Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua một số vụ việc cụ thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51)

- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu

2.2.1.Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua một số vụ việc cụ thể

số vụ việc cụ thể

Vụ việc thứ nhất

Vụ việc giữa Công ty A (Việt Nam) và Công ty B (Hàn Quốc). Hai công ty ký đã hợp đồng trao đổi hàng hóa, nhưng khi ký hợp đồng ,Công ty A do không hiểu luật và đánh giá đúng tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài nên đã không chú trọng đến việc: chọn luật, chọn trọng tài, chọn nơi giải quyết tranh chấp (nếu xảy ra). Sau đó, tranh chấp được đưa ra trọng tài Geneva (Thụy Sỹ) giải quyết. Phán quyết của trọng tài Geneva ngày 4/4/2001 buộc Công ty A thanh toán cho Công ty B khoản tiền gần 425.900 USD với lãi suất 7,5%/năm (trong đó gần 21.000 USD tính lãi từ tháng 10/1992, hơn 405.000 USD tính lãi từ giữa tháng 3/1994). Và mức lãi suất này tăng lên 11,5%/năm kể từ tháng 9/1999. Kèm theo đó, Công ty A phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài.

Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã công nhận phán quyết trọng tài tại phiên tòa xét xử ngày 18/12/2001. Tại phiên tòa, Công ty A đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại nội dung vụ việc, với lý do công ty không hiểu pháp luật mà họ lựa chọn giải quyết tranh chấp, không hiểu hết những gì mà trọng tài quốc tế yêu cầu họ cung cấp trong quá trình tố tụng... Tuy nhiên, phạm vi phiên tòa chỉ xét việc công nhận phán quyết của trọng tài chứ không xem lại nội dung vụ việc, nên yêu cầu của Công ty A không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử cho rằng phán quyết của Geneva phù hợp với thông lệ quốc tế,

52

với Luật Thương mại Việt Nam, với Pháp lệnh Thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam... nên được công nhận thi hành tại Việt Nam.

Nguyên nhân thua kiện của Công ty A bên cạnh việc không hiểu luật giải quyết tranh chấp mà chính mình lựa chọn khi ký hợp đồng, mà họ còn không hiểu các thủ tục phải làm sau khi nhận được phán quyết của trọng tài Geneva, nên đã để tuột mất cơ hội khiếu nại và chính họ làm mất hồ sơ, trong khi phía nước ngoài có tài liệu đầy đủ để chứng minh. Đây là một bài học đắt giá cho các doanh nhiệp khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận trọng tài. [20, tr 32]

Vụ việc thứ hai

Công ty X và Công ty Y đã ký hợp đồng cho thuê tài chính số 44/2002/HD-CTTC. Đối tượng cho thuê tài chính là màn màn hình LED do công ty Kumgang sản xuất. Theo nguyên tắc mà các bên đã thỏa thuận, Công ty Y đã ký “Hợp đồng ủy thác nhập khẩu” để ủy thác cho cho Công ty X ký kết hợp đồng mua bán với nhà cung ứng là Công ty Z và làm các thủ tục nhập khẩu. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty Z và Công ty X được ký kết ngày 12/4/2002 và tại Điều 15.3 của hợp đồng các bên đã thỏa thuận là nếu hai bên không đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ở 33 phố Bà Triệu - Hà Nội giải quyết. Quyết định của Trung tâm sẽ là cuối cùng và hai bên có nghĩa vụ tuân theo”.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra những thiệt hại cho công ty X do chất lượng hàng cung cấp bởi công ty Z không đảm bảo. Ngày 30/7/2003, Công ty X đã tiến hành khởi kiện Công ty Z ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngày 03/6/2004 Trung tâm trọng tài quốc tế đã ra phán quyết vụ kiện số 10/03 theo đó công ty Z phải hoàn trả số tiền mua màn hình

53

là 280.755 USD và bồi thường thiệt hại thực tế cho Công ty X là 573.837.593 VNĐ.

