Thỏa thuận trọng tài riêng biệt

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 29)

Thỏa thuận trọng tài cũng có thể được thỏa thuận và ghi nhận trong một văn bản riêng biệt. Văn bản thỏa thuận trọng tài riêng biệt có thể được xác lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

1.2.4 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền cho dù tranh chấp đó có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài là chưa đủ, để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận này phải có giá trị pháp lý ở thời điểm phát sinh tranh chấp.

* Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Nếu xét về bản chất thì thỏa thuận trọng tài thực chất là một giao dịch dân sự. Bởi các lý do sau:

Theo Điều 121, Bộ luật dân sự 2005 thì: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Thỏa thuận trọng tài không thể là một hành vi pháp lý đơn phương (vì đó là sự thỏa thuận của cả hai hay nhiều bên), do vậy, cần xem xét xem thỏa thuận trọng tài có thể được coi là một hợp đồng hay không? Điều 388, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên, vì vậy để chứng minh thỏa thuận trọng tài là một hợp đồng thì cần chứng minh được rằng thỏa thuận

29

trọng tài xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ trọng tài, khi các bên đã thỏa thuận chọn trọng tài thì một bên không thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp nếu bên kia phản đối. Ở đây có sự ràng buộc pháp lý nên có thể coi là tồn tại quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Từ đó có thể khẳng định, thỏa thuận trọng tài là một hợp đồng, cũng đồng nghĩa với việc, thỏa thuận trọng tài là một dạng giao dịch dân sự.

Hiện nay, pháp luật về trọng tài của Việt Nam (luật chuyên ngành) chưa có quy định về các điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, trong khi đó Điều 122, Bộ luật dân sự 2005 (luật chung) đã có quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Như đã khẳng định ở trên, thỏa thuận trọng tài về bản chất là một giao dịch dân sự, vì vậy, theo ý kiến của cá nhân tôi nên áp dụng nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành, vận dụng quy định tại Điều 122, Bộ luật dân sự để xác định các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Cụ thể, các điều kiện đó là:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 28 - 29)