33
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo quy định trên đây, tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nội dung đã được thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài đã được ký kết. Tuy nhiên, nếu tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ có thỏa thuận khác với bên còn lại thì hai bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận mới này.
Ví dụ: Công ty X và Công ty Y ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp
lý, trong hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản trọng tài. Do nhiều lý do, Công ty X đã vi phạm nội dung hợp đồng nên giữa hai bên xảy ra tranh chấp. Trong quá trình đang giải quyết tranh chấp, Công ty X có sự thay đổi đăng ký kinh doanh, chuyển đổi từ loại hình Công ty TNHH hai thành viên sang loại hình Công ty cổ phần. Theo quy định của pháp luật, sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiêp thì công ty chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi, do vậy, Công ty cổ phần mới là tổ chức tiếp nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty TNHH 2 thành viên X, do vậy, Công ty Cổ phần X sẽ phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận trọng tài mà Công ty TNHH 2 thành viên X đã ký với Công ty Y.
Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã có bước tiến so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 và các văn bản pháp luật về trọng tài trước đó trong việc ghi nhận quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp có sự thay đổi của một bên chủ thể. Quy định này đã tạo ra căn cứ pháp
34
lý cụ thể để bảo đảm hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, tránh trường hợp một trong số các bên trốn tránh trách nhiệm.