Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
187,92 KB
Nội dung
Vaitròcủaphápluậtkinhtếtrongviệcbảođảmquyềntựdokinhdoanh BÙI NGỌC CƯỜNG TS, KhoaPhápluậtkinhtế ĐH Luật Hà Nội 1. Phápluậtkinhtế thể chế hóa những đòi hỏi củaquyềntựdokinhdoanhTựdokinhdoanh về thực chất là khả năng của chủ thể được thực hiện những hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ kinhdoanh dưới những hình thức thích hợp với khả năng vốn, khả năng quản lý của mình nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năng này có được đảmbảo thực hiện hay không và cơ sở nào để bảođảm thực hiện nó là điều có ý nghĩa quan trọng. Chắc chắn trong bất cứ nền kinhtế hàng hóa nào cũng không thiếu các chủ thể muốn được kinhdoanh một cách tự do. Ngay cả trong nền kinhtế kế hoạch tập trung của chúng ta trước đây cũng có không ít người muốn tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhau thì mức độđảmbảoviệc thực hiện nhu cầu này lại rất khác nhau. Điều này tùy thuộc vào hệ thống phápluật và khả năng của các cơ quan nhà nước trongviệc thực thi pháp luật, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tựdokinh doanh. Rõ ràng, hệ thống phápluậtcủa quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọngtrongviệcđảmbảoquyềntựdokinh doanh. Sự khác nhau về tính toàn diện, tính hiệu quả của hệ thống phápluật là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thông thường, những nơi có hệ thống phápluật minh bạch, có hiệu lực là những nơi có thể thu hút được các nguồn đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Vậy, điều gì ẩn trong mối liên hệ giữa quyềntựdokinhdoanh và phápluật nói chung và phápluậtkinhtế nói riêng? Muốn trả lời câu hỏi này, cần phải xác định vaitrò đặc biệt củaphápluậttrongviệc khẳng định tựdokinhdoanh và mối liên hệ giữa phápluật với các đòi hỏi củatựdokinh doanh. Thứ nhất, phápluật có vaitrò đặc biệt đối với tựdokinhdoanh vì nó biến nhu cầu kinhdoanh thành một quyềnpháp định và thậm chí cao hơn, là quyền Hiến định. Nhu cầu kinhdoanh là một nhu cầu mang tính xã hội. Vì vậy, biến nhu cầu xã hội này thành quyền Hiến định hay pháp định là tiền đề thực hiện tựdokinh doanh. Như chúng ta đã thấy, ngay cả trong nền kinhtế kế hoạch hóa tập trung trước đây, sự tồn tại nhu cầu tựdokinhdoanh là điều không thể phủ nhận, mặc dù sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất lúc đó rất bị hạn chế và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, tựdokinhdoanh không được phápluật công nhận và thực tế nó không tồn tại. Trong các văn bản phápluật cũng như các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta lúc đó khó có thể tìm thấy khái niệm tựdokinh doanh, tựdo sở hữu tư liệu sản xuất. Khó có thể có sự tồn tại kinhdoanh đối với cá nhân khi sở hữu về tư liệu sản xuất chỉ được áp dụng đối với một số hộ kinhdoanh cá thể, quy mô không lớn. Ngay cả những chủ thể được phép kinhdoanh và được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích như xí nghiệp quốc doanh (nay gọi là doanh nghiệp nhà nước) cũng không hoàn toàn được tựdokinh doanh. Những chỉ tiêu kế hoạch ràng buộc doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực như lao động, tiền lương, vật tư, tiêu thụ v.v… đã biến doanh nghiệp thành một cỗ máy thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Như vậy, phápluậtkinhtếtrong mối liên hệ với quyềntựdokinhdoanh đã đóng vaitrò khai phá, dọn đường. Nếu không biến tựdokinhdoanh thành một quyềnluật định của công dân thì khó có thể nói biến nó thành hiện