1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam

112 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó nổi lên mối quan hệ chính, chủ yếu là trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi đang trở thành

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ THỊ KIỀU ANH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ THỊ KIỀU ANH

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số : 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long

Hà Nội – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Học viên Vũ Thị Kiều Anh

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU

TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

4

1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài……… 4

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam……… ………

6 1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959……… … 6

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1986……… 6

1.2.3 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000……….……… 7

1.2.4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay……….…… 10

1.3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010……… 14

1.3.1 Tầm quan trọng và bối cảnh ra đời……… …… 14

1.3.2 Nội dung Luật Nuôi con nuôi 2010……… ……… 15

1.3.3 Các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Nuôi con nuôi 2010……… 16

1.3.4 Các qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài……… …… 17

1.3.5 Tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 22 1.4 Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam 26 1.4.1 Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý……… 26

1.4.2 Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước 30 1.4.3 Tình hình ký kết và thực hiện Công ước Lahay 1993……… 35

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM 43 2.1 Pháp luật của một số nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài… 43 2.1.1 Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Trung Quốc…… … 44

2.1.2 Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Ấn Độ……… …… 49

2.1.3 Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Guatemala………… 55

2.1.4 Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Nêpan……… …… 60

2.2 So sánh pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với các nước trên……… 63

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 79 3.1 Bài học kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam ……… 79

3.2 Các cơ chế hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 82 Kết luận……… 86

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 5

CHỮ VIẾT TẮT

HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ

Trang 7

Phần các phụ lục tham khảo

Phụ lục 1.1: Số lượng văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cập nhật ngày 14/9/2012

Phụ lục 2.1: Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình

và hình sự giữa Việt Nam và các nước đến năm 2012

Phụ lục 2.2: Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

Phụ lục 2.3: Danh sách các nước tham gia công ước Lahay 1993

Phụ lục 2.4: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Hà Hùng Cường gặp gỡ và giao lưu với các gia đình Ailen nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày 22/9/2012

Phụ lục 2.5: Một số điển hình trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi

Trang 8

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó nổi lên mối quan hệ chính, chủ yếu là trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi đang trở thành mối quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan

Nuôi con nuôi mang tính nhân đạo sâu sắc trong mối quan hệ giữa con người với con người Đây chính là giải pháp “nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” (Điều 2, Luật Nuôi con nuôi 2010 của Việt Nam) đã nêu rõ mục đích của nuôi con nuôi

Trong sự phát triển chung của thế giới, việc Việt Nam đã hoàn thiện được Luật nuôi con nuôi năm 2010 là một cố gắng hết sức to lớn nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh về việc nuôi con nuôi trong mối quan hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới Hơn nữa ngày 18/7/2011 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và con nuôi quốc tế, Công ước này có hiệu lực từ ngày 01/02/2012 Một lần nữa thể hiện quyết tâm to lớn của Việt Nam trong việc quốc tế hóa quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Việc nghiên cứu và so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hiện nay giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, tổng thể và toàn diện hơn về pháp luật của Việt Nam Với tình hình thực tế Luật Nuôi con nuôi mới có hiệu lực hơn hai năm và việc thi hành còn gặp nhiều khó khăn do tư tưởng cũ muốn quay lại qui trình cũ đã gây nhiều áp lực cho các cơ quan giải quyết việc nuôi con nuôi Chính vì thế việc so sánh này có ý nghĩa nhất định để hoàn thiện hơn cơ chế nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 trong những năm tới cũng như việc tuân thủ Công ước Lahay 1993

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu và bình luận Thông qua các nghiên cứu này các nhà khoa học pháp lý đã phân tích và làm rõ các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên nhiều khía cạnh như dưới góc độ hôn nhân gia đình, dưới góc độ bảo vệ quyền trẻ em và trước yêu cầu hội nhập quốc tế

Trang 9

2 cũng như đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993 Tuy nhiên việc so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới chưa được đề cập nhiều, chính vì vậy việc chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cách tổng thể pháp luật nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới để tìm ra những nội dung tương đồng cũng như

sự khác biệt trong pháp luật của các nước Đồng thời so sánh với pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ hơn sự giống và khác nhau với các nước trên để chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn với các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau:

- Tổng quan về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Nuôi con nuôi 2010

- Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan, đây là các nước tương đồng nhiều mặt với Việt Nam và cũng là các quốc gia đóng vai trò là nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài

- So sánh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và các nước trên nhằm tìm ra sự giống và khác nhau Phân tích sự khác biệt dựa trên yếu tố về văn hoá, lịch sử, tác động xã hội trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Tình hình việc ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi của các quốc gia trên với Việt Nam cũng như việc thực thi Công ước Lahay số 33 năm 1993 mà Việt Nam đã ký kết ngày 18/7/2011 (có hiệu lực thi hành từ 01/02/2012) Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hài hoà hoá pháp luật

về nuôi con nuôi đối với quá trình gia nhập các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng

