- 7giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động
Để phòng ngừa tai nạn lao động có hiệu quả hiện nay cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng trước hết dưới góc độ pháp lý cần thiết phải có cơ chế quản lý đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các văn bản quy định về an toàn - vệ sinh lao động phải được hoàn thiện đáp ứng việc điều chỉnh các quan hệ an toàn - vệ sinh lao động trong thời kỳ mới.
Về mặt lý luận, để hoàn thiện pháp luật an toàn - vệ sinh lao động cần căn cứ vào các nhu cầu cụ thể sau đây:
Ở Việt Nam, mọi chính sách pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ con người, vì con người, do con người và trên hết là người lao động. Nếu Bộ luật lao động là hành lang pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Việc hệ thống pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động hoàn thiện, đi vào cuộc sống của người lao động, có điều kiện lao động tốt, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm thiểu được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, thì đó là mục đích của Đảng và Nhà nước ta. Nếu pháp luật an toàn - vệ sinh lao động hoàn thành nhiệm vụ là dự báo và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì Pháp luật đó đã đi vào cuộc sống, cần tiếp tục hoàn thiện và phát huy. Khi đó người lao động yên tâm làm việc, tin tưởng
vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị cho quốc gia.
Các quyền của người lao động được bảo hộ lao động, được làm việc trong những điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế (Điều 23 (1) Tuyên ngôn về quyền con người; Điều 7 (b) Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá…) và cũng là một trong những nguyên tắc được quy định tại Điều 56 Hiến pháp năm 1992: "Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động…)".
Các quyền đó của người lao động phải được luật hoá, phải được quy định chi tiết để người lao động có điều kiện thực hiện quyền này. Như vậy pháp luật an toàn - vệ sinh lao động cần được hoàn thiện, luật hoá là một trong những nhu cầu cần thiết trong điều kiện hiện nay.
Các quy định về an toàn lao động - vệ sinh lao động góp phần vào việc cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động.
Có thể hiểu được dễ dàng nếu các quy định về an toàn - vệ sinh lao động được ban hành đầy đủ, hoàn thiện, rõ ràng và có cơ chế quản lý thông suốt từ trung ương đến địa phương cho đến người sử dụng lao động và người lao động thì điều kiện lao động sẽ được cải thiện, đáp ứng điều kiện lao động - vệ sinh lao động trong môi trường lao động. Khi đó người lao động sẽ đảm bảo được sức khoẻ, nhờ vậy năng suất lao động tăng lên; điều kiện lao động dần được cải thiện, tính an toàn cao cho người lao động, môi trường lao động an toàn - vệ sinh lao động góp phần phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhờ vậy năng suất lao động cũng tăng lên.
Trong nội dung các quy định về an toàn - vệ sinh lao động đã ban hành có nhiều nội dung thể hiện tính ổn định cao, do đó có thể đưa vào Luật An toàn - vệ sinh lao động độc lập. Ví dụ các nội dung: quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; quy định kiểm định kỹ thuật an toàn, quy phạm an toàn lao động; bồi dưỡng hiện vật v.v...
Bộ luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan. Quan hệ an toàn - vệ sinh lao động liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên ví dụ cá nhân có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; chủ nhà có trách nhiệm bồi thường về tai nạn lao động đối với lao động được thuê làm các công việc dân sự; các tai nạn giao thông xảy ra trên đường giao thông quốc gia, trên đưòng giao thông nội bộ trong doanh nghiệp, trong khu vực sản xuất kinh doanh đối với người lao động…
Một số luật hiện nay đã được nâng lên thành Luật từ Pháp lệnh (phòng cháy chữa cháy, nghĩa vụ quân sự…). Trước đây Việt Nam có Pháp lệnh Bảo hộ lao động nhưng sau đó được đưa vào Chương IX Bộ luật lao động nội dung này.