Công ty Z đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân tối cao xin hủy phán quyết của trọng tài với lý do thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Nguyên nhân dẫn tới thỏa thuận trọng tài vô hiệu là người ký thỏa thuận trọng tài bên phía công ty Z không có thẩm quyền. Công ty Z cho rằng người ký thỏa thuận là ông A - Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Z tại Hà Nội chỉ được Tổng giám đốc Công ty Z ủy quyền cho ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty Y chứ không phải là công ty X.

Ngày 10/01/2004, Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã xử bác đơn yêu cầu xin hủy quyết định trọng tài của công ty Z. Theo Tòa án, trong quá trình thực hiện hợp đồng Chủ tịch tập đoàn Z không hề phản đối tư cách bên mua trong hợp đồng là Công ty X (Công ty Z đã chấp nhận L/C do người mở là Công ty X, bản thân ông Chủ tịch tập đoàn đã trực tiếp gửi các công văn từ Hàn Quốc cho Công ty X để trao đổi việc bảo hành, sửa chữa màn hình LED cũng như thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng...). Như vậy, Công ty Xg đã chấp nhận hợp đồng mua bán và đã được hưởng lợi từ hợp đồng này. Vì thế họ phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của hợp đồng trong đó có cả Điều 15.3 (điều khoản về trọng tài nêu trên). Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên có hiệu lực pháp luật.

Việc VIAC thụ lý giải quyết tranh chấp là hoàn toàn đúng thẩm quyền”.

Ở đây, người ký thỏa thỏa thuận trọng tài không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà theo giấy ủy quyền và người ký dường như

54

không được ủy quyền để ký kết. Mặc dù vậy, theo Tòa án, thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý và Tòa án đã áp dụng pháp luật Việt Nam. Bởi, theo Tòa án, hợp đồng mua bán có điều khoản trọng tài đã được bên được đại diện chấp nhận nên họ cũng phải chấp nhận điều khoản trọng tài. [18, tr 396]

Vụ việc thứ ba:

Vụ tranh chấp liên quan đến xuất khẩu lao động giữa Tổng công ty M và Công ty N của Cộng hoà liên bang Đức, diễn biến của vụ việc này như sau: Năm 2005, Công ty M ký hợp đồng dịch vụ cung cấp lao động cho Công ty N của Đức làm việc tại Libya trong dự án xây dựng do Công ty N nhận thầu thi công. Theo hợp đồng đã ký, 130 lao động của Công ty M đã sang làm việc tại Libya. Trong 6 tháng làm việc đầu tiên, Công ty N đều đặn gửi tiền lương của lao động về tài khoản của Công ty M để Tổng công ty này thực hiện việc chuyển tiền cho gia đình của từng người lao động tại Việt Nam. Sau đó, do chủ đầu tư tại Libya gặp khó khăn về tài chính nên đã không thanh toán tiền công trình cho Công ty N và Công ty N đã không chuyển tiền lương cho lao động Việt Nam trong nhiều tháng tiếp theo.

Công ty M đã kiên trì liên lạc, thuyết phục Công ty N thanh toán lương cho người lao động, song Công ty N không thiện chí thực hiện. Công ty M đã thuê một công ty đòi nợ tại Đức để trực tiếp đến Công ty N làm việc với giám đốc yêu cầu chuyển tiền lương của người lao động cho Công ty M, tuy nhiên việc đòi nợ trực tiếp này cũng không có kết quả. Năm 2006, Công ty M buộc phải đưa toàn bộ 130 lao động về nước, với số tiền lương Công ty N còn nợ lên tới 247.000 USD. Để đảm bảo lợi ích của người lao động, Công ty M đã tiến hành thủ tục để khởi kiện Công ty N tại cơ quan trọng tài đã được quy định tại hợp đồng dịch vụ cung ứng lao động đã ký.

