1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005

82 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  NGUYỄN PHƢƠNG THẢO BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phƣơng Thảo MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 6 1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 6 1.1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh 6 1.1.2. Khái niệm đăng ký kinh doanh 9 1.2. Nội dung của quyền tự do kinh doanh 13 1.2.1. Nội dung triết lý của quyền tự do kinh doanh 13 1.2.2. Nội dung pháp lý của quyền tự do kinh doanh 14 1.3. Ý nghĩa, mục tiêu và nội dung của đăng ký kinh doanh 19 1.3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đăng ký kinh doanh 19 1.3.2. Nội dung của đăng ký kinh doanh 21 1.4. Mối liên hệ giữa quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 28 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH CÁC QUI ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 31 2.1. Đánh giá chung về Luật Doanh nghiệp 2005 từ góc độ tự do kinh doanh 31 2.2. Thực trạng các qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 về tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 36 2.2.1. Thực trạng các qui định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân 36 2.2.2. Thực trạng các qui định về cơ quan đăng ký kinh doanh 38 2.2.3. Thực trạng các qui định về điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh 41 2.3. Thực trạng thi hành các qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 về tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 56 Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 61 3.1. Kiến nghị về các định hướng hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2005 61 3.2. Kiến nghị các giải pháp 62 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông ĐKKD : Đăng ký kinh doanh PĐKKD1 : Phòng đăng ký kinh doanh 1 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tự do kinh doanh được khởi xướng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, hiện đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Nó có thể được xem là dấu chấm hết cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Tự do kinh doanh được khẳng định và được luật hóa trở thành một công cụ quan trọng trong việc bảo đảm đời sống của người dân. Với quyền tự do này, người dân có thể bỏ đồng vốn ít ỏi, chắt chiu của mình ra để thành lập doanh nghiệp kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và thông qua đó cung cấp những hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội. Điều đó có nghĩa là, khi nói đến tự do kinh doanh là nói tới việc thành lập và quản lý doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã rất đúng đắn khi khẳng định quyền tự do kinh doanh là một nguyên tắc hiến định. Do đó các qui định pháp luật trong lĩnh vực kinh tế hầu như đều chú ý tới việc thể hiện nguyên tắc cơ bản này. Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã có những bước tiến đáng kể trong việc cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh. Đạo luật này đã đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong đó có đăng ký kinh doanh. Nếu thành lập doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm của tự do kinh doanh, thì đăng ký kinh doanh (một vấn đề quan trọng của thành lập doanh nghiệp) là nơi thể hiện quan trọng của việc tiếp nhận nguyên tắc tự do kinh doanh. Dù đã có những cố gắng đáng kể, thế nhưng hiện nay việc hiểu và thể hiện nguyên tắc tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005 vẫn còn những thiếu sót đáng kể. Các thiếu sót này có thể đã dẫn tới việc không bảo đảm được đầy đủ quyền tự do kinh doanh, gây khó khăn cho người dân trong việc thành lập doanh nghiệp. 2 Không chỉ có các thiếu sót liên quan tới quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh, mà Luật Doanh nghiệp 2005 còn có nhiều thiếu sót về các lĩnh vực khác, do đó đang được nghiên cứu sửa đổi. Vì các lẽ căn bản nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2005” có tính cấp thiết cao. Việc nghiên cứu đề tài không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật, mà còn có ý nghĩa lớn trong cải cách và thực tiễn thi hành các qui định pháp luật về doanh nghiệp nói chung và về đăng ký kinh doanh nói riêng. 