Các văn bản liên quan đến lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động ở Việt Nam hiện nay do nhiều Bộ, ngành ban hành ví dụ Bộ Công thương quản lý nhà nước về an toàn hoá chất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về an toàn thuốc bảo vệ thực vật, Bộ Giao thông quản lý nhà nước về an toàn đường sắt, đường thuỷ... Do đó việc quản lý nhà nước rất tản mạn, không tập trung gây chồng chéo trong quản lý, trong thực thi.
Ngày 7/1/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Kể từ thời điểm này, Việt Nam chính thức tham gia vào sân chơi kinh tế - thương mại rộng lớn này tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu ra quy mô toàn cầu, tăng cường cải cách, đổi mới kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thu hút đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cho phép Việt Nam được tham gia một cách bình đẳng vào hệ thống thương mại đa phương, tránh tình trạng bị phân biệt đối xử, có điều kiện nâng cao và phát huy vai trò ngoại giao.
Để xây dựng luật chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động cần: Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển như đã nêu ở chương 1 và trên cơ sở thực tế của Việt Nam, theo luận văn các quy định về an toàn - vệ sinh lao động phải được Luật hoá.
Để hoàn thiện pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động của Việt Nam trước hết phải xây dựng Luật chuyên ngành về an toàn - vệ sinh lao động để trình Quốc hội ban hành ngay trong thời điểm hiện nay. Chỉ như vậy, các quan hệ về an toàn vệ sinh lao động mới được điều chỉnh bằng pháp luật một cách tương xứng và hiệu quả.
Luật an toàn - vệ sinh lao động độc lập sẽ đạt được những mục đích và ý nghĩa sau đây:
Thể hiện sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân với việc chăm lo sức khoẻ, sinh mạng cho mọi người dân nói chung, người lao động nói riêng trong thời điểm nền kinh tế thị trường của chúng ta đang phát triển và hội nhập.
Hiệu lực pháp luật của các quy định về an toàn - vệ sinh lao động có tính pháp lý cao, giúp cho việc áp dụng các quy định về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động hiệu quả hơn, góp phần giảm thiểu về các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà lẽ ra người lao động không phải gánh chịu. Việc ban hành Luật an toàn lao động.
Vệ sinh lao động sẽ tạo được sự quản lý về an toàn - vệ sinh lao động thống nhất đồng bộ, tránh sự quản lý manh mún, chồng chéo. Ngoài ra sự ra đời của luật này sẽ có điều kiện dự báo, điều chỉnh toàn diện các đối tượng, các quan hệ an toàn - vệ sinh lao động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, luật an toàn lao động - vệ sinh lao động ban hành giúp cho việc hội nhập về an toàn - vệ sinh lao động đối với khu vực và thế thế giới.
Trên cơ sở nội dung chính sách và thực trạng của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động ở chương 1 và chương 2, vấn đề nổi lên hàng đầu là làm thế
nào để pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động đi vào đời sống của nhân dân nói chung và những người liên quan đến lao động nói riêng đồng thời các chủ thể trong quan hệ lao động trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động được bình đẳng và chính họ tự giác thực thi quyền và nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc.
Kể từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với nhiều Bộ luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường thì Pháp lệnh Bảo hộ lao động (1991) và nhất là Bộ luật lao động ra đời năm 1994 đã đáp ứng kịp thời để điều chỉnh quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động thuộc lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động nói riêng. Tuy nhiên do có khá nhiều về thể chế công tác an toàn - vệ sinh lao động và khá phức tạp vì tính đặc thù của lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động nên hiện nay:
Những lĩnh vực trong quan hệ an toàn - vệ sinh lao động chưa được đề cập đến hoặc là có những khái niệm, quy phạm không còn phù hợp nữa, cho nên cần thiết phải bổ sung sửa đổi để điều chỉnh lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động đạt hiệu quả cao hơn.
Một số nội dung trong các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động còn chồng chéo, mâu thuẫn với Bộ luật lao động (đang nằm rải rác ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau), gây khó khăn cho quá trình áp dụng, do vậy cần thiết phải thống nhất và hoàn thiện.
