Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm này: Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ghi nhận: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phá
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THU HẰNG
PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐẶNG THU HẰNG
PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG
TÀI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu
HÀ NỘI - 2014
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đặng Thu Hằng
Trang 44
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Khoa Luật - Đại học quốc gia
Hà Nội đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cô Các thầy, các cô bằng tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội lời cảm ơn chân thành nhất Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Am Hiểu, người đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cộng với vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn
Trang 5Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
về thỏa thuận trọng tài
10
1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch
sử pháp luật Việt Nam
13
1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài" 14
1.2.5 Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 40
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay
một số vụ việc cụ thể
49 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 57
Trang 66
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật
về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
68
3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận
trọng tài ở Việt Nam
68
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về
thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
72
Trang 77
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài được xác lập từ lâu, dù theo quy định của pháp luật mỗi thời kỳ, cách thức tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài là khác nhau
Năm 2010, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật Trọng tài Thương mại số 54/2010/QH12 quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến Trọng tài Thương mại như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, định nghĩa Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên, trung tâm trọng tài, trình tự tố tụng trọng tài và các vấn đề khác Luật Trọng tài Thương mại 2010
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và tính đến nay đã đi vào đời sống được hơn ba năm, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quy định đang gây tranh luận trong giới khoa học pháp lý
Một trong những vấn đề vẫn còn tiếp tục gây tranh luận hiện nay chính
là những quy định hiện hành của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và các vấn
đề có liên quan Trong quy định về thỏa thuận trọng tài còn nhiều điểm chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đối với những tổ chức, cơ quan trực tiếp
áp dụng đó là các tổ chức Trọng tài Thương mại, Tòa án và đặc biệt là các doanh nghiệp có tranh chấp yêu cầu trọng tài giải quyết
Trong bối cảnh như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn nghiên
cứu, tìm ra những điểm còn thiếu sót, những điểm chưa phù hợp của Luật Trọng tài Thương mại 2010, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện
Trang 88
quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế
Tình hình nghiên cứu
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" là đề tài đã được
nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm giá trị: Tiến sĩ Đỗ Văn
Đại và tiến sĩ Trần Hoàng Hải với cuốn sách "Pháp luật Việt Nam về Trọng tài Thương mại"; Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam với "Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn"; Bộ Tư pháp cũng có đăng một
số chuyên đề "Pháp luật về Trọng tài Thương mại" trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2010; Bài viết "Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng
tài ở Việt Nam" - TS Đỗ Văn Đại – Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Ngoài ra
có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài này làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp
như: Khóa luận tốt nghiệp "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt
Nam" của Nguyễn Thị Thu thảo - Lớp KT31H - Đại học Luật Hà Nội; Khóa
luận tốt nghiệp "Những điểm mới của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra" của Mỵ Duy Thanh - CN3
QTKD - Đại học Ngoại Thương - Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc
Hà; Khóa luận tốt nghiệp "Pháp luật về thỏa thuận Trọng tài Thương mại"
của Tống Thị Lan Hương - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Tý và
các bài viết của nhiều tác giả khác
Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
và quý báu đối với tôi trong quá trình nghiên cứu về đề tài "Pháp luật về thỏa
thuận trọng tài ở Việt Nam"
"Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" không phải là một đề
tài mới vì đã có rất nhiều tác giả chọn đề tài này (hoặc đề tài tương tự) để
Trang 99
nghiên cứu Tuy nhiên, các tác phẩm hầu hết đều viết về Trọng tài Thương mại nói chung hoặc viết về thỏa thuận trọng tài vào thời điểm Luật Trọng tài Thương mại 2010 chưa được ban hành hoặc chưa có hiệu lực Hiện nay, chưa
có luận văn cấp thạc sỹ nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài một cách chuyên
biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Vì vậy, đề tài "Pháp
luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" mà tôi chọn để viết luận văn thạc
sỹ vào thời điểm này vẫn bảo đảm tính mới của đề tài nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn số trang quy định, cộng thêm vốn kiến thức còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xoay quanh những nội dụng chính
đó là:
- Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng
tài: nêu những quy định về khái niệm, phân loại, hình thức, hiệu lực và tính
độc lập của thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật Mẫu, pháp luật của một số nước về thỏa thuận trọng tài và theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
- Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn
áp dụng ở Việt Nam hiện nay: nêu những điểm còn bất cập của quy định
hiện hành về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, đồng thời trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua một số vụ việc cụ thể từ đó nêu lên những nhận xét về thực tiễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay
- Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam: Từ những nhận xét về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, đề ra giải pháp nhằm hoàn
Trang 1010
thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận trọng tài và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở:
- Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin;
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích,
phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, hệ thống, phương pháp bình luận
Những điểm mới của luận văn
Hệ thống được những quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài, đồng thời có sự so sánh với quy định của Luật Mẫu và pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy được sự kế thừa và sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về thỏa thuận trọng tài, nhận định những điểm còn hạn chế trong quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài Thương mại 2010 Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thêm các quy định về thỏa thuận trọng tài Ngoài ra, luận văn còn nhận xét về thực tiễn
áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, qua đó tìm ra những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam trong thời gian tới
Cơ cấu luận văn
Luận văn được chia làm 03 (ba) phần lớn:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận
trọng tài
Trang 1111
- Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và
thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở
Việt Nam
Trang 1212
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 1.1 Khái quát về Trọng tài Thương mại
1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại
Trọng tài Thương mại là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới Khái niệm này được nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý
và hiện nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này
Trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp là cách tiếp cận chủ yếu của hệ thống các quy định pháp luật về trọng tài Theo Điều
2.a, Luật mẫu của UNCITRAL thì: “Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức” Hay theo Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ (AAA) thì: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách
đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”
Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm
này: Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 ghi nhận: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp lệnh quy định" Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng quy định: "Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này"
Trang 1313
Bên cạnh đó, trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp cũng là cách tiếp cận khá phổ biến Theo từ điển tiếng Việt thì trọng tài là
“Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp”
Ngoài ra, khái niệm này còn được tiếp cận với tư cách là một chế định
pháp luật, theo cuốn Danh từ pháp luật lược giải thì trọng tài là “một chế định
cử tư nhân giải quyết sự bất hòa cho hai bên nguyên bị trong một vụ tranh chấp”
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, tuy nhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thường xem xét dưới hai góc độ chủ yếu: là một hình thức giải quyết tranh chấp và là cơ quan giải quyết tranh chấp:
- Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại: Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp,
Trọng tài Thương mại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh chấp
tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc
sẽ phát sinh giữa họ cho trọng tài và trọng tài, trên cơ sở các tình tiết khách quan của tranh chấp, được quyền đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp và quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên
- Trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp: Trọng tài Thương
mại là cơ quan được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo yêu cầu của các bên tranh chấp Trọng tài là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại Trọng tài được thừa nhận là một cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án [20, tr 3 - tr 5]
1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Thương mại
Về bản chất, Trọng tài Thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà mà được giải quyết thông
Trang 1414
qua phán quyết của Trọng tài Thương mại theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo, là một phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi các thiết chế đặc biệt, do vậy trọng tài mang một số đặc trưng cơ bản sau:
- Trọng tài Thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, trọng
tài có quyền phán quyết như Tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu
tố thỏa thuận và tài phán Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể
có phán quyết thoát ly được những yếu tố đã được thỏa thuận
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền tự
định đoạt của các đương sự rất cao Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, quy tắc tố tụng trọng tài, luật áp dụng
- Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo,
kháng nghị và có hiệu lực thi hành với các bên Nếu một bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại cần sự
hỗ trợ của Tòa án Sở dĩ cần sự hỗ trợ của Tòa án vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước, do đó cần phải có một cơ quan Nhà nước hỗ trợ, đó là Tòa án
- Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là: trọng tài vụ việc và
trọng tài thường trực Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp
Trang 1515
đó Trọng tài thường trực là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ
sở ổn định, danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng
1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch sử pháp luật Việt Nam
