1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam

93 4.7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN ANH PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN ANH PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Vân Anh 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 6 1.1. Khái quát chung về phân loại thương nhân 6 1.1.1. Khái niệm thương nhân 6 1.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân 11 1.1.3. Cách thức phân loại thương nhân chủ yếu của luật thương mại 15 1.2. Thương nhân thể nhân 18 1.2.1. Khái niệm thương nhân thể nhân 18 1.2.2. Điều kiện trở thành thương nhân thể nhân, các điểm lợi và bất lợi của thương nhân thể nhân 19 1.3. Thương nhân pháp nhân 23 1.3.1. Khái niệm thương nhân pháp nhân 23 1.3.2. Hoạt động của các công ty 26 1.3.3. Lý lịch của công ty 27 1.3.4. Các loại hình công ty 29 1.4. Lược sử của pháp luật về thương nhân ở Việt Nam 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 33 2.1. Khái niệm thương nhân và pháp nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam 33 5 2.1.1. Khái niệm thương nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam 33 2.1.2. Khái niệm pháp nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam 40 2.2. Qui chế thương nhân theo pháp luật Việt Nam hiện hành 41 2.3. Các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các loại thương nhân 45 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 65 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân 65 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân ở nước ta hiện nay 69 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đường lối đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) cho đến nay đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trong sự thành công này, pháp luật đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý cho sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhiều văn bản pháp luật đã dần được ban hành theo tư duy kinh tế thị trường, chẳng hạn như: Luật Thương mại 1997 và tiếp theo đó là Luật Thương mại 2005 cùng với Luật Doanh nghiệp 1999 và tiếp theo là Luật Doanh nghiệp 2005. Các đạo luật này đã thừa nhận và thúc đẩy cho sự ra đời và lớn mạnh của một tầng lớp thương nhân ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các văn bản pháp luật này đã chứa đựng những bất cập mà nay đang được nghiên cứu sửa đổi. Bản thân chúng đã mâu thuẫn, chồng chéo không tạo thành một hệ thống thống nhất. Vì vậy phần nào đó gây khó khăn cho thương nhân. Trong các bất cập đó cần phải kể đến là quan niệm và phân loại thương nhân. Đối với khoa học pháp lý, phân loại là một kỹ thuật quan trọng để thiết kế các qui định pháp luật điều chỉnh đối với từng phân loại. Việc phân loại thiếu chính xác đáng về mặt khoa học hoặc thực tiễn sẽ gây ra những bất cập làm cho pháp luật khó đi vào đời sống xã hội. Ở một chừng mực nào đó luật thương mại được coi là luật của các thương nhân. Do đó phân loại thương nhân là một vấn đề pháp lý quan trọng giúp cho việc thiết qui chế pháp lý đúng đắn và phù hợp cho từng loại thương nhân. Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương nhân là một đề tài rất cần thiết - nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại quốc tế. 7 Xuất phát từ nhận thức trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn nghiên cứu có hệ thống về phân loại thương nhân, qua đó tìm hiểu sâu về bản chất pháp lý của từng loại thương nhân ở nước ta hiện nay. Từ việc nghiên cứu đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định thương nhân là nội dung quan trọng của pháp luật thương mại, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có những công trình đề cập đến quy chế pháp lý về thương nhân, về doanh nghiệp, cụ thể như: - "Giáo trình luật thương mại - phần chung và thương nhân" của PGS.TS Ngô Huy Cương được xuất bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Trong giáo trình này, tác giả đã phân tích tương đối hệ thống những vấn đề lý luận về thương nhân, các loại thương nhân theo quan niệm chung của các nền tài phán và theo quan niệm của pháp luật Việt Nam. - "Chuyên khảo luật kinh tế" của PGS.TS Phạm duy Nghĩa được xuất bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004. Cuốn chuyên khảo đã phân tích, đánh giá về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. - "Giáo trình luật kinh tế Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Như Phát làm chủ biên được xuất bản tại Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2013. Trong giáo trình (cụ thể: Chương 2), viết tổng quan về luật thương mại, đã trình những vấn đề lý luận về luật thương mại mà trong đó tác giả đã trình bày khái quát về thương nhân và hành vi thương mại. - "Giáo trình luật thương mại" do TS. Bùi Ngọc Cường làm chủ biên được xuất bản tại Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2008. Giáo trình đã phân tích, bình luận lý thuyết về thương nhân, dấu hiệu xác định thương nhân, các loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam. 8 - "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học của Đồng Ngọc Ba, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. Luận án này đã phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Trong đó tác giả đã trình bày cơ sở phân loại doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. - "Các công ty trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ" của PGS.TS Lê Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Luật học của Đại học Luật Hà Nội, số 2, năm 1994. Tác giả Lê Hồng Hạnh đã giới thiệu khái quát các loại hình công ty trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, qua đó có thể tham khảo để hoàn thiện luật công ty ở Việt Nam. - "Thương gia theo thương luật Hoa Kỳ" của TS. Trần Đình Hảo đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2002. Tác giả giới thiệu khái quát về các loại hình công ty đối nhân và đối vốn theo pháp luật của Hoa Kỳ nhằm cung cấp thông tin so sánh để học hỏi kinh nghiệm nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam. - "Sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: phân tích, bình luận và kiến nghị" của PGS.TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10 (266), Kỳ 2 - Tháng 05/2014. Bài viết này đã đưa ra phân tích và bình luận một số đặc thù lớn của Luật Doanh nghiệp 2005 và của Dự thảo sửa đổi đạo luật này mà trong đó có nêu ra quan điểm liên quan tới phân loại thương nhân. - "Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu", của PGS.TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13 (269), Kỳ 1 - Tháng 07/2014. Bài viết này đã lý luận sâu sắc về ý nghĩa pháp lý của sự phân loại thương nhân thành thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân. Tuy nhiên không trình bày toàn bộ nội dung của sự phân loại này. 9 Ngoài các công trình kể trên còn có những luận văn, luận án nghiên cứu riêng về từng loại hình công ty. Những công trình kể trên đã có những thành tựu quan trọng nhất liên quan tới việc xây dựng pháp luật về thương mại ở Việt Nam. Tác giả luận văn kế thừa những luận điểm khoa học của các công trình đó trong quá trình viết luận văn. Tuy nhiên, đề tài mà tác giả nghiên cứu chuyên sâu về phân loại thương nhân. Vì vậy, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn không hoàn toàn trùng lặp với các công trình đã công bố nêu trên. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về phân loại thương nhân để từ đó xem xét những bất cập chủ yếu của luật thực định và kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý, không đi sâu nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội liên quan tới thương nhân nói chung và phân loại thương nhân nói riêng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp tới phân loại thương nhân và các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phân loại thương nhân để kiến nghị sửa hoàn thiện pháp luật hiện hành. Luận văn không phân tích sâu về lịch sử pháp luật liên quan và không nghiên cứu từng hình thức thương nhân cụ thể trừ khi đề cập tới các vấn đề đó với tính cách là một phương pháp để hướng tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cách thức phân loại chủ yếu về thương nhân chia thương nhân thành: thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân. Luận văn không nghiên cứu các cách thức phân loại khác về 10 thương nhân, mà chỉ giới thiệu để góp phần làm bật lên cách thức phân loại chủ yếu về thương nhân. Trong khi nghiên cứu phân loại chủ yếu về thương nhân, luận văn không đi sâu nghiên cứu qui chế chung về thương nhân, mà chỉ nghiên cứu các đặc điểm riêng biệt liên quan tới việc phân biệt giữa các loại thương nhân. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội, như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử… và các phương pháp nghiên cứu có tính đặc thù của khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học pháp luật… Mỗi phương pháp cụ thể được tác giả vận dụng phù hợp với từng nội dung cụ thể trong luận văn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phân loại thương nhân. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về phân loại thương nhân. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân. [...]... hỏi của thương trường với nhiều hình thức pháp lý khác nhau cho các hoạt động kinh doanh [15, tr 18] Có thể thấy quyền tự do kinh doanh được mở rộng tối đa qua việc xác định các điều kiện trở thành thương nhân thể nhân theo pháp luật Hoa Kỳ * Ở Pháp Theo quy định của pháp luật Pháp, thương nhân thể nhân có thể được chia thành thương nhân theo luật và thương nhân thực tế; thương nhân có cơ sở thương. .. pháp của mỗi nước Song nhìn chung, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều xác định thương nhân bao gồm hai loại hình chủ yếu là: Thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân Tuy nhiên tùy thuộc vào tiêu chí được pháp luật mỗi quốc gia theo đuổi mà thương nhân được định nghĩa theo bản chất của hành vi thương mại hay định nghĩa theo hình thức thông qua việc đăng ký vào danh bạ thương mại Luật. .. hành vi thương mại Do đó, bất kể ai thực hiện hành vi này đều được xem là thương nhân Cũng theo điều luật này thì những người chuyên thực hiện hành vi thương mại luôn được xem là thương nhân và được chia thành hai nhóm: Thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân (các công ty thương mại) Luật thương mại của các nước trong họ pháp luật La Mã - Đức quan niệm công ty thương mại là các thương nhân bởi... liên quan đến thương nhân để giải quyết * Ở Đức Nhìn chung, Bộ luật Thương mại của Đức định nghĩa cụ thể thế nào là một thương nhân và những trường hợp nào được coi là có tư cách thương nhân Nói chung pháp luật của Đức quy định chi tiết về các nhóm và các tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm: thương nhân thể nhân; thương nhân pháp nhân; thương nhân có điều kiện; thương nhân khuyết tư cách; thương nhân đăng... nghĩa tại sao ở Việt Nam bên cạnh thương nhân là cá nhân, tổ chức kinh tế còn có cả thương nhân là hộ kinh doanh, tổ hợp tác, nhóm kinh doanh Điều này sẽ không thấy ở sự phân loại thương nhân đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển Thứ tư, việc phân loại thương nhân giúp cho những người muốn hành nghề thương mại biết có mấy loại thương nhân, đặc điểm của từng loại thương nhân, cách thức... VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 1.1.1 Khái niệm thƣơng nhân Luật thương mại (với tính cách là một ngành luật) còn được gọi là luật của thương nhân (merchant law) Ngành luật này thường được định nghĩa là một ngành luật tư điều tiết quan hệ giữa các thương nhân hoặc hành vi thương mại Vì vậy thương nhân là chủ thể thông thường của luật thương mại có qui... bất lợi đó, thương nhân thể nhân vẫn tồn tại, song bên cạnh đó thương nhân pháp nhân xuất hiện để khỏa lấp đi phần nào những điểm bất lợi của thương nhân thể nhân Tuy nhiên kinh doanh dưới hình thức nào phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của người đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận 1.3 THƢƠNG NHÂN PHÁP NHÂN 1.3.1 Khái niệm thƣơng nhân pháp nhân Thương nhân pháp nhân, được coi là thương nhân bởi hình... nông, lâm, ngư nghiệp; thương nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; thương nhân hoạt động trong lĩnh vực trung gian thương mại; thương nhân hoạt động mua bán hàng hóa… Xét từ hình thức tổ chức kinh doanh, người ta thường chia thương nhân thành hai loại chủ yếu là thương nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân Đây là cách thức phân loại cơ bản mà bất kỳ hệ thống pháp luật của nước có nền... chủ thể, coi luật thương mại là luật riêng của thương nhân như cách làm của Bộ luật Thương mại Đức ban hành năm 1897 tập trung các quy định vào thương nhân; hoặc là theo khách thể, coi luật thương mại là luật điều chỉnh hành vi mang tính thương mại như cách làm của Bộ luật Thương mại Pháp ban hành năm 1807 tập trung các quy định vào hành vi thương mại Song thực tiễn phát triển pháp luật thương mại đã... các thương hội (các công ty) được xác định bởi hình thức của chúng [10, tr 66] Vì vậy khi nói tới phân loại thương nhân chủ yếu, người ta phải nghiên cứu các nội dung pháp lý cơ bản mà cần thiết để phân biệt giữa các loại thương nhân này, đồng thời làm rõ cho sự cần thiết phải phân loại như vậy và giá trị của sự phân loại 1.2 THƢƠNG NHÂN THỂ NHÂN 1.2.1 Khái niệm thƣơng nhân thể nhân Thương nhân thể nhân . của pháp luật về thương nhân ở Việt Nam 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN 33 2.1. Khái niệm thương nhân và pháp nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Khái niệm thương nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam 33 2.1.2. Khái niệm pháp nhân theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam 40 2.2. Qui chế thương nhân theo pháp luật Việt Nam hiện hành. đề lý luận về phân loại thương nhân. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về phân loại thương nhân. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân. 11

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w