Tính độc lập của thỏa thuận trọng tà

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42 - 45)

- Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu

1.2.5. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tà

Điều 16.1, Luật Mẫu quy định "…Điều khoản trọng tài trở thành bộ phận của hợp đồng sẽ được coi là thoả thuận độc lập với các Điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của ủy ban Trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho Điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo". Như vậy, Luật Mẫu quy định các điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với các điều khoản còn lại của hợp đồng. Và nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì cũng không làm mất đi hiệu lực của điều khoản trọng tài.

Điều 19, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài:

"Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài"

Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng hoặc là một văn bản riêng biệt. Nhưng dù là một điều khoản hợp đồng hay một văn bản riêng biệt thì thỏa thuận trọng tài cũng tồn tại độc lập với hợp đồng.

Thỏa thuận trọng tài xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bởi vậy, nó mang tính tố tụng (hình thức) và hiệu lực của thỏa thuận trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của Hợp đồng. Cần phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài một cách độc lập với hiệu lực của hợp đồng, ngay cả khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng.

43

Bản thân hợp đồng có thể bị vô hiệu nhưng thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu theo.

Ví dụ: Hai công ty ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có

thỏa thuận nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì sẽ được giải quyết tại VIAC. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, VIAC phát hiện hai bên thỏa thuận mua hàng cấm. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu do đối tượng của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng của hợp đồng vi phạm quy định pháp luật không phải là một trong những căn cứ làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Do vậy, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực.

Tuy nhiên, nếu căn cứ làm hợp đồng vô hiệu cũng chính là căn cứ làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài cũng sẽ vô hiệu.

Ví dụ: Hai công ty ký kết hợp đồng dịch vụ, nhưng người ký kết hợp

đồng lại không đúng thẩm quyền, điều này là căn cứ làm cho hợp đồng dịch vụ bi vô hiệu. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật là một trong những căn cứ làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Vì vậy, trong trường hợp này, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu nhưng vô hiệu là do thuộc một trong những trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010, không phải do hợp đồng vô hiệu.

Tiểu kết: Các quy định trong Luật Trọng tài Thương mại 2010 của Việt

Nam về thỏa thuận trọng tài cơ bản phù hợp với quy định về thỏa thuận trọng tài trong Luật Mẫu và pháp luật của một số nước phát triển hiện nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các quy định về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại 2010 vẫn tồn tại nhiều

44

hạn chế, thiếu sót. Trong Chương 2 của Luận văn, tác giả phân tích thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay để đưa ra những điểm còn hạn chế của pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài và phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế.

45

Chƣơng 2:

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)