55

Tại điều khoản về giải quyết tranh chấp Công ty M ký với Công ty N ghi

“nếu phát sinh tranh chấp giữa 2 bên mà không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ được giải quyết tại trọng tài quốc tế Việt Nam”. Công ty M đã liên hệ với Bộ tư pháp đề nghị làm rõ tên tổ chức trọng tài trong hợp đồng trong mối liên hệ với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Sau khi xem xét và đối chiếu với danh sách các tổ chức trọng tài tại Việt Nam mà Bộ đang quản lý, Bộ tư pháp có công văn trả lời “Trọng tài quốc tế Việt Nam"

chính là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC. Sau khi nhận được văn bản này, Công ty M đã nộp toàn bộ hồ sơ khởi kiện đến VIAC. VIAC đã nhiều lần liên hệ, gửi tài liệu cho Công ty N nhưng công ty này vẫn cố tình không trả lời.

Theo quy tắc tố tụng, VIAC đã làm thủ tục chỉ định trọng tài. Công ty M chỉ định Luật sư A, Chủ tịch VIAC chỉ định trọng tài viên B. Hai trọng tài này đã bầu ông C làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Tại buổi xét xử trọng tài, Hội đồng trọng tài, trên cơ sở đánh giá hồ sơ, chứng cứ liên quan đã ra phán quyết yêu cầu Công ty N phải chuyển số tiền 247.000 USD (tiền lương và thu nhập của người lao động mà Công ty N đã nợ).

Căn cứ công ước 1958 của Liên hợp quốc về việc công nhận và cho thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài, Công ty M đã tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ đề nghị công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài Việt Nam tại Toà án có thẩm quyền tại Cộng hoà Liên bang Đức. Toà án này đã phán quyết công nhận và cho thi hành phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Đến lúc này, Công ty N mới “xuống nước" và “năn nỉ" Công ty M cho trả số nợ gốc là 187.000 USD vì họ sắp phá sản. Công ty M đã đồng ý phương án này và Công ty N đã thanh toán số tiền trên.

56

Thành công của Công ty M trước hết phải kể đến sự kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng của Hội đồng quản trị, sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan và đặc biệt đó là sự nghiêm minh của pháp luật quốc tế khi công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại nước sở tại. Việc giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua con đường trọng tài là phương thức hiệu quả, song các bên cần lưu ý khi thống nhất về điều khoản trọng tài. Điều khoản về trọng tài đầy đủ là yếu tố quyết định, song các hồ sơ tài liệu có liên quan cũng phải được đàm phán kỹ lưỡng, chi tiết, nhất quán để dễ dàng khi đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan trọng tài. [19, tr 61]

Vụ việc thứ tƣ:

Vụ việc liên quan đến tranh chấp về hợp đồng mua bán thủy sản giữa nguyên đơn là bên mua hàng (Công ty của Nga) và bị đơn là bên bán hàng (Công ty Việt Nam). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 24/3/2006, nguyên đơn, đại diện là ông X (giám đốc) và bị đơn, đại diện là ông Y (Tổng giám đốc) đã ký hợp đồng, kèm theo phụ lục số 01 với tổng giá trị hợp đồng là 163.139,80 USD. Theo quy định trong hợp đồng, điều kiện giao hàng là CIF Vladivostok, phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền, trả trước 60.000 USD trước khi bốc hàng lên tàu và thanh toán nốt 103.139,80 USD trong 3 ngày làm việc sau khi nhận được vận đơn.

Tại văn bản đề ngay 16/3/2006 gửi nguyên đơn, ông Y đã yêu cầu nguyên đơn thu xếp thanh toán trước bằng tiền mặt trước ngày 30/3/2006 để bị đơn bốc toàn bộ lô hàng theo hợp đồng lên tàu. Ngày 26/3/2006, ông Y đã ký giấy ủy quyền cho ông MA được thay mặt bị đơn nhân tiền ứng trước của nguyên đơn theo hợp đồng. Ông MA đã nhận và ký biên nhận 500.000.000 VNĐ, tương đương 31.847 USD. Nguyên đơn thông báo cho bị đơn việc

57

thanh toán số tiền tạm ứng còn lại (28.133 USD) sẽ được thực hiện vào ngày 29/3/2006, tuy nhiên đại diện của bị đơn không đến nhận.

Sau khi nhận được tiền ngày 26/3/2006, bị đơn không trả lời các bản fax của nguyên đơn. Nguyên đơn cho rằng việc bị đơn không giao hàng đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn và làm mất uy tín của nguyên đơn.