thực cuộc sống. Thứ hai, phápluật thể chế hóa các đòi hỏi củatựdokinh doanh. Như chúng ta biết, tựdokinhdoanh có những đòi hỏi riêng của nó. Kinhdoanh là hành vi mang tính xã hội hóa caocủa chủ thể. Muốn thực hiện hành vi này, chủ thể cần phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Khác với nhiều hành vi đơn giản khác, kinhdoanh hàm chứa những đòi hỏi phong phú, đa dạng và dưới nhiều phương diện khác nhau. Khó có thể liệt kê hết tất cả những đòi hỏi này nên trong phạm vi của bài này, chúng tôi chỉ phân tích những đòi hỏi cơ bản mà phápluật cần thể chế hóa để quyềntựdokinhdoanh được thực hiện trong cuộc sống. - Đòi hỏi thứ nhất là đòi hỏi mang tính chất tiền đề vật chất – đó là quyền sở hữu, đặc biệt là quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Muốn kinhdoanh thì phải có vốn và tài sản. Không ai kinhdoanh lại không có trong tay mình những điều kiện tối thiểu đó. Về chủ quan, chủ thể phải có tư liệu sản xuất, có vốn và có quyền định đoạt đối với những tài sản này. Phápluật phải khẳng định địa vị chủ sở hữu về tư liệu sản xuất nếu muốn để cho các công dân và tổ chức thực sử được hưởng quyềntựdokinh doanh. Về khách quan, các chủ sở hữu phải được các thành viên khác trong xã hội thừa nhận, tôn trọng. Sự thừa nhận và tôn trọng này là điều kiện cần thiết để chủ thể sở hữu tham gia các quan hệ phápluật khác cần thiết cho việc trao đổi, mua bán nguyên liệu, thuê lao động, sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ. Muốn có sự thừa nhận này, ngoài yếu tố tự giác của các thành viên trong xã hội, phápluật phải bảo vệ chủ sở hữu một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích chính đáng của họ bị xâm hại. Các cơ quan nhà nước phải đối xử với các chủ sở hữu một cách bình đẳng, có hiệu quả. Như vậy, phápluật đã xác lập quyền sở hữu tư liệu sản xuất và tạo ra điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện tựdokinh doanh. Sở hữu là vấn đề phức tạp và then chốt củatựdokinh doanh. Sự khác nhau giữa kinhtế kế hoạch hóa tập trung và kinhtế thị trường suy cho cùng là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. “Hai nền kinhtế khác nhau ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất, chúng đưa ra những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: các hoạt động kinhtế được tổ chức như thế nào? Bởi thị trường hay bởi kế hoạch? Thứ hai, chúng đưa ra những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Ai sở hữu tư liệu sản xuất? Nhà nước hay cá nhân?”1. Sở hữu là phạm trù kinhtế được sử dụng để chỉ sự xác lập chủ quyềncủa cá nhân, tổ chức đối với tài sản nhất định. Với tư cách là phạm trù kinhtế thì sở hữu tồn tại ở mọi thời kỳ. Tuy nhiên, phạm trù pháp lý quyền sở hữu lại chỉ gắn với sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật. Nội dung củaquyền sở hữu thay đổi cùng với sự phát triển của khái niệm tài sản. Tài sản trong nền kinhtế thị trường hiện đại được hiểu là bất cứ giá trị nào chứ không đơn thuần chỉ là những tài sản hữu hình. Sự đa dạng của các loại tài sản và sự chuyển hóa, sự biến đổi của các loại hình sở hữu đối với chúng dẫn đến sự đa dạng của loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh. Vấn đề đặt ra là phápluật phải đáp ứng được sự đa dạng của tài sản và sự biến đổi của các loại hình sở hữu. Sẽ rất khó bảo vệ được lợi ích đa dạng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nếu vấn đề sở hữu không được giải quyết thỏa đáng. Việc thể chế hóa yếu tố sở hữu có thể thực hiện theo nhiều mô hình