- Rút ra những vấn đề cần học hỏi và việc hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

4 Tính mới và đóng góp của luận văn

Luận văn đã so sánh sự giống và khác nhau giữa Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới Từ đó phân tích được những điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện các cơ chế nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong thời gian tới tại Việt Nam

Trang 10

3

Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chính như sau:

- Phân tích pháp luật của Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Phân tích pháp luật của một số nước về nuôi con có yếu tố nước ngoài

- So sánh với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên

- Từ các vấn đề trên đưa ra các đề xuất để hoàn thiện chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên việc nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Các vấn đề mang tính khoa học về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung bao gồm 4 chương, như sau:

- Chương 1:Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

- Chương 2:Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam

- Chương 3: Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới, so sánh

với pháp luật Việt Nam

- Chương 4: Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có

yếu tố nước ngoài

- Kết luận

Trang 11

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi nói chung được đề cập tới như là việc trẻ em được một gia đình trong cùng nước đó hoặc ở nước ngoài nhận làm con để nuôi dưỡng, chăm sóc Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong môi trường gia đình

Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi là một hiện tượng tự nhiên của xã hội và mang tính nhân đạo sâu sắc Quan hệ này đã được điều chỉnh bằng các qui phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc nhận nuôi con nuôi không còn bó hẹp trong mỗi quốc gia nữa mà nó đã trở thành mối quan tâm của các nước với nhau Việc người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi đã trở lên phổ biến trong mấy thập kỷ gần đây

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài

Như vậy, vấn đề nuôi con nuôi là vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm và mang tính nhân đạo sâu sắc Việc nuôi con nuôi không chỉ mang đến phúc lợi cho trẻ em mà còn là một cách thức có tính xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em Vì vậy vấn đề nuôi con nuôi hầu hết đều được các nước trên thế giới điều chỉnh, một số nước qui định việc nuôi con nuôi trong Bộ luật dân sự của nước mình như: Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc… Ngoài ra một số nước qui định trong một bộ luật riêng như: Trung Quốc, Thụy Điển, Singapore…

Để bảo vệ trẻ em và phòng chống lạm dụng vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cộng đồng quốc tế thông qua các tuyên bố, điều ước quốc tế đa phương và song phương với các qui tắc và nguyên tắc qui định về việc nuôi con nuôi Những nguyên tắc này dần trở thành các chế định hiện đại của pháp luật quốc tế mà hầu hết các nước trên thế giới đều tuân thủ và dần từng bước nội luật hóa những qui định này Chúng ta có thể kể ra đây một số điều ước quốc tế đa phương và song phương sau:

Trang 12

5

1 Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 về quyền trẻ em: Tuyên ngôn này kêu gọi: “Tất cả đàn ông và phụ nữ của mọi dân tộc có trách nhiệm tạo cho trẻ em những điều kiện tốt đẹp nhất”…

2 Tuyên ngôn năm 1959 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: đưa ra 10 nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em

3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự - chính trị và kinh tế - xã hội năm 1966 mặc dù không có các qui định trực tiếp về vấn đề nuôi con nuôi nhưng đã có các qui định khẳng định trách nhiệm pháp lý của các quốc gia thành viên trong việc bảo hộ các quan hệ hôn nhân và gia đình

4 Tuyên ngôn của Liên Hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong và ngoài nước năm 1986 Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên đề cập một các tương đối hoàn thiện

về nuôi con nuôi

5 Công ước của của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989: lần đầu tiên các vấn đề nuôi con nuôi được “luật pháp hóa”, được xác lập bằng các quy phạm pháp luật quốc

tế Theo qui định của Công ước này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho trẻ em trong quá trình xem xét cho và nhận con nuôi Trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước khác được coi là biện pháp chăm sóc thay thế khi không thực hiện được việc gửi nuôi, nhận con nuôi hay các hình thức chăm sóc thích hợp khác ngay tại nước gốc

6 Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước năm

1993 là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất và liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài, đến việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi

Như vậy, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng giống như các nước khác trên thế giới: ngày càng hoàn thiện hơn và việc nội luật hóa pháp luật quốc tế là xu hướng tất yếu thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế ngày càng cao trong xã hội hiện đại ngày nay

Trang 13

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Đây là giai đoạn Việt Nam vừa mới giành được độc lập và bước ra khỏi chế độ phong kiến Luật HNGĐ 1959 được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29/12/1959, đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho các quan hệ hôn nhân tiến bộ