Nguyên đơn đề nghị trọng tài xem xét và ra quyết định buộc bị đơn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và giao hàng cho nguyên đơn theo hợp đồng với tổng giá trị tranh chấp là 163.139,80 USD. Đồng thời, nguyên đơn yêu cầu Trọng tài cho niêm phong số hàng theo hợp đồng tại kho của bị đơn nhằm ngăn chặn bị đơn bán hàng cho bên thứ ba.

Trường hợp vì một lý do nào đó, bị đơn không gia hàng, nguyên đơn đề nghị Trọng tài buộc bị đơn có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận và chịu mọi tổn thất phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ của bên bán liên quan đến trách nhiệm của nguyên đơn với bên mua thứ ba.

Trọng tài nhận định: Ngày 26/3/2006, theo đúng yêu cầu của bị đơn, nguyên đơn đã trao cho ông MA - đại diện theo ủy quyền của bị đơn số tiền mặt cần trả trước là 500.000.000 VNĐ, tương đương 31.847 USD. Số tiền còn lại của khoản tiền phải trả trước tương đương 28.133 USD được nguyên đơn thông báo sẽ trả vào ngày 29/3/2006 nhưng đại diện của bị đơn đã không đến nhận. Cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài, bị đơn vẫn chưa thực hiện việc giao hàng cho nguyên đơn theo đúng quy định của hợp đồng. Tuy bị đơn nêu vấn đề về việc ông Y đã bị miễn chức vụ Tổng giám đốc và ông Y không có thẩm quyền ký kết hợp đồng, nhưng nội dung các văn bản mâu thuẫn nhau, không nhất quán, thiết rõ ràng. Đến ngày hợp đồng được ký kết vẫn không có văn bản nào của bị đơn khẳng định việc chuẩn y quyết định thay đổi Tổng giám đốc công ty. Trong khi đó, tại chính văn thư mà bị đơn đã

58

cung cấp, ông Y được bị đơn khẳng định đã bị miễn chức Tổng giám đốc từ ngày 29/3/2006, tức là sau ngày ông này ký hợp đồng với nguyên đơn với tư cách là Tổng giám đốc của bị đơn. Ngày 04/4/2006, bị đơn mới thông báo cho nguyên đơn biết việc ông Y bị cách chức Tổng giám đốc. Và như vậy, việc xử lý các vấn đề nội bộ của bị đơn không ảnh hưởng đến thẩm quyền của ông Y trong việc đại diện cho bị đơn để ký hợp đồng nói trên. Ngoài ra, trong văn thư này, chính bị đơn cũng không bác bỏ hợp đồng do ông Y đã ký với nguyên đơn mà còn đề nghị ý bổ sung một phụ lục như đã quy định trong hợp đồng.

Nội dung các văn thư trao đổi giữa các bên và các văn thư của các bên gửi Trọng tài chứng tỏ trước ngày gửi bản tự bảo vệ cho Trọng tài, bị đơn trên thực tế vẫn thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng do ông Y ký. Một số điểm sai sót, chưa rõ hoặc chưa cụ thể của hợp đồng đã được xử lý tại phụ lục số 01 kèm theo và làm rõ trong các văn thư trao đổi giưa xhai bên. Vì vậy, không thể đặt vấn đề tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay không có giá trị pháp lý theo yêu cầu của bị đơn vì lý do người ký không có thẩm quyền hoặc vì không có đầy đủ các nội dung chủ yếu của một hợp đồng như pháp luật đã quy định.

Các chứng cứ do nguyên đơn cung cấp bổ sung đã giải thích đầy đủ và thỏa đáng tư cách pháp lý của nguyên đơn, của ông Y cũng như quan hệ của nguyên đơn với bên thứ ba. Việc bị đơn không giao hàng được không phải do chờ đợi ký kết các phụ lục bổ sung để làm rõ các nội dung hợp đồng vì phụ lục số 01 và các văn thư đã giải quyết hết các vấn đề này. Việc ông Y yêu cầu

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 51)