Ở nước ta, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được hình thành từ khá lâu và trải qua các giai đoạn phát triển
Vào năm 1963 và 1964, ở miền Bắc nước ta đã thành lập Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng hải Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vào những năm 1990 của thế
kỷ 20, một hệ thống trọng tài kinh tế từ huyện, tỉnh đến Trung Ương đã được thành lập để giải quyết các tranh chấp chủ yếu giữa các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã Trọng tài kinh tế thực chất là những cơ quan hành chính Nhà nước mà chưa thực hiện được vai trò đúng như tên gọi
Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/CP, cho phép thành
lập tổ chức trọng tài kinh tế với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp
dưới hình thức Trung tâm Trọng tài Thương mại, tách biệt hẳn với trọng tài kinh tế nhà nước Đây là một bước ngoặt khi Nhà nước đã trả Trọng tài Thương mại về đúng bản chất và chức năng của nó
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiệm cận với pháp luật quốc tế, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp cho hoạt động của các trung tâm Trọng tài Thương mại, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 được ban hành Tuy nhiên, sau một quá trình áp dụng vào thực tế, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 đã bộc lộ nhiều vấn
đề bất cập, hạn chế, bởi vậy, đến ngày 17/06/2010, Quốc Hội đã chính thức ban hành Luật Trọng tài Thương mại 2010 để thay thế Pháp lệnh trọng tài
2003, nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đến Trọng tài Thương mại
Trang 1616
1.2 Pháp luật về thỏa thuận trọng tài
Pháp luật về thỏa thuận trọng tài được hiểu là tập hợp những quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài như: khái niệm thỏa thuận trọng tài; phân loại thỏa thuận trọng tài; hình thức thỏa thuận trọng tài; hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và những vấn đề khác có liên quan
Thỏa thuận trọng tài được quy định khá toàn diện trong Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc (sau đây gọi là "Luật mẫu") Trên cơ sở các quy định của Luật Mẫu
về thỏa thuận trọng tài, các quốc gia kế thừa và quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở quốc gia mình
1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài"
Điều 7.1, Luật Mẫu quy định:
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng
Như vậy, có thể thấy rằng, Luật mẫu không chỉ ghi nhận thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh mà còn bao gồm cả nội dung về những tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và hình thức xác lập của thỏa thuận trọng tài
Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ ghi nhận thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về việc đưa các tranh chấp đã phát sinh
Trang 1717
hoặc có thể phát sinh ra giải quyết bằng trọng tài, còn các nội hàm về các tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài là những tranh chấp nào? Chủ thể của tranh chấp là những ai? Thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới những hình thức nào? lại được quy định riêng tại các điều luật khác
Khoản 2, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: "Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh"
Thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài Thương mại 2010
là sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết các tranh chấp có thể sẽ xảy ra trong tương lai hoặc tranh chấp đã xảy ra bằng con đường Trọng tài Thương mại Nội hàm khái niệm thỏa thuận trọng tài được phân tích như sau:
- Thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài
Theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài Thương mại là “tranh chấp có thể phát sinh” hoặc “đã phát sinh” Như vậy, thời điểm hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể là trước khi tranh chấp giữa hai bên xảy ra hoặc vào thời điểm sau khi tranh chấp đã xảy ra
+ Trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp
xảy ra:
Ví dụ: Công ty A mua hàng hóa của Công ty B, trong Hợp đồng mua
bán hàng hóa, hai bên có thỏa thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp như
sau: "Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này"
Trang 1818
+ Trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp đã
xảy ra
Ví dụ: Công ty A thuê Công ty B gia công các sản phẩm đồ thủ công
mỹ nghệ, trong Hợp đồng thuê không có điều khoản về giải quyết tranh chấp Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty B đã vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng nên giữa hai bên xảy ra tranh chấp Sau khi tranh chấp xảy ra, Công ty A và Công ty B đã lập một văn bản thỏa thuận về việc đưa tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê gia công ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam (VIAC)
- Các loại tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng Trọng tài
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại: Luật
Trọng tài Thương mại 2010 không có định nghĩa về hoạt động thương mại
Tuy nhiên, trong pháp luật hiện hành, khái niệm "hoạt động thương mại"
được đề cập trong hai văn bản quan trọng là Luật thương mại 2005 và Bộ luật
tố tụng dân sự Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005 thì
"Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác" Điều 29, Bộ luật tố tụng dân sự quy định
những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trang 1919
Tòa án rất rộng Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án gồm:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán
cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định
Khi Luật Trọng tài Thương mại 2010 không quy định cụ thể thế nào là hoạt động thương mại thì thiết nghĩ, bất kỳ hoạt động nào được coi là hoạt động thương mại trong một văn bản pháp luật khác ở Việt Nam đều thuộc khái niệm "hoạt động thương mại" của Luật Trọng tài Thương mại 2010 Do
đó, tất cả những hoạt động được coi là hoạt động thương mại trong Luật thương mại 2005 hay Bộ luật tố tụng dân sự đều thuộc khái niệm "hoạt động thương mại" của Luật Trọng tài Thương mại 2010 Như vậy, các tranh chấp phát sinh từ hoạt động này có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài
+ Tranh chấp giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại: Loại tranh chấp này có thể xảy ra giữa:
Trang 2020
Tranh chấp xảy ra giữa các bên trong đó một bên có hoạt động thương
mại và một bên không có hoạt động thương mại Ví dụ: tranh chấp xảy ra
giữa ông A và công ty X, ông A mua các thiết bị điện của Công ty X để lắp đặt cho ngôi nhà mới Trong tranh chấp này, Công ty X là bên có hoạt động thương mại, còn ông A là bên không có hoạt động thương mại;
Tranh chấp giữa các bên mà cả hai bên đều thực hiện các hoạt động
thương mại Ví dụ: tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai Công
ty X và Y Trong tranh chấp này, Công ty X và Công ty Y đều là các chủ thể
có hoạt động thương mại
+ Những tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
trọng tài: Đây là quy định mang tính chất mở của Luật Trọng tài Thương mại
về thẩm quyền giải quyết của trọng tài Theo quy định này, ngoài hai loại tranh chấp đã nêu ở trên thì Trọng tài Thương mại còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào, giữa bất kỳ các chủ thể nào mà pháp luật quy định tranh chấp đó được giải quyết bằng Trọng tài
Thương mại Ví dụ: Luật đầu tư 2005 quy định Trọng tài Thương mại có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mà một bên chủ thể là cơ quan Nhà nước
- Các chủ thể của tranh chấp
Khoản 3, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 giải thích khái niệm
“Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn”
Theo quy định nêu trên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 không giới hạn về phạm vi chủ thể được thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Các cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài đều có quyền được
Trang 2121
thỏa thuận giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường trọng tài và tham gia tố tụng trọng tài
1.2.2 Phân loại thỏa thuận trọng tài
Điều 7.1 Luật Mẫu quy định: "Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà
các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc
có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp
đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng"
Theo quy định của Luật Mẫu thì thỏa thuận trọng tài được chia thành hai loại:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp phát sinh: thỏa thuận trọng tài loại này được xác lập để giải quyết các tranh chấp "có thể phát sinh" trong tương lai
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh: thỏa thuận trọng tài loại này được xác lập để giải quyết những tranh chấp đã phát sinh giữa các bên
Trong khi đó, Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy
định: "Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy
ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài"
Theo quy định trên, căn cứ vào thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài được phân chia thành hai loại là:
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp phát sinh
Thỏa thuận trọng tài loại này thường có trong hợp đồng giữa các bên và
là một thỏa thuận để đưa các tranh chấp xảy ra trong tương lai ra trọng tài Điều khoản trọng tài thường có nội dung khá ngắn gọn, vì điều khoản trọng tài liên quan đến các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai Điều khoản
Trang 2222
trọng tài thường không quá đi vào chi tiết vì rất khó biết chắc được loại tranh chấp nào sẽ phát sinh và đâu là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp đó Trên thực tế, mặc dù trong hợp đồng hai bên luôn dự trù tình huống tranh chấp có thể phát sinh nên đồng ý đưa vào hợp đồng một điều khoản trọng tài nhưng thực chất cả hai bên đều không mong muốn tranh chấp xảy ra và không cần phải sử dụng đến điều khoản này Bởi vậy, các bên thường lựa chọn một điều khoản trọng tài mẫu của một tổ chức trọng tài uy tín [11, tr 158]
- Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh
Thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh là loại thỏa thuận nhằm đưa tranh chấp hiện tại ra trọng tài Thỏa thuận trọng tài loại này liên quan đến tranh chấp đã phát sinh trên thực tế, bởi vậy, thỏa thuận trọng tài này có thể hoàn toàn biến đổi để phù hợp với nội dung vụ tranh chấp Nội dung của thỏa thuận trọng tài loại này thường bao gồm chi tiết hầu hết các vấn đề liên quan như: tổ chức trọng tài được lựa chọn, quy tắc tố tụng được áp dụng, chỉ định trọng tài viên, xác định vấn đề đang tranh chấp,
Quan điểm của các bên khi bàn bạc về một thỏa thuận trọng tài sau khi tranh chấp đã phát sinh khác hoàn toàn với quan điểm của họ khi đưa một điều khoản trọng tài vào hợp đồng vì: Khi đó tranh chấp đã thực sự phát sinh
và điều này đồng nghĩa với việc đã xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai bên Hơn nữa, khi tranh chấp đã phát sinh, các bên sẽ biết họ đang đối diện với loại tranh chấp nào từ đó sẽ biết được họ muốn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài nào cho hiệu quả và hợp lý Xảy ra tranh chấp cũng đồng nghĩa với việc có sự xung đột về lợi ích giữa các bên Khi đó, bên nguyên đơn thường muốn nhanh chóng giải quyết vụ việc để bảo đảm lợi ích cho mình, trong khi bị đơn thường cố tình muốn kéo dài thời gian, trì hoãn
Trang 231.2.3 Hình thức thỏa thuận trọng tài
* Hình thức của thỏa thuận trọng tài
Tất cả các công ước quốc tế về trọng tài cũng như Luật mẫu và hầu hết luật trọng tài của các nước trên thế giới đều quy định một thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản Điều II Công ước New York quy định yêu cầu thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức văn bản, Điều 7.2 Luật mẫu
cũng quy định: "Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản" Tuy
nhiên, định nghĩa "văn bản" lại được giải thích khác nhau
Công ước New York định nghĩa "văn bản" như sau: thỏa thuận bằng văn bản bao gồm một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ký hoặc có trong các thư từ hoặc điện tín trao đổi Tuy nhiên, kể từ khi Công ước New York ra đời năm 1958, đã có một
cuộc cách mạng trong truyền thông Điện tín - một phương tiện truyền tin
bằng văn bản phổ biến đã được thay thế bằng telex, fax và bây giờ là thư điện tử
