Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
1,34 MB
Nội dung
1 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THẾ PHÚC ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2006 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Lan Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: vào hồi giờ ngày tháng năm 200 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện: Trung tâm Thông tin Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 Mục lục 4 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 7 Danh mục các bảng 8 Mở đầu 9 Chương 1. Cơ sở lý luận của đăng ký kinh doanh và pháp luật về Đăng ký kinh doanh 15 1.1. Đăng ký kinh doanh một phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh 15 1.2. Vài nét về lịch sử pháp luật đăng ký kinh doanh ở Việt Nam 16 1.3. Khái niệm đăng ký kinh doanh và pháp luật đăng ký kinh doanh 18 1.3.1. Khái niệm đăng ký kinh doanh 18 1.3.2. Khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh 20 1.4. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh 22 1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh 22 1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh 22 1.4.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch 23 1.4.4. Nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm 24 1.4.5. Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường 25 1.5. Đặc điểm của pháp luật về đăng ký kinh doanh 26 1.5.1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang tính chất lãnh thổ sâu sắc 26 5 1.5.2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc điểm của thủ tục hành chính 26 1.5.3. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang bản chất tư pháp 27 1.5.4. Pháp luật về đăng ký kinh doanh vì mục đích kinh tế 27 1.5.5. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc trưng xã hội 28 1.6. Mục đích và ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh 28 1.6.1. Mục đích của pháp luật về đăng ký kinh doanh 28 1.6.2. ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh 31 Chương 2. Thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 34 2.1. Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam 34 2.1.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh 37 2.1.2. Điều kiện đăng ký kinh doanh 39 2.1.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh 43 2.1.4. Giải quyết các tranh chấp về đăng ký kinh doanh 44 2.2. Những thành tựu đạt được của pháp luật về đăng ký kinh doanh 45 2.2.1. Những đổi mới mang tính tiên phong của Luật doanh nghiệp năm 1999 46 2.2.2. Tiếp tục ghi nhận những đổi mới tích cực trong Luật doanh nghiệp năm 2005 48 2.3. Một số vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay 50 2.3.1. Về địa điểm đăng ký kinh doanh 51 2.3.2. Về nội dung đăng ký kinh doanh 54 2.3.3. Về chủ thể đăng ký kinh doanh 62 6 2.3.4. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh 65 2.3.5. Về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh 66 2.3.6. Về giấy phép và điều kiện kinh doanh 70 2.3.7. Về cơ quan đăng ký kinh doanh 72 2.1.8. Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh 76 2.4. Những nhân tố tác động tới thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 79 2.4.1. Nền tảng chính trị chưa thực sự ủng hộ cho doanh nghiệp dân doanh 79 2.4.2. Nền kinh tế kém phát triển và chưa ổn định 80 2.4.3. Đặc trưng văn hoá kìm hãm doanh nghiệp ra đời và phát triển 80 2.4.4. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập 82 2.4.5. Năng lực bộ máy, con người còn nhiều yếu kém 83 Chương 3. Một vài kiền nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 85 3.1 Từ những hạn chế của pháp luật về đăng ký kinh doanh đến việc hoàn thiện chính sách và pháp luật 85 3.2. Kiến nghị về Cơ quan đăng ký kinh doanh 87 3.3. Kiến nghị về chủ thể đăng ký kinh doanh 91 3.4. Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh 91 3.5. Kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh 94 3.6. Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh 96 Kết Luận 98 tài liệu tham khảO 101 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐKKD Đăng ký kinh doanh LDN Luật doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh 37 Bảng 2.2. Điều kiện chung về đăng ký kinh doanh 40 Bảng 2.3. Những chủ thể không được đăng ký kinh doanh 40 Bảng 2.4. Điều kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh 41 Bảng 2.5. Điều kiện về địa điểm đăng ký kinh doanh 42 Bảng 2.6. Điều kiện về nội dung đăng ký kinh doanh 43 Bảng 2.7. Thủ tục chung về đăng ký kinh doanh 44 Bảng 2.8. Đăng ký kinh doanh kiểu hành doanh nghiệp 52 Bảng 2.9. Tên doanh nghiệp, sao khó thế! 54 Bảng 2.10. Tên doanh nghiệp và truyền thống 58 Bảng 2.11. Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh 60 Bảng 2.12. Thuế môn bài, rào cản mới đối với tinh thần kinh doanh 64 Bảng 2.13. Lỗ hổng hậu đăng ký kinh doanh 74 Bảng 2.14. Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh 77 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đăng ký kinh doanh là một chế định quan trọng của Luật doanh nghiệp (LDN), các chủ thể kinh doanh muốn được kinh doanh dưới các hình thức pháp lý quy định trong LDN thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh (ĐKKD) theo quy định của LDN. Trên cơ sở các quy định của LDN, hoạt động ĐKKD đã được tiến hành khá nhanh chóng về thủ tục, thông thoáng về điều kiện thành lập. Cùng với việc đơn giản hoá thủ tục là việc giảm chi phí để thành lập mới một doanh nghiệp, bãi bỏ những điều kiện mà doanh nghiệp khó đáp ứng, đồng thời nâng cao yêu cầu và trách nhiệm của cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay để thành lập mới một doanh nghiệp theo quy định của LDN về mặt lý thuyết là rất đơn giản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế áp dụng các quy định về ĐKKD đôi lúc mang lại những kết quả trái ngược, trong đó có những kết quả không mong muốn, trái với mục đích của LDN. Những quy định liên quan đến ĐKKD và thực tế hoạt động ĐKKD trên cả nước trong thời gian qua đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề thể hiện ở các mặt như: buông lỏng quản lý hoạt động ĐKKD; thủ tục ĐKKD và điều kiện kinh doanh đôi lúc còn chưa rõ ràng và thiếu nhất quán; doanh nhân kinh doanh mà không ĐKKD; hoạt động kinh doanh sai giấy phép kinh doanh; đặc biệt là nhiều địa phương, ban ngành còn đặt ra nhiều rào cản khắt khe cho việc gia nhập thị trường đối với doanh nhân thông qua việc ban hành các loại giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh… như là một yêu cầu bổ sung cho điều kiện kinh doanh áp dụng cho một số ngành nghề, dịch vụ. Việc kéo dài những hiện tượng này trong nền kinh tế nước ta đã khiến cho nhiều doanh nhân khó tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách chính thức và công bằng. 10 Trước thực tế phát sinh trong hoạt động ĐKKD thời gian vừa qua đòi hỏi cần có những nghiên cứu thật sự sâu sắc và toàn diện về bản chất của hoạt động ĐKKD nói chung cũng như nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề này nói riêng để từ đó có thể đưa ra những kiến giải cả về mặt cơ sở lý luận, cả về mặt đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Kết quả thu được từ những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về hoạt động ĐKKD trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn sẽ đem lại những kết luận đúng đắn về nhiều vấn đề như: bản chất của ĐKKD là gì? Tại sao doanh nhân phải ĐKKD? Pháp luật về ĐKKD nên được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng được nhu cầu khuyến khích toàn dân kinh doanh? Cần phải có những giải pháp gì để cải thiện hơn nữa chất lượng các quy định của pháp luật về ĐKKD cũng như hiệu quả việc áp dụng các quy định này trên thực tế? Mặt khác, trong khuôn khổ của chương trình đào tạo thạc sĩ luật học – Chuyên ngành luật kinh tế. Tác giả nhận thấy việc lựa chọn đề tài “Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và một vài kiến nghị” là phù hợp với mã ngành Luật kinh tế và hoàn toàn có thể giành cho một học viên cao học thực hiện và hoàn thành trong thời gian nghiên cứu khoảng sáu tháng. Trên đây là những lý do thôi thúc tác giả lựa chọn nội dung nêu trên làm đề tài nghiên cứu trong luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhìn chung hoạt động ĐKKD nói chung và pháp luật về ĐKKD nói riêng đã được nghiên cứu và thực hiện từ trước khi ban hành LDN. Rất nhiều các chương trình khảo sát các hoạt động khởi nghiệp của các doanh nhân cũng như những hoạt động quản lý doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước cũng đã được tiến hành. Đặc biệt, sau sáu năm thi hành LDN đã có rất nhiều 11 những khảo sát, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện LDN của các cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh và ĐKKD của các doanh nhân Việt Nam. Các báo cáo đánh giá hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp Việt Nam đã vạch ra nhiều thiếu sót và gợi mở cho các nhà làm luật Việt Nam nhiều vấn đề cần phải được thay đổi. Điển hình trong số đó là cuộc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP về LDN được tiến hành năm 2004, Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng với trương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF năm 2005; chương trình nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức của Ngân Hàng Thế Giới năm 2003. Báo cáo đánh giá sáu năm thi hành LDN của CIEM và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức. Văn phòng Quốc Hội và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân có những tổng hợp phân tích, đánh giá và bình luận về Dự án LDN thống nhất và Dự án Luật đầu tư chung… Quá trình thi hành LDN cũng được giám sát và đánh giá thường xuyên của Tổ công tác thi hành LDN. Bên cạnh đó còn nhiều những bài viết trong các luận văn, luận án; các báo, tạp chí chuyên ngành về quản lý nhà nước, chính sách pháp luật, chính sách kinh tế. Chẳng hạn Luật văn của Nguyễn Thị Loan thực hiện tại Khoa Luật năm 200 về quyền tự do kinh doanh; bài phát biểu của bà Phạm Chi Lan về Giấy phép kinh doanh đủ tốt và đủ xấu để cải cách trên báo Tuổi trẻ [37]; bài của Nguyên Tấn về Tên doanh nghiệp, sao khó thế ! trên Thời báo kinh tế Sài gòn [31, tr 11]… Nhìn chung các bài viết trong những công trình nghiên cứu cũng như trong các báo, tạp chí đã có nhiều tìm tòi, đánh giá về chính sách đối với hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu cũng đã khái quát được bức tranh tương đối thực tế về hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp và của cơ quan nhà nước trên cơ sở những số liệu khảo sát thực tế. Các công 12 trình cũng đã vạch ra được những bất cập trong hệ thống pháp luật và những yếu kém trong tổ chức bộ máy về ĐKKD, cũng như những yếu kém trong thực thi pháp luật về ĐKKD. Tuy nhiên, những công trình nêu trên mới phần nào phác hoạ được những thành công hay hạn chế của LDN nói chung khi được áp dụng trong thực tiễn mà chưa đưa ra được những đánh giá và yêu cầu riêng đối với pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những bài viết chưa đưa ra được những yêu cầu có hệ thống đối với chính sách pháp luật về ĐKKD và hướng hoàn thiện chính sách pháp luật về ĐKKD phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh trong giai đoạn hiện nay về điều kiện ĐKKD, thẩm quyền của cơ quan ĐKKD, quản lý thông tin ĐKKD và những rào cản đối với các doanh nhân trong suốt quá trình tiến hành ĐKKD. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Bản luận văn này được thực hiện với mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận của hoạt động ĐKKD, phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này trong tương lai. Bản luận văn cũng giành nhiều nội dung để tìm hiểu về những nguyên nhân thúc đẩy hay cản trở các doanh nhân ĐKKD theo LDN, những nguyên nhân thúc đẩy các cán bộ, công chức áp dụng đúng đắn và sáng tạo các quy định của LDN về ĐKKD. Thông qua kết quả nghiên cứu, bản luận văn này cũng có mong muốn đưa ra những khuyến nghị cho cơ quan nhà nước nên làm gì và làm như thế nào trước những bất cập trong xây dựng và thực thi các quy định pháp luật này. [...]