và cách tiếp cận khác nhau. Có những hệ thống phápluật cho phép công dân sở hữu bất cứ tư liệu sản xuất, thực hiện bất cứ hoạt động dịch vụ nào. Song, cũng có những hệ thống phápluật hạn chế việc sở hữu một số tư liệu sản xuất, thực hiện một số dịch vụ nhất định. Chẳng hạn, sở hữu sòng bạc và kinhdoanh sòng bạc không được chấp nhận ở hệ thống phápluật này, song lại được chấp nhận ở hệ thống phápluật khác. Tương tự, có thể nói về sở hữu đất đai. Phápluật Việt Nam hiện đang có xu hướng ngày càng tựdo hóa sở hữu. Ngay cả việc hạn chế sở hữu cá nhân về đất đai hiện cũng đang có xu hướng giảm bớt thông qua việc quy định cho người sử dụng đất những quyền năng tiếp cận tối đa quyền năng sở hữu: quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, quyền sử dụng đất. - Đòi hỏi thứ hai liên quan đến việc xác định các loại hình doanh nghiệp mà các tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn. Muốn kinh doanh, các nhà đầu tư phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp hoặc một phương thức kinhdoanh nhất định mà phápluật đã quy định. Thực tếcủa đất nước ta đầu những năm 90 cho thấy, do thiếu các loại hình doanh nghiệp thích ứng, hoạt động kinhdoanh tín dụng vô tổ chức đã dẫn đến những tổn thất về kinhtế xã hội cho đất nước. Các nhà đầu tư cần phải có được những loại hình doanh nghiệp hoặc những phương thức kinhdoanh nhất định. Những loại hình hoặc phương thức kinhdoanh phải được phápluật quy định. Nhà đầu tư chỉ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình khi họ đầu tư, kinhdoanh trên những cơ sở pháp lý vững chắc. Một điểm đáng đặc biệt lưu ý là nền kinhtế thị trường rất năng động và rất đa dạng xét về chủ thể tham gia. Nếu như trong nền kinhtế kế hoạch hóa tập trung của chúng ta trước đây chỉ có một số loại chủ thể ít ỏi, thì trong nền kinhtế thị trường hiện nay, chúng ta có nhiều loại chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Sự độc diễn của một vài loại hình doanh nghiệp dĩ nhiên không thể dẫn tới nhu cầu chuyển đổi và cũng không tạo điều kiện cho sự lựa chọn. Nền kinhtế kế hoạch hóa trước đây chỉ chủ yếu có doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã. Sự lựa chọn đương nhiên khó xảy ra và sự chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác cũng rất khó khăn. Tình trạng kể trên không thể tồn tại trong nền [...]... nền kinhtế thị trường không tự hủy hoại chính mình bởi động lực lợi nhuận Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ sản xuất kinh doanh, vai tròcủaphápluật ngày càng trở nên nổi bật không chỉ trongviệc xác lập các yếu tố củatựdokinhdoanh mà cả trongviệc tạo ra các đảmbảo cho việc thực hiện tựdokinhdoanh Vai tròcủaphápluậtkinhtế đối với việc tạo ra các đảmbảo cho việc. .. kinh tế, sau đó là Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại là những cố gắng của hệ thống phápluật nước ta nhằm tạo ra những tiền đề pháp lý quan trọng cho tựdokinhdoanhPháp lệnh Hợp đồng kinhtế có thể được coi là phản ứng đầu tiên của hệ thống phápluật nước ta đối với đòi hỏi củatựdokinhdoanh Bằng việc ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, lần đầu tiên, hệ thống pháp luật. .. hiện tựdokinhdoanh thể hiện ở các khía cạnh sau đây: - Phápluậtkinhtếbảo vệ những hoạt động thúc đẩy tựdokinh doanh, đồng thời hạn chế những hoạt động xâm phạm hoặc cản trởtựdokinhdoanh Những hoạt động mà phápluậtkinhtế cho phép và khuyến khích thực hiện bao gồm: 1 Cạnh tranh lành mạnh; 2 Hạn chế độc quyền; 3 Quyềntự định đoạt củadoanh nghiệp