Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 48)

- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu

2.1.1.Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu

- Khoản 3, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự".

Theo quy định trên, năng lực hành vi dân sự của người xác lập thỏa thuận trọng tài được xác định theo quy định của "Bộ luật dân sự" 2005. Quy định này đã làm phát sinh một số lo ngại đối với người nước ngoài vì theo quy định tại Khoản 3, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 nêu trên, nếu một người nước ngoài là một bên chủ thể trong tranh chấp thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam. Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ làm hạn chế thẩm quyền của trọng tài trong việc đánh giá năng lực hành vi dân sự của các bên bởi vì năng lực hành vi dân sự của một người thường được xác định theo luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Việc quy định năng lực chủ thể của người xác lập thỏa thuận trọng tài được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 chỉ phù hợp với trọng tài trong nước, không phù hợp với trọng tài quốc tế.

46

- Khoản 5, Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi "một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thuận trọng tài vô hiệu khi "một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu".

Trong quy định này, Luật Trọng tài Thương mại chỉ đề cập đến ba khuyết tật trong sự ưng thuận của các chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự là: lừa dối, đe dọa, cưỡng ép mà không đề cập đến nhầm lẫn. Trên thực tế thường xuyên xảy ra tình trạng một trong hai bên chủ thể bị nhầm lẫn trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài.

Ví dụ: Các bên chủ thể thống nhất chọn ông A làm trọng tài viên duy

nhất, tuy nhiên, tại thời điểm xác lập thỏa thuận trọng tài, các bên không biết được rằng ông A đã chết. Đây là một sự nhầm lẫn của các chủ thể khi xác lập thỏa thuận trọng tài, lẽ ra các chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp này, tuy nhiên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 lại không quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp một trong các bên bị nhầm lẫn trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài.

- Khoản 1, Điều 4, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: "Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội". Theo tinh thần của điều luật này thì chỉ những thỏa thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội thì mới được các trọng tài viên tôn trọng, cũng tức là những thỏa thuận trọng tài đó mới có hiệu lực.

Tuy nhiên, tại Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu chỉ quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp "thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật"

47

(Khoản 6) mà không có quy định về trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do trái đạo đức xã hội.

Việc không quy định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trường hợp thỏa thuận trọng tài trái đạo đức xã hội đã tạo nên sự mâu thuẫn giữa quy định tại Khoản 1, Điều 4 và Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010 như đã nêu ở trên.

Mặc dù so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định thêm trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi

"vi phạm điều cấm của pháp luật" nhưng Luật Trọng tài Thương mại 2010 lại không quy định khái niệm điều cấm của pháp luật là gì. Điều 128, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định", tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn rất chung chung. Trong tương lai, đây có thể là một quy định sẽ được khai thác nhiều, nhất là đối với những thỏa thuận trọng tài liên qua đến pháp luật cạnh tranh, phá sản vì đây là những vấn đề mà có nhiều ý kiến cho rằng không được giải quyết bằng trọng tài.

- Khoản 6, Điều 10, Pháp lệnh trọng tài 2003 quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa như sau: "thời hiệu yêu cầu tuyển bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp". Tuy nhiên, Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã bỏ quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Điều này đã làm phát sinh một câu hỏi là vấn đề thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu do một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép sẽ được xác định như thế nào?

48

Do Luật Trọng tài Thương mại 2010 (luật chuyên ngành) không có quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp nêu trên nên theo ý kiến của cá nhân tôi, thời hiệu yêu cầu sẽ được xác định theo thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (vì thỏa thuận trọng tài về bản chất là một giao dịch dân sự). Khoản 1, Điều 136, Bộ luật dân sự 2005 quy định: Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 48)