Luật mẫu đã kịp thời cập nhật sự thay đổi về phương tiện liên lạc và có
sự tiến bộ hơn so với Công ước New York trong việc định nghĩa "văn bản", Điều 7.2, Luật mẫu quy định: Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận
Trang 2424
đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này Vì vậy, theo Luật mẫu, bất cứ phươg tiện viễn thông nào ghi nhận thỏa thuận đều thỏa mãn quy định về thỏa thuận phải bằng văn bản Khi một bên tham gia vào một quá trình tố tụng trọng tài mà không phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài thì một thỏa thuận trọng tài ngầm là đủ [11, tr 161, 162]
Luật trọng tài Anh còn tiến một bước rất xa trong việc quy định phạm
vi thỏa thuận bằng văn bản Theo đó, có một thỏa thuận bằng văn bản khi: thỏa thuận được lập bằng văn bản (cho dù nó có được các bên ký hay không); thỏa thuận được lập thông qua việc trao đổi các thông tin bằng văn bản hoặc thỏa thuận được chứng minh bằng văn bản Thậm chí, trong quá trình tố tụng trọng tài hoặc tố tụng tư pháp, nếu một thỏa thuận không được xác lập bằng văn bản nhưng được một bên viện dẫn và bên kia không phủ nhận thì việc trao đổi đó tạo thành một thỏa thuận trọng tài bằng văn bản có giá trị pháp lý [12, tr 37]
Ở một số hệ thống pháp luật, không có quy định hình thức cụ thể cho thỏa thuận trọng tài Tuy nhiên, luôn có quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản hay ít nhất là một bản ghi lưu trữ dữ liệu lâu dài như đĩa hoặc băng từ để có thể in ra thành văn bản Ví dụ: Luật Hà Lan 1986 quy định thỏa thuận trọng tài phải được chứng minh bằng một công cụ dưới dạng văn bản được các bên chấp nhận một cách rõ ràng hoặc ngụ ý Luật Thụy Sỹ quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản hoặc bằng các phương tiện liên lạc có
thể chứng minh thỏa thuận trọng tài được lập bằng văn bản "Về vấn đề hình thức, một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi được lập thành văn bản, bằng
Trang 25- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên
Ví dụ: trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, Công ty X và Công
ty Y có gửi công văn qua lại, trao đổi với nhau trong đó có nội dung ghi nhận việc nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc liên quan đến hợp đồng xảy ra thì Trọng tài Thương mại sẽ là tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó Trong trường hợp này, thỏa thuận của Công ty X và Công ty Y được ghi nhận trong các công văn qua lại là một hình thức thỏa thuận trọng tài
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên
Ví dụ: Ông A và Công ty B có ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng để
làm địa điểm kinh doanh Trong quá trình thỏa thuận, ký kết hợp đồng, hai bên đã đến Văn phòng công chứng X để công chứng hợp đồng cho thuê mặt bằng, đồng thời yêu cầu công chứng viên ghi nhận lại việc hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp (nếu có) phát sinh bằng trọng tài Khi đó, văn bản do công chứng viên ghi chép lại ghi nhận ý chí thỏa thuận của các bên được coi
là một thỏa thuận trọng tài
Trang 2626
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác
Ví dụ: Công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong quá trình giao dịch, hai bên không thỏa thuận cụ thể về việc giải quyết
tranh chấp nhưng trong hợp đồng có viện dẫn quy định: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ tôn trọng điều lệ, nội quy của các bên” Trong điều lệ
của Công ty A có điều khoản quy định về việc trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu xảy ra tranh chấp với các đối tác thì tranh chấp luôn được giải quyết bằng trọng tài Điều lệ của Công ty B không có quy định nào về vấn đề này Khi đó thỏa thuận trọng tài vẫn được xác lập trong trường hợp này
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn
tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận
Ví dụ: Công ty A và Công ty B xảy ra tranh chấp về hợp đồng cung
cấp dịch vụ internet, trong quá trình hai bên gửi đơn kiện và bản tự bảo vệ cho nhau, Nguyên đơn là Công ty A đã trình bày rằng hai bên đã từng thỏa thuận
về việc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài và Công ty B không đưa ra
ý kiến phủ nhận điều này Trong trường hợp này, việc một bên đưa ra ý kiến cho rằng tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài và bên kia không từ chối thì thỏa thuận trọng tài đã được xác lập
Kế thừa quy định của Luật mẫu và quy định trong Luật trọng tài của các nước có nền trọng tài phát triển, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về những hình thức thỏa thuận được coi là thỏa thuận bằng văn bản đa dạng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003
Việc đa dạng hóa các hình thức của thỏa thuận trọng tài như trong quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 là hoàn toàn phù hợp và bắt nhịp
Trang 2727
kịp với những thay đổi, phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội nói chung và của hoạt động kinh tế thương mại nói riêng Việc quy định nhiều hình thức của thỏa thuận trọng tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho các bên lựa chọn hình thức phù hợp và thuận lợi nhất cho mình để ghi nhận thỏa thuận trọng tài, đồng thời cũng giảm số lượng các trường hợp thỏa thuận trọng tài không
có hiệu lực vì vi phạm hình thức thỏa thuận
* Hình thức xác lập thỏa thuận trọng tài
Điều 7.1, Luật mẫu quy định: "Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng" Theo quy định của Luật mẫu nêu trên thì thỏa thuận trọng tài được xác
lập dưới hai hình thức là: điều khoản trọng tài (arbitration clause) và thỏa thuận trọng tài riêng biệt (separate arbitration agrement)
Trong pháp luật Việt Nam, hình thức xác lập thỏa thuận trọng tài được
quy định tại Khoản 1, Điều 16, Luật Trọng tài Thương mại 2010 như sau:
"Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng" Theo đó, thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hai hình thức là:
- Điều khoản trọng tài trong hợp đồng