trongviệc tổ chức hoạt động sản xuất kinh. .. xuất kinhdoanh mà đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự Quan điểm này hạn chế rất nhiều việc sử dụng phápluật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quyềntựdokinhdoanh Thực tế cho thấy quyềntựdokinhdoanhtrong nền kinhtế thị trường cũng cần phải được đặt trong những giới hạn nhất định của phápluật Sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết vì chính Nhà nước mới đảm bảo. .. tìm cách loại bỏ nhau trong xu thế cạnh tranh khốc liệt Lừa đảo, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là những mánh khóe dễ thấy trong nền kinhtế thị trường Chính vì lý do này, trong nền kinhtế thị trường, việc tạo ra những đảmbảo cho việc thực hiện quyềntựdokinhdoanh là một đòi hỏi cực kỳ quan trọng Tạo ra những đảmbảo cho việc thực hiện quyềntựdokinhdoanh tức là xác định... của nền kinhtế thị trường Những nguyên tắc chung chi phối chế định hợp đồng nước ta bao gồm: tựdo hợp đồng, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và cùng có lợi Các quy định cụ thể của phápluật hợp đồng đều hướng vào việc thể hiện các nguyên tắc này 2 Phápluậtkinhtế tạo ra những đảmbảo cho việc thực hiện quyềntựdokinhdoanh Như đã nêu ở trên, tựdokinh doanh, về thực chất, là khả năng của chủ... cổ phiếu khi thấy cần thiết Quyềncủadoanh nghiệp, của nhà đầu tư được phápluật thể chế hóa theo những cách thức và cách tiếp cận khác nhau Nhiều hệ thống phápluật cho phép các doanh nghiệp tự xác định quyềncủa mình trong các điều lệ và quy chế củadoanh nghiệp Phápluật coi quy chế, điều lệ củadoanh nghiệp là luậtcủadoanh nghiệp” và Tòa án, các cơ quan bảo vệ phápluật khi xem xét một số tranh... kinhdoanhcủa các chủ thể không dẫn xã hội đến những hậu quả tiêu cực, mà ví dụ rõ nét nhất là sự suy thoái môi trường sống Việc xác lập tư cách pháp lý của các chủ thể kinhdoanh là một trong những phương thức xác lập quyềntựdokinhdoanh Thực tế ở nước ta cho thấy, quyềntựdokinhdoanh cho dù được khẳng định trongluật hay Hiến pháp thì việc thực hiện nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế đăng ký kinh. .. định phápluậtđảmbảoviệc đăng ký kinhdoanhcủa các cá nhân và tổ chức Xét dưới góc độ khác, đăng ký kinhdoanh là hành vi quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, là việc Nhà nước chính thức thừa nhận tư cách pháp lý củadoanh nghiệp và các chủ thể kinhdoanh khác và sẽ thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của chúng Sự giám sát này được thực hiện nhằm mục đích đảmbảo cho hoạt động sản xuất kinh. .. động sản xuất kinh doanh; 4 Tựdo hợp đồng; Những hoạt động mà phápluậtkinhtế cấm hoặc hạn chế bao gồm: 1 Độc quyền, hạn chế cạnh tranh; 2 Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; 3 Vi phạm nghĩa vụ cam kết; 4 Gian lận thương mại; 5 Lừa đảo v.v… - Pháp luậtkinhtế tạo ra cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinhdoanhViệc thực hiện quyềntựdokinhdoanh phụ thuộc không . trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh BÙI NGỌC CƯỜNG TS, Khoa Pháp luật kinh tế ĐH Luật Hà Nội 1. Pháp luật kinh tế thể chế hóa những đòi hỏi của quyền tự do. thi pháp luật, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tự do kinh doanh. Rõ ràng, hệ thống pháp luật của quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do kinh. các đòi hỏi của tự do kinh doanh. Thứ nhất, pháp luật có vai trò đặc biệt đối với tự do kinh doanh vì nó biến nhu cầu kinh doanh thành một quyền pháp định và thậm chí cao hơn, là quyền Hiến