- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu
2.1.3. Các quy định khác về thỏa thuận trọng tà
- Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong một thỏa thuận khác không phải hợp đồng
Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 ghi nhận Thoả thuận trọng có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng thừa nhận việc điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Về nguyên tắc, thỏa thuận trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng nên dù hợp đồng có thể bị vô hiệu nhưng thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng của trọng tài, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.
Tuy nhiên, nếu thỏa thuận trọng tài tạo thành một phần của thoả thuận khác, không phải là một điều khoản của hợp đồng thì liệu thỏa thuận trọng tài
50
có thể được coi như một thoả thuận độc lập và có thể tồn tại hay không, nếu thoả thuận chính vô hiệu.
- Trường hợp các bên thỏa thuận thêm những vấn đề liên quan đến trọng tài
Trong một số trường hợp, khi ký kết hợp đồng hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường Trọng tài Thương mại. Tuy nhiên lúc đó các bên mới chỉ thỏa thuận những nội dung rất chung chung, cơ bản về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sau khi tranh chấp phát sinh, hai bên lại tiếp tục thỏa thuận thêm các vấn đề cụ thể, chi tiết liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trong trường hợp này những thỏa thuận sau này có được coi là một phần của thỏa thuận trọng tài và có hiệu lực như thỏa thuận trọng tài không? Hiện nay, Luật Trọng tài Thương mại 2010 chưa có quy định về vấn đề này.
- Thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài
Việc xác định thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên Luật Trọng tài Thương mại hiện nay chưa có quy định về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để xác định thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài không hay dựa vào căn cứ nào?
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài là do trình độ lập pháp của các nhà làm luật tại Việt Nam còn yếu; chưa biết cách vận dụng các quy định của Luật Mẫu và pháp luật về thỏa thuận trọng tài của các nước khác để phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam; khi xây dựng Luật Trọng tài Thương mại, các nhà làm luật chưa tiến hành điều tra, khảo sát cụ thể và lấy ý kiến của các đối tượng áp dụng Luật Trọng tài Thương mại nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án luật,
51
dẫn đến tình trạng khi áp dụng vào thực tế mới phát sinh những vướng mắc, bất cập.