2. Về tình hình nghiên cứu đề tài Tự do kinh doanh nói riêng là một đề tài không mới ở Việt Nam hiện nay. Có thể tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Thứ nhất, “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta”, Luận án tiến sĩ luật học của Bùi Ngọc Cường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; thứ hai, “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo của Mai Hồng Quỳ, Nxb Lao động, TP. Hồ Chí Minh, 2012; thứ ba, “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, bài viết của Bùi Xuân Hải, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2011; thứ tư, “Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005- Lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học Nguyễn Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012… Đăng ký kinh doanh nói riêng cũng là một đề tài không mới ở Việt Nam từ trước tới nay. Có thể tìm thấy rất nhiều công trình nghiên cứu ở các bậc học khác nhau, chẳng hạn như: Thứ nhất, “Tìm hiểu về Luật Doanh nghiệp 2005”, Sách tham khảo của CIEM và GTZ, Giấy phép xuất bản số: 118-2006/CXB/5-15LĐ-ngày 16- 02; thứ hai, “Khung pháp luật về điều kiện và đăng ký kinh doanh- Thực trạng và nhu cầu hoàn thiện”, bài viết của Phan Đức Hiếu tại Hội thảo khoa học: “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư 3 ở Việt Nam hiện nay- Nhu cầu và định hướng hoàn thiện” do Viện Nhà nước và Pháp luật và Konrad Adenauer Stiftung tổ chức tại Huế ngày 23 và 24 tháng 8 năm 2012; thứ ba, “Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine”, Sách tham khảo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Dự án UNDP VIE/97/016, Giấy phép xuất bản số: 1142/CXB-QLXB của Cục Xuất bản ngày 16/12/1998, Hà Nội, 1999; thứ tư, “Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo qui định của Luật Doanh nghiệp năm 2005- Lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; thứ năm, “Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Ngân, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; thứ sáu, “Đăng ký kinh doanh theo pháp luật của nước CHDCNH Lào- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học của Bee Phet Tongkao, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011… Các công trình này đã đóng góp không nhỏ cho việc phát triển pháp luật ở Việt Nam. Mỗi công trình đều có đề cập tới sự đan xen giữa tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo đảm tự do kinh doanh trong vấn đề đăng ký kinh doanh tại Luật Doanh nghiệp 2005 còn bỏ ngỏ. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tới các mục tiêu sau: Thứ nhất, làm rõ về mặt lý luận quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh; Thứ hai, phân tích các qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh để tìm ra các thiếu sót; 4 Thứ ba, kiến nghị các giải pháp sửa chữa các thiếu sót của Luật Doanh nghiệp 2005 theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh. Việc nghiên cứu đề tài không mở rộng ra các văn bản pháp luật khác ngoài Luật Doanh nghiệp 2005 và không nghiên cứu ngoài định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh. Việc nghiên cứu đề tài không đi sâu vào vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh, mà chỉ nghiên cứu lý luận về các vấn đề này ở mức độ cho phép phân tích Luật Doanh nghiệp 2005 theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài tập trung vào việc sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp mô tả, diễn giải và trìu tượng hóa. Các phương pháp này được sử dụng để làm rõ khái niệm, nội dung và triết lý của quyền tự do kinh doanh và của vấn đề đăng ký kinh doanh; Thứ hai, phương pháp phân tích qui phạm, thống kê, tổng hợp, phân tích vụ việc và so sánh pháp luật. Các phương pháp này được sử dụng để làm rõ các thiếu sót của Luật Doanh nghiệp 2005 và tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót đó; Thứ ba, phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa. Các phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm những giải pháp sửa chữa những thiếu sót của Luật Doanh nghiệp 2005. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1. Khái quát chung về quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh 5 Chương 2. Phân tích các qui định của Luật Doanh nghiệp 2005 theo định hướng bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh nghiệp 2005 nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong đăng ký kinh doanh. [...]... CHUNG VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1.1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 1.1.1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh là một quyền hiến định Điều 57, Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam khẳng định một nguyên tắc quan trọng góp phần làm thay đổi mạnh mẽ và thực chất kinh tế- xã... ngày càng phải chăm lo củng cố mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh, mà trong đó quyền tự do kinh doanh làm nền tảng; còn đăng ký kinh doanh là phương tiện củng cố cho nền tảng đó ngày càng vững chắc Vì vậy đăng ký kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh đòi hỏi đăng ký kinh doanh phải thật đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng,... đó đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp và mang ý nghĩa pháp lý là việc khai sinh ra doanh nghiệp Do đó quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh có mối quan hệ gắn bó khăng khít Quyền tự do kinh doanh là nền tảng tư tưởng quan trọng của đăng ký kinh doanh và mang đầy ý nghĩa triết học pháp quyền Nếu không có quyền này thì không có sự tồn tại của khái niệm thành lập doanh nghiệp. .. giữa quyền này với các quyền tự do khác như tự do hợp đồng, tự do lập hội, tự do định đoạt… Tóm lại, liên quan tới đề tài Luận văn này, quyền tự do kinh doanh được hiểu là quyền tự nhiên của con người đã được hiến định và luật hóa để 8 bảo đảm cho đời sống của con người và bao gồm các quyền tự do góp vốn thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn hình thức doanh nghiệp, tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, ... cường quản lý nhà nước, thì bảo đảm quyền tự do 20 kinh doanh bị giảm nhẹ, và ngược lại Vấn đề quan trọng là cần phải ưu tiên mỗi mục tiêu trong mỗi thành tố khác nhau của đăng ký kinh doanh 1.3.2 Nội dung của đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh phải bảo đảm các mục tiêu nói trên, nên đã trở thành một chế định lớn của Luật Doanh nghiệp 2005 Nói chung một chế định đăng ký kinh doanh cần phải có những... nhằm bảo vệ cộng đồng Quyền này là nền tảng cho hoạt động kinh doanh Vì vậy Luật số 73.1193 ngày 27 tháng 12 năm 1973 của Pháp đã nêu bật Tự do kinh doanh và ý chí kinh doanh là cơ sở của hoạt động kinh doanh và nghề thủ công” [18, tr 31] 1.2.2 Nội dung pháp lý của quyền tự do kinh doanh Phần khái niệm đã xác định quyền tự do kinh doanh liên quan tới đề tài này bao gồm: quyền tự do góp vốn thành lập doanh. .. quan đăng ký doanh nghiệp (RCB) và Ủy ban Kế toán công (PAB) Một cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất cấp quốc gia Một cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất cấp quốc gia Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh gồm 1 cơ quan đăng ký cấp trung ương và 11 văn phòng khu vực Một cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất cấp quốc gia Một cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất cấp quốc gia Một cơ quan đăng ký kinh doanh. .. cần thiết vì lý do chính đáng của cộng đồng 30 Chƣơng 2 PHÂN TÍCH CÁC QUI ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 2.1 Đánh giá chung về Luật Doanh nghiệp 2005 từ góc độ tự do kinh doanh Sau hơn một thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước ngoặt rõ rệt, phát triển, năng động và hiệu quả Nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999... chết… Vậy tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và cấm hay hạn chế một số ngành nghề kinh doanh là hai mặt đối lập trong một chỉnh thể quyền tự do kinh doanh Việc cấm hay hạn chế là để bảo đảm tự do kinh doanh tồn tại (4) Quyền tự do thuê mướn và sử dụng lao động là quyền có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Trong đời sống kinh doanh, không phải lúc nào người đầu tư cũng có thể tự mình giải... nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh 1.2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh 1.2.1 Nội dung triết lý của quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh thường được xem là quyền tự nhiên của con người xuất phát từ nhân phẩm Theo lập luận của PGS TS Ngô Huy Cương: “Không ai có nhân phẩm cao hơn ai, do đó không có dân tộc nào có nhân phẩm cao hơn dân tộc nào, cho nên không ai có quyền áp . CHUNG VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 6 1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 6. CHUNG VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO ĐỊNH HƢỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm quyền tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 1.1.1 định của Luật Doanh nghiệp 2005 về tự do kinh doanh và đăng ký kinh doanh 56 Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w