Điều khoản trọng tài là một điều khoản trong hợp đồng quy định về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan đến hợp đồng bằng trọng tài Trong thực tiễn, điều khoản trọng tài thường là điều khoản cuối hoặc gần cuối trong hợp đồng với các tên gọi khác nhau như: điều khoản giải quyết tranh chấp, điều khoản trọng tài hoặc trọng tài Do là một điều khoản của hợp đồng nên điều khoản trọng tài được xác lập trước khi tranh chấp xảy ra và thường ngắn gọn Nhiều hợp đồng sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu của các tổ chức trọng tài được các bên lựa chọn để giải
Trang 2828
quyết tranh chấp Các tổ chức trọng tài cũng đưa ra các điều khoản trọng tài mẫu và khuyến nghị các bên nên đưa vào hợp đồng
- Thỏa thuận trọng tài riêng biệt
Thỏa thuận trọng tài cũng có thể được thỏa thuận và ghi nhận trong một văn bản riêng biệt Văn bản thỏa thuận trọng tài riêng biệt có thể được xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra
1.2.4 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền cho dù tranh chấp đó có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài là chưa
đủ, để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận này phải
có giá trị pháp lý ở thời điểm phát sinh tranh chấp
* Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Nếu xét về bản chất thì thỏa thuận trọng tài thực chất là một giao dịch dân sự Bởi các lý do sau:
Theo Điều 121, Bộ luật dân sự 2005 thì: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" Thỏa thuận trọng tài không thể là một hành vi pháp
lý đơn phương (vì đó là sự thỏa thuận của cả hai hay nhiều bên), do vậy, cần xem xét xem thỏa thuận trọng tài có thể được coi là một hợp đồng hay không?
Điều 388, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên, vì vậy để chứng minh
thỏa thuận trọng tài là một hợp đồng thì cần chứng minh được rằng thỏa thuận
Trang 2929
trọng tài xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Trong quan
hệ trọng tài, khi các bên đã thỏa thuận chọn trọng tài thì một bên không thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp nếu bên kia phản đối Ở đây có sự ràng buộc pháp lý nên có thể coi là tồn tại quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các bên
Từ đó có thể khẳng định, thỏa thuận trọng tài là một hợp đồng, cũng đồng nghĩa với việc, thỏa thuận trọng tài là một dạng giao dịch dân sự
Hiện nay, pháp luật về trọng tài của Việt Nam (luật chuyên ngành) chưa có quy định về các điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, trong khi đó Điều 122, Bộ luật dân sự 2005 (luật chung) đã có quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Như đã khẳng định ở trên, thỏa thuận trọng tài về bản chất là một giao dịch dân sự, vì vậy, theo ý kiến của cá nhân
tôi nên áp dụng nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành, vận dụng quy định
tại Điều 122, Bộ luật dân sự để xác định các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Cụ thể, các điều kiện đó là:
- Người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực hành vi dân sự;
- Thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản
Một thỏa thuận trọng tài được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đồng thời bốn điều kiện nêu trên
- Người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực hành vi dân sự
Điều 17, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Năng lực hành vi dân sự của
cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự"
Trang 3030
Như vậy, khi ký kết thỏa thuận trọng tài, người tham gia ký kết phải là người có khả năng xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự bằng hành
vi của mình theo quy định của pháp luật
- Thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Pháp luật về trọng tài quy định nội dung của thỏa thuận trọng tài không những phải phù hợp với quy định của pháp luật mà còn phải phù hợp với đạo đức xã hội Theo đó, nếu nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài vi phạm những điều mà pháp luật cấm thì thỏa thuận trọng tài đó bị vô hiệu Đồng thời, những thỏa thuận trọng tài trái với đạo đức xã hội cũng được coi là không có hiệu lực
- Người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài hoàn toàn tự nguyện
Điều kiện này phản ánh nội dung về ý chí của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài Khi ký kết thỏa thuận trọng tài, người tham gia ký kết phải hoàn toàn tự nguyện về mặt ý chí, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,
nhầm lẫn
- Hình thức của thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản
Ngoài ba điều kiện về nội dung của thỏa thuận trọng tài đã trình bày trên đây, thỏa thuận trọng tài cũng phải đáp ứng điều kiện về mặt hình thức Thỏa thuận trọng tài phải được lập dưới hình thức văn bản Nội dung cụ thể
về hình thức của thỏa thuận trọng tài được trình bày tại Mục 1.2.3, Chương 1 của Luận văn
Trang 3131
* Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có sự thay đổi của một bên
Sau khi thỏa thuận trọng tài được xác lập, có thể xảy ra những thay đổi lớn liên quan một bên, vì vậy, cần phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong các trường hợp này
Các văn bản pháp luật về trọng tài trước đó và kể cả Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 không có quy định về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp một trong các bên ký kết thỏa thuận trọng tài có sự thay đổi Việc không quy định về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong các trường hợp mà một trong hai bên có sự thay đổi đã tạo kẽ hở để nhiều chủ thể trốn tránh trách nhiệm của mình và đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên trong những trường hợp này
Ví dụ: Năm 2010, tại Quảng Nam đã xảy ra một vụ tranh chấp giữa hai
công ty (tạm gọi tắt là Công ty M và Công ty N) Hai công ty đã ký kết hợp đồng và trong hợp đồng có điều khoản trọng tài Công ty M có tên cũ là Công
ty H và hiện nay đã thay đổi cả trụ sở chính của Công ty Khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bên bị khởi kiện - Công ty M lập luận rằng họ không bị ràng buộc bởi hợp đồng mà Công ty H
đã ký với Công ty N Tuy nhiên, lập luận này đã bị Tòa án bác bỏ, vì lý do, những thay đổi về tên, trụ sở Công ty không làm ảnh hưởng đến hợp đồng cũng như thỏa thuận trọng tài có trong hợp đồng, chủ thể được thay đổi tên, trụ sở chính vẫn chịu sự ràng buộc của hợp đồng và điều khoản trọng tài trong hợp đồng Vì vậy, Công ty M và Công ty N vẫn phải thực hiện thỏa thuận trọng tài đã được ký kết [14, tr 84]