... về ĐKKD của Việt Nam hiện nay Tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐKKD cũng như việc áp dụng pháp luật về ĐKKD trong thời gian tới Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐĂNG KÝ KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1.1 Đăng ký kinh doanh một phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh Đối với mỗi người kinh doanh gắn liền với lao động để mưu sinh, hoạt động kinh doanh vì thế... pháp luật về ĐKKD thực sự là động lực khuyến khích toàn dân kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì pháp luật về ĐKKD cũng như cách thức thực hiện các quy định này phải có sự thay đổi căn bản trong tình hính mới của đất nước 1.3 Khái niệm đăng ký kinh doanh và pháp luật đăng ký kinh doanh 1.3.1 Khái niệm đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh là một thuật ngữ khá mới trong hệ thống thuật ngữ luật. .. pháp luật về ĐKKD nói chung đều có những giới hạn hay hạn chế nhất định đối với quyền tự do kinh doanh của người dân 33 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam LDN năm 2005 về cơ bản vẫn thực hiện chế độ ĐKKD theo hình thức ĐKKD Tuy nhiên, theo các quy định mới của luật, ... dung pháp luật về ĐKKD, thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về ĐKKD hiện nay Phát hiện những tồn tại, bất cập của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐKKD, từ đó xác định những nhân tố tác động đến thực trạng pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam hiện nay Chương 3 Một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐKKD trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 14 Trên cơ sở những mặt hạn chế của pháp luật về... công ty hay doanh nghiệp đó tại quốc gia mình phải được thực hiện từ đầu theo pháp luật quốc gia của nước sở tại 1.5.2 Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc điểm của thủ tục hành chính Pháp luật về ĐKKD có đặc điểm là một thủ tục hành chính bắt buộc, trong đó người đại diện doanh nghiệp phải khai trình với cơ quan Nhà nước và giới kinh doanh về hoạt động kinh doanh của mình Đăng ký kinh doanh nhìn... cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam …”, quy định này vẫn tiếp tục được kế thừa trong LDN năm 2005 Theo quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do kinh doanh và quyền ĐKKD thì về cơ bản kinh doanh là quyền tự do nhưng ĐKKD là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh Để được kinh doanh dưới những quy mô và hình thức theo quy định, doanh nhân... vậy, ĐKKD vừa là nghĩa vụ của doanh nhân vừa là một phương thức để doanh nhân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình 1.2 Vài nét về lịch sử pháp luật đăng ký kinh doanh ở Việt Nam Khi nhìn lại lịch sử pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam, chúng ta cũng không hy vọng học hỏi được nhiều từ một xã hội không coi trọng thương mại và pháp luật Trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến, cũng giống như nền ngoại... pháp luật khác về ĐKKD doanh nghiệp liên doanh, DNNN… Tuy nhiên, hiện nay đối tượng áp dụng của LDN năm 2005 đã rộng hơn, trong đó các quy định về ĐKKD theo LDN năm 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 2 9-8 -2 006 của Chính phủ về ĐKKD (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88) được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư và luật DNNN 34 Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư, theo. .. trí tuệ và bảo vệ tốt hơn các quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Tiểu kết ĐKKD thực chất là một phương thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh trong rất nhiều phương thức để thực hiện quyền này Ở Việt Nam phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh được thực hiện dưới hình thức đăng ký thay vì thực hiện cơ chế cấp phép hay cơ chế gia nhập thị trường Theo quy định hiện hành thì kinh doanh là... pháp luật về ĐKKD còn tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh không phân biệt quy mô kinh doanh, thành phần kinh tế Pháp luật về ĐKKD còn có ý nghĩa hạn chế những tác hại mà hoạt động kinh doanh không đăng ký mang lại Nếu việc kinh doanh dưới những quy mô lớn mà không ĐKKD hoặc có ĐKKD những lại không thực hiện đúng và đủ các điều kiện kinh doanh thì chi phí và hậu . do kinh doanh 15 1.2. Vài nét về lịch sử pháp luật đăng ký kinh doanh ở Việt Nam 16 1.3. Khái niệm đăng ký kinh doanh và pháp luật đăng ký kinh doanh 18 1.3.1. Khái niệm đăng ký kinh doanh. tài Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và một vài kiến nghị là phù hợp với mã ngành Luật kinh tế và hoàn toàn có thể giành cho một học viên cao học thực hiện và. chính sách và pháp luật 85 3.2. Kiến nghị về Cơ quan đăng ký kinh doanh 87 3.3. Kiến nghị về chủ thể đăng ký kinh doanh 91 3.4. Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh 91 3.5. Kiến nghị về giấy