, khám phụ khoa, việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của người lao động nữ.
- Xem xét tình hình phòng bệnh, tổ chức cấp cứu khi bị tai nạn lao động; số liệu bệnh tật, phân loại sức khoẻ qua từng thời kỳ, nguyên nhân tăng giảm, ở bộ phận sản xuất nào, ở loại người lao động nào, những biện pháp giải quyết.
Thứ tư, thanh tra việc thực hiện biên bản, kiến nghị
Xem xét tình hình thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra trước đó (kể cả các kiến nghị của người lao động ở cơ sở) để biết được những việc đã làm, chưa làm, nguyên nhân không thực hiện được của cơ sở, những tồn tại cần được kiến nghị tiếp, biện pháp khắc phục.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn và tính chất của thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
* Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động, thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động nước ta hiện nay có 6 nhiệm vụ chính sau:
- Thanh tra về việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- Xem xét chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động và các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng ký và cho phép đưa vào sử dụng những máy, thiết bị, vật tư có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Tham gia xem xét, chấp hành địa điểm các giải pháp vệ sinh lao động khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật về lao động.
- Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật an toàn - vệ sinh lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan đó.
* Quyền hạn của thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động được pháp luật quy định cho những quyền hạn rất lớn. Có thể phân chia thẩm quyền theo lãnh thổ và theo ngành quản lý.
Thứ nhất, thẩm quyền theo lãnh thổ: theo quy định hiện hành, thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động trực thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội có thẩm quyền thanh tra về an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi toàn quốc. Các cấp thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động khác khi có thẩm quyền tiến hành thanh tra về an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi đơn vị hành chính của cấp mình. Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động cấp tỉnh (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) có thẩm quyền thanh tra trong phạm vi tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ hai, thẩm quyền theo ngành quản lý:
Tuỳ tính chất quản lý nhà nước của mình mà mỗi ngành quản lý đều có cơ quan thanh tra riêng nhằm tăng cường và bảo đảm việc quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực mình phụ trách, nhưng chỉ có thanh tra Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới có thẩm quyền. Tuy nhiên đối với một số ngành và lĩnh vực có tính
chất kỹ thuật đặc thù thì pháp luật an toàn - vệ sinh lao động cho phép cơ quan thanh tra riêng của ngành, lĩnh vực đó được thực hiện công tác thanh tra an toàn - vệ sinh lao động trong ngành, lĩnh vực của mình với sự phối hợp cũng như sự trợ giúp của Thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
* Quyền hạn của thanh tra viên
Luật Thanh tra năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra và thanh tra viên. Về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động thì Thanh tra chuyên ngành có thêm một số quyền sau: quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và phải chịu trách nhiệm quy định của mình, đồng thời phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra có quyền để xuất các biện pháp khắc phục hư hỏng trong các thiết bị, nhà xưởng nơi làm việc, những hoạt động đe doạ cho sức khoẻ, cho an toàn tính mạng người lao động.
Khi ra lệnh tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường lao động, thanh tra viên lao động có quyền ấn định thời gian khắc phục cho người sử dụng lao động, yêu cầu họ phải nghiêm chỉnh thi hành.
Quyết định của thanh tra viên lao động là bắt buộc phải thi hành và có hiệu lệnh ngay. Trong trường hợp đương sự thấy không thoả đáng thì có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn phải chấp hành quy định của thanh tra viên lao động.
Chính vì thanh tra viên có vai trò quan trọng như vậy mà việc tuyển chọn thanh tra viên, bổ nhiễm, thuyên chuyển, miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên phải theo một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt nhằm đảm bảo công tác thanh tra thực sự là một công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động. Ví dụ gần đây nhất là quy định số 892/1999/QĐ/BLĐTBXH ngày 6/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định bổ nhiệm và miễn nhiệm, cấp thẻ thanh tra viên lao động.
d. Tính chất của thanh tra an toàn - vệ sinh lao động - Tính pháp luật
Thanh tra phải dựa vào các chính sách, chế độ, các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; tinh thần nội dung và kế hoạch thi hành các quy định này đòi hỏi thanh tra viên phải nắm thật vững mới có cơ sở để xem xét, giải quyết công việc. Tính pháp luật thể hiện ở chỗ bất kỳ lúc nào, bất kỳ công việc gì, ở đâu cũng phải căn cứ vào các văn bản pháp luật để xem xét và kết luận. Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động lại càng phải có đầy đủ tính chất này. Thanh tra an toàn - vệ sinh lao động phải dựa vào quy trình, quy phạm, nguyên tắc, chế độ, thể lệ quy định. Ngoài các văn bản pháp lý được xây dựng trên cơ sở thực tế thậm chí trên kinh nghiệm xương máu của người lao động, Cho nên khi thanh tra nhất thiết phải căn cứ vào các quy định đó.
Thanh tra để bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khắc phục những sai sót, lệch lạc trong quan điểm, nhận thức về thái độ và phương cách làm việc. Rõ ràng đây là một cuộc đấu tranh của cán bộ thanh tra thường diễn ra rất phức tạp.
Đối với thanh tra an toàn - vệ sinh lao động thì tính chất đấu tranh càng phức tạp hơn bởi lẽ trong cuộc đấu tranh của cán bộ thanh tra khi làm việc là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và đời sống hạnh phúc của người lao động; chỉ một chút lơi lỏng, thiếu đi sâu, đi sát, thiếu kiên quyết có thể dẫn đến thiệt hại tính mạng người lao động, thiệt hại sản xuất lao động. Cho nên không cho phép cán bộ thanh tra an toàn - vệ sinh lao động nhân nhượng, hữu khuynh với bất cứ hiện tượng hoặc hành động sau phạm nào có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố trong sản xuất, dù là những sai phạm nhỏ. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vi phạm các quy định, quy trình, quy phạm an toàn đã gây tác hại rất nghiêm trọng nhưng tìm mọi biện pháp đổ lỗi cho yếu tố khách quan hoặc không nhận lỗi về mình. Vì vậy thanh tra phải biết đấu tranh kiện quyết, có lý, có tình mới đem lại kết quả.
- Tính chất quần chúng
Công tác thanh tra tuy có nghiệp vụ riêng, có quyền hạn nhất định, song phải tiến hành theo đưòng lối quần chúng thì mới đạt hiệu quả cao. Phải làm cho quần chúng hiểu, nắm vững chính sách, chế độ, quy định của Đảng và Nhà nước để quần chúng chấp hành, đồng thời tham gia phát hiện tình hình, đấu tranh lẫn nhau trong đời sống hàng ngày với những hiện tượng sai trái, phát hiện và cung cấp tình hình cụ thể cho thanh tra.
Đối với công tác thanh tra an toàn - vệ sinh lao động tính quần chúng càng thể hiện rõ vì quần chúng trước hết là người trực tiếp thực hiện chính sách chế độ và các quy phạm, quy trình an toàn, là người biết rõ tình hình trong sản xuất. Quần chúng là người đấu tranh thường xuyên hàng ngày với