Trang 3232
Đến Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã có quy định về vấn đề thỏa thuận trọng tài vẫn tiếp tục có hiệu lực trong trường hợp một trong các bên có
sự thay đổi Cụ thể:
- Khoản 2, Điều 5, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về sự
thay đổi của một bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là cá nhân như sau:
"Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác"
Theo quy định trên đây, người thừa kế của người đã chết hoặc người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nội dung đã thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài mà người chết, người mất năng lực hành vi đã ký kết, trừ trường hợp người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của người chết, người mất năng lực hành vi có thỏa thuận khác với bên còn lại thì hai bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận mới này
Ví dụ: Ông A và Công ty B có ký kết hợp đồng mua bán nhà, trong
hợp đồng có quy định điều khoản về trọng tài Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giữa hai bên xảy ra tranh chấp, tuy nhiên, khi tranh chấp chưa được đưa
ra trọng tài để giải quyết thì ông A chết Ông A có người con trai duy nhất là anh C, trong trường hợp này, anh C là người thừa kế theo pháp luật của ông A
do vậy, anh C có trách nhiệm tiếp tục thực hiện thỏa thuận trọng tài mà ông A
đã ký kết với Công ty B, trừ trường hợp Công ty B và anh C đạt được thỏa thuận khác
- Khoản 3, Điều 5, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về sự
thay đổi của một bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là tổ chức như sau:
Trang 3333
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
Theo quy định trên đây, tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nội dung đã được thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài đã được ký kết Tuy nhiên, nếu tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ có thỏa thuận khác với bên còn lại thì hai bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận mới này
Ví dụ: Công ty X và Công ty Y ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp
lý, trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản trọng tài Do nhiều lý do, Công ty X đã vi phạm nội dung hợp đồng nên giữa hai bên xảy ra tranh chấp Trong quá trình đang giải quyết tranh chấp, Công ty X có sự thay đổi đăng ký kinh doanh, chuyển đổi từ loại hình Công ty TNHH hai thành viên sang loại hình Công ty cổ phần Theo quy định của pháp luật, sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiêp thì công ty chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa mọi quyền
và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi, do vậy, Công ty cổ phần mới là tổ chức tiếp nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty TNHH 2 thành viên X,
do vậy, Công ty Cổ phần X sẽ phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận trọng tài mà Công ty TNHH 2 thành viên X đã ký với Công ty Y
Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã có bước tiến so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 và các văn bản pháp luật về trọng tài trước đó trong việc ghi nhận quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp có sự thay đổi của một bên chủ thể Quy định này đã tạo ra căn cứ pháp
Trang 3434
lý cụ thể để bảo đảm hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, tránh trường hợp một trong số các bên trốn tránh trách nhiệm
* Thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Bản thân các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không thể tự mình quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thuộc
sau: "Ủy ban trọng tài có thể quyết định về thẩm quyền xét xử của chính mình,
kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài" Theo quy định trên, sau khi được thành lập Ủy ban trọng tài có
quyền quyết định về phạm vi thẩm quyền xét xử của chính mình trong đó bao gồm cả thẩm quyền xem xét về sự tồn tại và hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài
Pháp luật Việt Nam quy định một cách cụ thể hơn về thẩm quyền xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài của Hội đồng trọng tài Điều 43, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: Sau khi được thành lập, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thực hiện được hay không Trường hợp thỏa thuận trọng tài không vô hiệu thì Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ giải quyết và thông báo ngay cho các bên
Trang 3535
Trong Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, chỉ khi một trong các bên
có đơn khiếu nại thì Hội đồng trọng tài mới xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Nhưng đến Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài luôn phải xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài mà không cần phải có đơn khiếu nại của các bên Quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 có sự tiến bộ hơn so với quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 vì quy định này bắt buộc Hội đồng trọng tài phải xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trước khi giải quyết để tránh trường hợp trong quá trình đang giải quyết hoặc đã giải quyết xong mới phát hiện ra thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực
Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng bổ sung phạm vi thẩm quyền xem xét của Hội đồng trọng tài, theo đó, ngoài việc xem xét thỏa thuận trọng tài có vô hiệu hay không thì Hội đồng trọng tài còn có thẩm quyền xem xét thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không Quy định này bảo đảm cho việc thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được, bởi trên thực tế có không
ít trường hợp, thỏa thuận trọng tài không vô hiệu theo quy định của pháp luật nhưng lại không thể thực hiện được Trong các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài cũng phải đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Điều 16.3, Luật mẫu quy định Tòa án có quyền xem xét quyết định của