Đến nay tình hình kinh tế - xã hội nói chung và lao động nói riêng đã có những bước phát triển nhanh, vượt bậc về nhiều lĩnh vực đặc biệt về khoa học công nghệ, do vậy một số quy định về an toàn - vệ sinh lao động không theo kịp, đang nảy sinh những nhu cầu bức thiết đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện.
Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đưa ra những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động đang còn nhiều bất cập, lúng túng
trong các quy định hoặc một số lĩnh vực pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động còn bỏ ngỏ, hy vọng đó là những căn cứ cho việc hoàn thiện pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động trong thời gian tới.
Trong lĩnh vực xử lý về hậu quả của các quy định về an toàn - vệ sinh lao động như về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất cần tới nhiều các cơ quan có liên quan mà một cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý được, do vậy cần có quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong giải quyết. Trong một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, việc giải quyết triệt để cần có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa cơ quan lao động - cơ quan công an - Viện kiểm sát nhân dân trong việc điều tra xử lý.
Tuy nhiên cho đến nay đã có nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung nhưng việc điều tra, xử lý vẫn còn nhiều bất cập mà hậu quả là còn nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động bị nạn.
Từ khi chưa có Bộ luật lao động đã có Thông tư số 08/TT-LB ngày 17/4/1982 của Liên đoàn lao động - Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn quan hệ phố hợp giữa các cơ quan đó. Sau khi Bộ luật lao động ra đời, nhiều khái niệm và quy phạm có sự thay đổi mà chưa có thông tư hướng dẫn thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thông tư này. Chẳng hạn như khí được tin báo có tai nạn (chứ không phải tai nạn lao động) xảy ra thì cơ quan công an có mặt kịp thời điều tra. Tuy nhiên khi xét thấy không có dấu hiệu hình sự trong vụ án thì thời gian bao lâu công an chuyển hồ sơ cho Đoàn điều tra tai nạn lao động? Mặt khác khi cần giám định pháp y, kỹ thuật thì cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm đề nghị thực thi.
Do cơ chế và do các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, của nhiều Bộ, ngành khác nhau nên khi cần phối hợp để giải quyết đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động nghiệm trọng còn tồn đọng kéo dài, quyền và lợi ích của người bị nạn không được giải quyết dứt điểm, kịp thời.
Chính vì vậy, cần thiết phải rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định về an toàn - vệ sinh lao động lao động trong các văn bản khác nhau cho thống nhất: sau nữa phải có văn bản gắn kết, để phối hợp chặt chẽ mà không ảnh hưởng tới các quy định khác của cơ quan đó mà kết quả xử lý được thuận lợi. Để thực hiện được điều này cần phải có cơ chế đồng bộ,sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan làm luật và quan điểm sửa đổi của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Hiện nay người lao động trong môi trường nông nghiệp không thuộc đối tưộng điều chỉnh của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, do vậy khi tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra ở môi trường này hoặc xảy ra trong môi trường thôn xóm, gia đình; ví dụ ở nông thôn Việt Nam theo tập tục, thói quen của gia đình khi có công việc chung (công việc của làng, xã) hoặc riêng cần sự giúp sức của những người (hộ gia đình) xung quanh, gần kề (hàng xóm) như dựng nhà, sửa nhà, phụ giúp nhiều việc khác nhau mà bản thân không tự làm được (giúp việc lẫn nhau vốn là truyền thống của nhân dân ta từ xa xưa) bị tai nạn trong khi lao động thì ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý và bồi thường như thế nào, quy kết trách nhiệm ra sao?
Luận văn cho rằng pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động cần thiết phải điều chỉnh mọi quan hệ lao động có liên quan đến con người, nên cần thiết phải mở rộng phạm vi điều chỉnh, tránh bỏ lọt quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 105 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung "tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc nhiệm vụ lao động".
Vậy căn cứ vào định nghĩa tai nạn lao động ở thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN-BYT ngày 26/3/1998 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam -
Bộ Y tế hướng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động; Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:" tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn