Bị đơn phải chịu toàn bộ phí trọng tài [18, tr 27]

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 59 - 60)

2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam * Số lượng thỏa thuận trọng tài được ký kết còn hạn chế * Số lượng thỏa thuận trọng tài được ký kết còn hạn chế

So với những năm trước đây, số lượng thỏa thuận trọng tài được ký kết và số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ở Việt Nam đã tăng đáng kể.

Theo thông tin đăng tải trên website của Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Việt Nam thì trong năm 2013 vừa qua, số lượng vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC đạt 99 vụ, cao nhất trong vòng 21 năm qua, trong đó: tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm 51,5%, Trung Quốc là quốc gia có nhiều doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC nhất.

Từ năm 1993 đến năm 2013, số lượng các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại VIAC không ngừng tăng lên. Năm 1993 có 06 vụ, năm 2003 có 16 vụ năm 2010 có 63 vụ, năm 2011 có 83 vụ, năm 2012 có 64 vụ và đến năm 2013 đã lên tới 99 vụ. Điều này thể hiện sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như tin tưởng lựa chọn giải quyết tranh chấp tại VIAC.

60

(Nguồn trích dẫn: website của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/thong-ke-92/391/Thong-ke-tinh-hinh- giai-quyet-tranh-chap-nam-2013.aspx; http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/ thong-ke-92/357/So-vu-tranh-chap-tai-VIAC-trong-17-nam-tu.aspx)

Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ có Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế bên cạnh VCCI là hoạt động hiệu quả hơn cả về số lượng vụ việc giải quyết mỗi năm cũng như chất lượng giải quyết. Còn các trung tâm khác chỉ lác đác có vụ việc, thậm chí có trung tâm không giải quyết một vụ tranh chấp nào trong cả năm. Số lượng vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ở Việt Nam đã tăng đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với mong muốn của Nhà nước khi ban hành chế định về Trọng tài Thương mại.

Thực trạng trên đây có thể được lý giải bởi các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp; từ phía các tổ chức Trọng tài Thương mại; từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 59 - 60)