Ủy ban trọng tài trong việc giải quyết đơn yêu cầu về việc Ủy ban Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Đồng thời, Điều 34, Luật mẫu cũng quy định Tòa án có thẩm quyền bác phán quyết của trọng tài trong các
Trang 3636
trường hợp quy định tại Điều 34.2, Luật mẫu khi các bên có đơn yêu cầu Điều 34.2 quy định: Một phán quyết chỉ có thể bị toà án theo qui định tại Điều
6 hủy bỏ trong trường hợp:
a Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng:
i Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc
ii Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc
iii Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc
iv Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên trừ trường hợp thoả thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc
b Toà án phát hiện rằng:
Trang 3737
i Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc
ii Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó
Theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì Tòa án nhân
dân xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong các trường hợp sau:
- Trường hợp một trong các bên có đơn yêu cầu Tòa án xem xét lại
quyết định của Hội đồng trọng tài liên quan đến việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (vô hiệu hoặc không vô hiệu) hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được (Điều 44, Luật Trọng tài Thương mại 2010) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Tòa
án giao cho một thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định Quyết định của Tòa án là cuối cùng
- Trường hợp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 68, 69, 70,
71, Luật Trọng tài Thương mại 2010) Khi xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nếu có căn cứ cho rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không vô hiệu thì Tòa án có thể ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài Như vậy, trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền nhận định và
khẳng định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
* Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài
vô hiệu trong các trường hợp:
Trang 38Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 thì những tranh chấp phát
sinh không thuộc hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của
Pháp lệnh mà được hai bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu Nhưng theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại
2010 thì nếu hai bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài những tranh chấp
phát sinh không thuộc thẩm quyền của trọng tài (tức là: không phải là tranh
chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; không phải tranh chấp mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; không phải tranh chấp mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài) thì thỏa thuận đó mới vô hiệu
Do thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài Thương mại theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã được mở rộng hơn rất nhiều
so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 nên các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do các tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài cũng ít hơn
Trường hợp 2: Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Trang 3939
Người ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật, nếu thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết thì thỏa thuận này không có hiệu lực
Trường hợp 3: Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, vì vậy, nếu thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi những người này thì sẽ bị coi là vô hiệu Để chứng minh người ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định, người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Còn Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định thêm căn cứ xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài là theo quy định của Bộ luật dân sự
Trường hợp 4: Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp
Điều 16, Luật Trọng tài Thương mại quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác được coi là văn bản Nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm quy định về hình thức xác lập thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
Do quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài ở Luật Trọng tài Thương mại 2010 rộng hơn rất nhiều so với hình thức thỏa thuận trọng tài theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 nên phạm vi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
do vi phạm quy định về hình thức sẽ hẹp hơn
Trang 4040
Trường hợp 5: Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu
Nếu một bên phát hiện trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài đã bị bên kia lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì có yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định hai trường hợp chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không tự nguyện bao gồm: một trong hai bên bị lừa dối, đe dọa Luật Trọng tài Thương mại 2010 bổ sung thêm một trường hợp chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không tự nguyện đó là trường hợp bị cưỡng ép Quy định bổ sung này là rất hợp lý bởi có nhiều trường hợp các chủ thể không trực tiếp bị đe dọa bằng vũ lực nhưng lại bị cưỡng ép bằng hình thức khác buộc chủ thể đó phải ký kết thỏa thuận trọng tài Đồng thời, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa là 06 tháng Tuy nhiên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 chỉ quy định một trong các bên
bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài
vô hiệu mà không quy định cụ thể về thời hiệu yêu cầu
Trường hợp 6: Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
Dù bất kỳ hoạt động nào của bất kỳ chủ thể nào cũng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải phù hợp với quy định của pháp luật Điều đó đồng nghĩa với việc những điều pháp luật cấm thì sẽ không được làm Với thỏa thuận trọng tài cũng vậy, nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm các điều cấm của pháp luật thì đương nhiên thỏa thuận đó sẽ không được công nhận và sẽ bị vô hiệu
- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu