Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26 - 27)

tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Ví dụ: Công ty A và Công ty B xảy ra tranh chấp về hợp đồng cung

cấp dịch vụ internet, trong quá trình hai bên gửi đơn kiện và bản tự bảo vệ cho nhau, Nguyên đơn là Công ty A đã trình bày rằng hai bên đã từng thỏa thuận về việc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài và Công ty B không đưa ra ý kiến phủ nhận điều này. Trong trường hợp này, việc một bên đưa ra ý kiến cho rằng tranh chấp sẽ giải quyết bằng trọng tài và bên kia không từ chối thì thỏa thuận trọng tài đã được xác lập.

Kế thừa quy định của Luật mẫu và quy định trong Luật trọng tài của các nước có nền trọng tài phát triển, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về những hình thức thỏa thuận được coi là thỏa thuận bằng văn bản đa dạng hơn rất nhiều so với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.

Việc đa dạng hóa các hình thức của thỏa thuận trọng tài như trong quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010 là hoàn toàn phù hợp và bắt nhịp

27

kịp với những thay đổi, phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội nói chung và của hoạt động kinh tế thương mại nói riêng. Việc quy định nhiều hình thức của thỏa thuận trọng tài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho các bên lựa chọn hình thức phù hợp và thuận lợi nhất cho mình để ghi nhận thỏa thuận trọng tài, đồng thời cũng giảm số lượng các trường hợp thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực vì vi phạm hình thức thỏa thuận.

* Hình thức xác lập thỏa thuận trọng tài

Điều 7.1, Luật mẫu quy định: "Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)