Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 74)

- Thỏa thuận trọng tài lựa chọn một tổ chức trọng tài không tồn tại hay chỉ định không chính xác tổ chức trọng tà

3.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam

thuận trọng tài ở Việt Nam

* Đối với các doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài đều sử dụng phương thức trọng tài cho nên doanh nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật chung đó. Khi hội nhập kinh tế quốc tế thì các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp cận với phương thức trọng tài như là điều khoản cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế.

Thiết nghĩ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức lại về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cần nhận thức một cách đầy đủ những ưu thế khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như: thời gian giải quyết tranh chấp nhanh, ít tốn kém chi phí, hiệu lực quyết định trọng tài là chung thẩm rút ngắn được các trình tự giải quyết hai cấp, giữ được bí mật kinh doanh, được lựa chọn người có chuyên môn tương ứng với vụ tranh chấp để giải quyết tranh chấp, các thủ tục lấy lời khai của các bên trong giải quyết tranh chấp trọng tài hết sức văn minh bằng văn bản, quyết định trọng tài được cơ quan thi hành án thi hành theo Luật thi hành án dân sự. . . . Song song đó trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại, đầu tư, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp mà các nước trên thế giới đều chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hiệu quả và hợp lý nhất.

75

Các trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao; bồi dưỡng nâng cao trình độ của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài.

Các trung tâm trọng tài cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết; thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của mình cho các doanh nghiệp… Nếu làm được như vậy, chắc chắn hoạt động trọng tài trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực, những kết quả đáng kể hơn trong thời gian tới.

Các trung tâm trọng tài nên có các chương trình xúc tiến, thậm chí tự tiếp thị, và chủ động học hỏi cách làm của trọng tài các nước, thay vì chờ đợi một cách thụ động.Chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ trọng tài viên nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo phán quyết của mình đúng pháp luật.Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành nhằm đảm bảo phán quyết của mình được thi hành đúng quy định của pháp luật.

* Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác

Bên cạnh việc hoàn thiện một số quy định pháp luật về trọng tài, thì cần có những quy định cụ thể hơn nữa về quá trình hỗ trợ của các cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài. Để có thể làm được việc đó cần thiết phải xây dựng một văn bản quy định việc hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật trọng tài trong đó cần quy định cụ thể việc hỗ trợ của cơ quan Tòa án và cơ quan thi hành án đối với hoạt động của trọng tài. Có như vậy mới khiến cho các cơ quan Tòa án và thi hành án có cách hiểu đúng và toàn diện về các

76

quy định của pháp luật trọng tài trong việc hỗ trợ hoạt động cho trọng tài. Từ đó, làm cho hoạt động hỗ trợ của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với quá trình tố tụng trọng tài mang tính tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

* Những lưu ý khi ký kết, soạn thảo thỏa thuận trọng tài

Qua quá trình tìm hiểu về thực tiễn ký kết các thỏa thuận trọng tài ta có thể thấy rằng điều khoản trọng tài là điều khoản luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, không để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp đó. Điều này dẫn tới hệ quả xấu là khi có tranh chấp, bên bị vi phạm sẽ gặp phải những khó khăn, bất lợi. Do đó, khi tham gia ký kết, soạn thảo điều khoản trọng tài như sau các bên cần chú ý các vấn đề sau:

- Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác

Để đạt được tính khả thi và hiệu quả, một điều khoản trọng tài không nhất thiết phải dài và chi tiết. Hai nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ người soạn thảo điều khoản trọng tài nào cũng nên biết là tính đơn giản và tính chính xác, cụ thể là đơn giản trong soạn thảo và chính xác khi tập hợp các nội dung để đưa vào điều khoản.

Theo đó, điều khoản trọng tài nên quy định khái quát một cách tối đa các tranh chấp không chỉ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, mà còn cả những vấn đề về sự tồn tại, hiệu lực của hợp đồng, vi phạm và chấm dứt hợp đồng và các hệ quả tài chính của hợp đồng. Cách diễn đạt sau đây có thể là thích hợp: “Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này ...”.

77

Khi soạn thảo điều khoản trọng tài, các bên cần cân nhắc các điều kiện về tài chính, sự thuận tiện hay bản chất của tranh chấp sẽ phát sinh để lựa chọn một hình thức trọng tài phù hợp. trọng tài quy chế thích hợp với những tranh chấp phức tạp, hợp đồng có giá trị lớn còn trọng tài vụ việc thích hợp với những tranh chấp đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

- Lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài

Thông thường, mỗi bên tham gia hợp đồng đều mong muốn địa điểm trọng tài được tiến hành tại quốc gia nơi mình đặt trụ sở hoạt động. Bởi vậy, việc quyết định địa điểm tiến hành trọng tài ở đâu tùy thuộc vào khả năng đàm phán của mỗi bên. Trong trường hợp không đạt được việc lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia mình và phải lựa chọn địa điểm trọng tài tại quốc gia khác, các bên cần cân nhắc kỹ xem pháp luật nơi tiến hành trọng tài có hoàn thiện không, phạm vi và vai trò của các Tòa án liên quan đến tố tụng trọng tài như thế nào, ủng hộ hay phản đối trọng tài. Tốt nhất nên chọn địa điểm tiến hành trọng tài tại quốc gia đã thông qua Luật Mẫu UNCITRAL vì Luật Mẫu được coi là “tiêu chuẩn vàng” về Trọng tài Thương mại quốc tế. Khi đó, các bên sẽ hoàn toàn yên tâm.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý tới việc xác định nơi tiến hành trọng tài là khả năng thi hành quyết định trọng tài. Các bên cần kiểm tra xem quốc gia được chọn xét làm nơi diễn ra quá trình xét xử trọng tài đã phê chuẩn Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài hay chưa. Nếu quốc gia đó là thành viên của Công ước thì quyết định trọng tài sẽ được bảo đảm công nhận và thi hành tại một quốc gia thành viên khác của Công ước. Ngược lại, nếu quốc gia được chọn làm địa điểm

78

trọng tài không phải là thành viên của Công ước này thì sẽ gặp khó khăn cho việc thi hành quyết định trọng tài sau này.

- Lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp

Luật áp dụng sẽ xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng, các bên cần phải biết luật nào áp dụng cho hợp đồng bởi các điều khoản hợp đồng không phải lúc nào cũng quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên. Các bên cũng cần lưu ý rằng luật điều chỉnh nội dung hợp đồng có thể khác với luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài. Thông thường luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài là luật nơi tiến hành trọng tài.

Trong thương mại quốc tế, luật áp dụng hoàn toàn do các bên tự do lựa chọn. Tùy theo khả năng đàm phán, luật áp dụng có thể là luật của quốc gia của một bên, ví dụ như luật của nước bên bán hoặc bên mua hoặc là luật của một nước trung lập. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định luật phù hợp nhất với quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là các bên nên quyết định trước luật áp dụng cho hợp đồng vì như vậy sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh đó, để chọn luật phù hợp, một yêu cầu quan trọng là luật áp dụng phải dễ tiếp cận, phải được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong thương mại quốc tế và phù hợp với quan hệ thương mại cụ thể của các bên. Do vậy, khi quyết định chọn luật, các bên cần chủ động tìm hiểu để lường trước được các rủi ro hoặc bất lợi có thể xẩy ra. Nếu không tìm hiểu kỹ mà đặt bút ký một cách vô tư, khi tranh chấp phát sinh có thể gánh chịu những hậu quả bất lợi.

79

Nếu trong khi soạn thảo hợp đồng, các bên sử dụng ngôn ngữ mà họ dùng để giao tiếp hàng ngày thì không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, các bên thường được sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để soạn thảo văn bản.

Các bên thường có quan niệm sai lầm cho rằng ngôn ngữ của hợp đồng sẽ chính là ngôn ngữ trọng tài và không dự đoán được rằng một bên, dù có thiện ý hay dụng ý, có thể đưa vấn đề này ra tranh cãi. Vấn đề tương tự cũng có thể phát sinh nếu hợp đồng được soạn thảo bằng hai ngôn ngữ khác nhau (ngôn ngữ của mỗi bên) với nội dung tương đương. Một khi tranh chấp đã phát sinh, hoặc vào thời điểm bắt đầu tố tụng, các bên rất khó thỏa thuận về ngôn ngữ chung bởi mỗi bên đều muốn đạt được lợi ích của mình từ việc lựa chọn đó. Vì vậy, để tránh những khó khăn nói trên, ngôn ngữ được dùng trong quá trình xét xử trọng tài nên được quy định trong điều khoản trọng tài. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn trọng tài viên trong quá trình tố tụng trọng tài.

Luật trọng tài của hầu hết các quốc gia và các quy tắc của các tổ chức trọng tài thường trực tôn trọng quyền tự do của các bên khi chọn ngôn ngữ trọng tài, ngoại trừ một vài tiếng địa phương không phổ biến. Vì vậy, tốt hơn hết là nên theo thông lệ chung: ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng là ngôn ngữ thường được các bên sử dụng trong liên lạc với nhau và là ngôn ngữ được dùng trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng.

- Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu

Một điều khoản trọng tài rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ sẽ đảm bảo tranh chấp phát sinh được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu sâu về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Để tiết kiệm thời gian, giải pháp tốt nhất là nên sử dụng các

80

điều khoản trọng tài mẫu. Đối với trọng tài quy chế, tất cả các tổ chức trọng tài đều đưa các các điều khoản trọng tài mẫu để các bên xem xét, lựa chọn. Ví dụ như Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC) đưa ra điều khoản trọng tài mấu để các bên tham khỏa như sau:

Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung các nội dung sau: a) Số lượng trọng tài viên là (1 hoặc 3) …

b) Địa điểm tiến hành trọng tài tại …

c) Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của … d)Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là...

Đối với trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc các bên có thể tham khảo điều khoản trọng tài dưới đây:

Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này cũng như các thỏa thuận khác đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết liên quan tới hợp đồng này được giải quyết chung thẩm bởi một trọng tài viên duy nhất theo quy tắc tố tụng của...Trọng tài diễn ra [địa điểm], [nước]. Ngôn ngữ trọng tài là...

* Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định về Trọng tài Thương mại nói chung và thỏa thuận trọng tài nói riêng

Cần có các phương thức nhằm phổ biến, tuyên truyền về các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại để các chủ

81

thể biết được được từ đó có sự thay đổi về nhận thức và có thói quen lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, để tránh các sai sót trong quá trình các chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài, cần phải có các biện pháp nhằm giải thích rõ những quy định cụ thể về thỏa thuận trọng tài, đặc biệt là các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu để các chủ thể tránh mắc phải các sai sót dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

82

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, có thể khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của thỏa thuận trọng tài đối với phương thức trọng tài. Thỏa thuận trọng tài đóng vai trò là “ sợi chỉ đỏ” xuyên suốt và là “hòn đá tảng” đặt nền móng cho sự tồn tại và hoạt động của trọng tài. Luật Trọng tài Thương mại 2010 được ban hành đã tạo nên một khuôn khổ pháp lý mới cho tổ chức và hoạt động của Trọng tài Thương mại nói chung và vấn đề thỏa thuận trọng tài nói riêng. Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã kế thừa được những thành tựu của các văn bản pháp luật trước đây về trọng tài đồng thời xây dựng những điểm mới hoàn thiện hơn dựa trên cơ sở luật mẫu UNCITRAL và thông lệ luật pháp quốc tế. Tuy vậy, những quy định về thỏa thuận trọng tài vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, đòi hỏi về sự hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà kinh doanh là vô cùng cấp thiết. Pháp luật về trọng tài cần có những sự xem xét, phát hiện ra những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là vấn đề thỏa thuận trọng tài, từ đó sửa đổi bổ sung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao ý thức, hiểu biết của các doanh nghiệp và các chủ thể khác về phương thức trọng tài cũng như năng cao năng lực, kiến thức, đạo đức của các trọng tài viên. Có như vậy, trọng tài mới có thể sớm trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến, được các nhà kinh doanh tin dùng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.

83

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 74)