Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

- Thỏa thuận trọng tài lựa chọn một tổ chức trọng tài không tồn tại hay chỉ định không chính xác tổ chức trọng tà

3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

Trên cơ sở những phân tích về hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam.

3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam tài ở Việt Nam

* Hoàn thiện quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu

- Khoản 3, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự". Việc quy định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài được xác định theo Bộ luật dân sự 2005 Việt Nam đã làm hạn chế thẩm quyền của trọng tài trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài. Vì vậy, cần thiết phải bỏ căn cứ xác định năng lực hành vi dân sự của chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài - tức là bỏ cụm từ Bộ luật dân sự. Khi đó, Khoản 3, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 sẽ được quy định như sau: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự".

- Khoản 5, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu". Tuy nhiên, điều khoản này lại không quy định hiệu

71

lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp một trong các bên bị nhầm lẫn. Trường hợp một trong các bên bị nhầm lẫn trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài, sau đó phát hiện ra sự nhầm lẫn và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài trong trường hợp này cũng cần phải xác định là vô hiệu. Vì vậy, Khoản 5, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 cần được quy định lại như sau: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, nhầm lẫn trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu".

- Cần bổ sung quy định về trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do vi phạm đạo đức xã hội để tạo ra sự thống nhất giữa quy định tại Khoản 1, Điều 4 và Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại. Theo đó, Khoản 6, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại cần được sửa đổi như sau: thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp "thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội"

Đồng thời, cũng cần có làm rõ khái niệm "điều cấm của pháp luật", tạo căn cứ pháp lý cụ thể để xác định những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luậst.

- Quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Hiện tại, Luật Trọng tài Thương mại không có quy định về thời hiệu để các chủ thể yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Luật Trọng tài Thương mại cần bổ sung quy định về thời hiệu yêu cầu trong trường hợp này, tạo căn cứ chính xác để các chủ thể liên quan xác định thời hiệu mà mình được yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không cần áp dụng theo thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

72

* Hoàn thiện quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

Thứ nhất, pháp luật về trọng tài nên đưa ra một quy định độc lập về

thẩm quyền của người ký thỏa thuận trọng tài. Pháp luật trọng tài quốc tế đều đã có những quy định độc lập về thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài, ta có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế liên quan tại Điều VI.2 Công ước Geneve 1961 như sau: “Năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài được xác định theo luật mà các bên đã lựa chọn để áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, nếu không có lựa chọn chung về vấn đề này thì áp dụng cho thỏa thuận trọng tài, nếu không có lựa chọn chung về vấn đề này thì áp dụng luật nơi tuyên phán quyết trọng tài, hoặc nếu không xác định được nơi trọng tài ra phán quyết thì xác định theo luật được chỉ định bởi các quy tắc xung đột pháp luật mà tòa án thụ lý áp dụng.”

Thứ hai, pháp luật về trọng tài nên bổ sung quy định trọng tài có quyền

tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp khi giải quyết tranh chấp mà phát hiện ra cả hợp đồng và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu. Bởi thỏa thuận trọng tài này tuy nằm trong hợp đồng nhưng nó có tính độc lập với hợp đồng chứa đựng nó hoặc liên quan tới nó. Hơn nữa, trong trường hợp tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng thì thỏa thuận trọng tài càng tỏ rõ tính độc lập của nó.

Thứ ba, đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng thỏa thuận trọng

tài không vô hiệu, thiết nghĩ để đảm bảo sự nhất quán của các quy định pháp luật thì pháp luật về trọng tài nên quy định Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Bởi các vấn đề này chỉ phát sinh sau khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các chủ thể của hợp đồng được xác định là không ràng buộc về các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, như vậy không thể có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này. Tranh chấp chỉ có thể

73

phát sinh từ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ của các bên với nhau xuất phát từ hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vô hiệu nếu sau khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các bên không có thỏa thuận trọng tài khác thay thế.

* Hoàn thiện quy định các vấn đề khác liên quan đế thỏa thuận trọng tài

- Nên bổ sung thêm quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong một thỏa thuận khác. Vì trên thực tế không phải lúc nào hình thức xác lập sự thỏa thuận giữa các bên cũng là một hợp đồng.

- Quy định về trường hợp các bên thỏa thuận thêm những vấn đề liên quan đến trọng tài thì có được coi là một phần của thỏa thuận trọng tài không

Trong một số trường hợp, khi ký kết hợp đồng hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường Trọng tài Thương mại. Tuy nhiên lúc đó các bên mới chỉ thỏa thuận những nội dung rất chung chung, cơ bản về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sau khi tranh chấp phát sinh, hai bên lại tiếp tục thỏa thuận thêm các vấn đề cụ thể, chi tiết liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trong trường hợp này những thỏa thuận sau này có được coi là một phần của thỏa thuận trọng tài và có hiệu lực như thỏa thuận trọng tài không? Điều này cần được bổ sung thêm vào quy định của Luật Trọng tài Thương mại.

- Quy định về thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài

Việc xác định thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên Luật Trọng tài Thương mại hiện nay chưa có quy định về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để xác định thời điểm xác lập thỏa thuận

74

trọng tài không hay dựa vào căn cứ nào? Luật Trọng tài Thương mại cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)