Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp:
38
Trƣờng hợp 1: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài
Theo Điều 2, Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bê có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Nếu các bên thỏa thuận giải quyết các tranh chấp không thuộc phạm vi thẩm quyền của trọng tài như đã nêu trên thì thỏa thuận trọng tài này là vô hiệu.
Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 thì những tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thƣơng mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của
Pháp lệnh mà được hai bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Nhưng theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì nếu hai bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài những tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền của trọng tài (tức là: không phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; không phải tranh chấp mà trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; không phải tranh chấp mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài) thì thỏa thuận đó mới vô hiệu.
Do thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài Thương mại theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã được mở rộng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 nên các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do các tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài cũng ít hơn.
Trƣờng hợp 2: Ngƣời xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
39
Người ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật, nếu thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết thì thỏa thuận này không có hiệu lực.
Trƣờng hợp 3: Ngƣời xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, vì vậy, nếu thỏa thuận trọng tài được xác lập bởi những người này thì sẽ bị coi là vô hiệu. Để chứng minh người ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định, người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Còn Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định thêm căn cứ xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài là theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trƣờng hợp 4: Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp
Điều 16, Luật Trọng tài Thương mại quy định thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác được coi là văn bản. Nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm quy định về hình thức xác lập thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
Do quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài ở Luật Trọng tài Thương mại 2010 rộng hơn rất nhiều so với hình thức thỏa thuận trọng tài theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 nên phạm vi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức sẽ hẹp hơn.
40
Trƣờng hợp 5: Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cƣỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu
Nếu một bên phát hiện trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài đã bị bên kia lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì có yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu.
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định hai trường hợp chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không tự nguyện bao gồm: một trong hai bên bị lừa dối, đe dọa. Luật Trọng tài Thương mại 2010 bổ sung thêm một trường hợp chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không tự nguyện đó là trường hợp bị cưỡng ép. Quy định bổ sung này là rất hợp lý bởi có nhiều trường hợp các chủ thể không trực tiếp bị đe dọa bằng vũ lực nhưng lại bị cưỡng ép bằng hình thức khác buộc chủ thể đó phải ký kết thỏa thuận trọng tài. Đồng thời, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa là 06 tháng. Tuy nhiên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 chỉ quy định một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà không quy định cụ thể về thời hiệu yêu cầu.
Trƣờng hợp 6: Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
Dù bất kỳ hoạt động nào của bất kỳ chủ thể nào cũng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Điều đó đồng nghĩa với việc những điều pháp luật cấm thì sẽ không được làm. Với thỏa thuận trọng tài cũng vậy, nếu thỏa thuận trọng tài vi phạm các điều cấm của pháp luật thì đương nhiên thỏa thuận đó sẽ không được công nhận và sẽ bị vô hiệu.