Do thời kỳ này, Đảng và Nhà nước phải tập trung vào nhiều mục tiêu chính trị, kinh tế dân sinh và việc cho ra đời Luật HNGĐ 1959 đã là một cố gắng to lớn nhằm xóa bỏ các quan hệ về hôn nhân gia đình còn mang nặng tư tưởng phong kiến, lễ giáo mục đính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ và trẻ em Các quan hệ về nuôi con nuôi mới chỉ được qui định tại điều 9, 18 và điều 24 của luật HNGĐ 1959 một cách sơ lược, mang tính nguyên tắc Riêng về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hoàn toàn chưa được đề cập đến Điều này xuất phát từ thực tế khách quan, tại thời điểm đó các quan hệ về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa phải là một nhu cầu cấp thiết

Như vậy, thời điểm này quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hoàn toàn chưa được

đề cập đến, mới chỉ có quan hệ nuôi con nuôi trong nước được qui định sơ lược và mang tính nguyên tắc Tuy nhiên, đây cũng chính là nền tảng để xây dựng lên các qui phạm pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng sau này

1.2.2 Giai đoạn 1959 đến năm 1986

Giai đoạn này Việt Nam đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ giải phóng đất nước Xã hội đã phát triển qua một giai đoạn mới, nhất là giai đoạn từ 1975 đến 1986, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, các quan hệ về hôn nhân gia đình cũng có những bước

Trang 14

7 phát triển mới vì vậy Luật HNGĐ năm 1959 đã không còn đáp ứng được thực tế về các quan hệ hôn nhân lúc bấy giờ

Các quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trong khối XHCN phát triển vượt bậc, ngoài ra giai đoạn này một lực lượng lớn thanh niên Việt Nam được học tập và lao động tại các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam kéo theo đó là các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh Chính vì thế Luật HNGĐ năm 1986 (được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986) ra đời thay thế Luật HNGĐ năm 1959 Luật HNGĐ năm 1986 đã có một bước phát triển mới là dành hẳn một chương (chương VI- Nuôi con nuôi) qui định về việc nuôi con nuôi và đưa ra những nguyên tắc chung về việc nuôi con nuôi cũng như các qui định cụ thể về việc nuôi con nuôi như: các điều kiện về việc nhận nuôi con nuôi, thẩm quyền của các cơ quan có liên quan trong việc đăng ký nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi nhằm mục đích đảm bảo cho lợi ích của trẻ

em Tuy vậy, giai đoạn này quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng như việc nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài chưa được đề cập đến một cách cụ thể trong Luật HNGĐ 1986 mặc dù các quan hệ này đã bắt đầu xuất hiện và tồn tại Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề hôn nhân có yếu

tố nước ngoài và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài lúc bấy giờ do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đảm trách

Như vậy có thể khẳng định đến thời điểm năm 1986, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật chính thức nào qui định về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà chỉ tạm thời qui định HĐBT (nay là Chính phủ) giải quyết các vụ việc cụ thể về hôn nhân và nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài Đây cũng chính là một bất cập lớn vì không có một chế định pháp lý nào để làm căn cứ giải quyết vấn đề này trong khi thực tế đã phát sinh nhu cầu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.2.3 Giai đoạn 1986 đến năm 2000

Đây là thời kỳ Việt Nam đổi mới, xã hội đã có những biến chuyển sâu sắc Xu hướng hội

nhập, quốc tế hóa, toàn cầu hóa được mở rộng kéo theo đó là việc phát sinh nhiều quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật Trong đó quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh đã gặp rất nhiều bất cập do Việt Nam trong một thời gian dài không có khung pháp lý qui định về vấn đề này Chính vì thế mỗi địa phương lại vận dụng và giải quyết theo hướng khác nhau gây ra những khó khăn và tiêu cực tạo dư luận không tốt trong xã hội Giai đoạn từ năm 1986 đến

Trang 15

8 năm 1999 Việt Nam chưa tham gia bất kỳ điều ước quốc tế nào trong lĩnh vực nuôi con nuôi chính

vì thế Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý mang tính quốc tế nào để điều chỉnh hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, điều này mang đến hậu quả pháp lý là các đối tượng trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài không được bảo vệ

Chính vì thực tiễn đó, ngày 02/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định tạm thời số 145/HĐBT qui định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận trẻ

em Việt Nam làm con nuôi, bao gồm trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quản lý Trong Quyết định này cũng qui định việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đều vì mục đích vì lợi ích lâu dài của trẻ em, cụ thể tại Điều 1

qui định như sau: “Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bỏ rơi, bị tàn tật

làm con nuôi phải xuất phát từ tình cảm giữa người nuôi với trẻ em được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đầy đủ”

Như vậy, Quyết định 145/HĐBT chính là căn cứ pháp lý đầu tiên qui định về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, làm nền móng cho các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sau này Quyết định này đã góp phần tháo gỡ những nút thắt đầu tiên cho quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đã giải quyết được tình hình thực tế lúc đó, góp một phần tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam tìm được mái ấm gia đình, được nuôi dưỡng đầy đủ về vật chất và tinh thần, được đi học và có một tương lai rộng mở Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Quyết định này cũng

đã bộc lộ một số bất cập, do yếu tố khách quan khi ban hành cũng chưa tính hết được sự phức tạp trong qui trình cho-nhận con nuôi và hậu quả pháp lý của nó Một mặt Quyết định đã này tạo tiền

đề cho vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên do chưa qui định một cách đầy đủ vì vậy thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều tiêu cực gây dư luận không tốt trong xã hội cũng như làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước nơi có công dân xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi Có hiện tượng hình thành đường dây nuôi trẻ em chỉ với mục đính cho làm con nuôi người nước ngoài để thu được khoản phí lớn, hình thành sự độc quyền của một số cơ sở nuôi dưỡng trong việc cho con nuôi người nước ngoài nhằm thu được những khoản lợi bất chính Gây khó khăn cho người có nhu cầu nhận con nuôi và trẻ em được xin nhận làm con nuôi Chính điều này đã đi ngược với mong muốn của các nhà làm luật là muốn tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động này thì vô hình chung lại tạo ra kẻ hở cho những hành vi trái pháp luật, trái với đạo

Trang 16

Tiếp sau đó, ngày 30/11/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 184/CP qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Qui định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài Nghi định này đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhận thấy tầm quan trọng trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhằm tạo ra

sự phối hợp giữa các ban nghành để thuận lợi cho việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài Bộ Tư pháp sau khi được tái thành lập vào năm 1981 đã được phân công nhiệm vụ đảm trách một phần vai trò về nuôi con nuôi Năm 1995, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,

Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Thông tư liên bộ số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 hướng dẫn chi thiết thi hành Nghị định 184/CP của Chính phủ để cùng phối hợp giải quyết các quan hệ phát sinh liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Tiếp theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số HĐTP ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật HNGĐ năm 1986 nhằm giải thích việc áp dụng thống nhất chế độ pháp lý của con nuôi như con đẻ, có quyền pháp lý như nhau liên quan đến thừa kế tài sản

01/NQ-Như vậy chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới bắt đầu hình thành từ năm 1992 khi có Quyết định 145/HĐBT sau đó là các văn bản pháp lý khác như: Pháp lệnh về HNGĐ, Nghị định 184/NĐ-CP; Thông tư liên Bộ số 503/TT-LB Tất cả các văn bản pháp luật này nhằm tạo ra

Trang 17

10 hành lang pháp lý, đảm bảo cho việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Có thể nói giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện bước đầu của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đáp ứng được nhu phát triển của xã hội liên quan đến lĩnh vực này Minh chứng thực tế cho thấy: từ năm 1990 đến năm 1992 chỉ giải quyết được 673 trường hợp trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài nhận nuôi Đến giai đoạn 1993 – 2000, số lượng trẻ em Việt Nam cho người nước ngoài nhận nuôi đã tăng vọt lên 14.000 trường hợp Điều này cho thấy, người nước ngoài rất quan tâm và mong muốn được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Để minh họa về tình hình thực tế số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi trong giai đoạn này Chúng ta cùng tham khảo số liệu sau:

Biểu đồ 1.1 - Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi

từ 1990-2000 [1]

1.2.4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Sau khi có Quyết định 145/HĐBT và các văn bản pháp luật như đã nêu ở trên liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số bất cập do các văn bản trên chưa phải là một hệ thống có tính thống nhất cao mà vẫn mang tính chất manh mún điều chỉnh theo hướng thụ động chạy theo các quan hệ đã phát sinh

mà chưa có tính chủ động Chính vì thế khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh thì chúng ta lại rơi vào thế lúng túng không có định hướng cụ thể để giải quyết một cách thống nhất và tận gốc vấn đề Việc ban hành các văn bản chưa thống nhất và cũng chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất để giải quyết vấn đề nuôi con nuôi Các tồn tại như sau:

Trang 18

- Việc thu phí và lệ phí giữa các địa phương không thống nhất, nhiều nơi tự đặt ra các loại phí và lệ phí yêu cầu người nước ngoài có nhu cầu xin con nuôi Việt Nam phải nộp Trong nhiều trường hợp mức phí quá cao gây ra phản ứng tiêu cực từ phía người nước ngoài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục đích nhân đạo của việc nhận nuôi con nuôi

- Qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng chưa minh bạch, rõ ràng càng làm khó cho những người xin con nuôi Nhiều trường hợp người nước ngoài phải bỏ cuộc giữa chừng vì không thể chờ đợi thêm được nữa do các qui trình, thủ tục quá phức tạp, rắc rối

- Các qui định hiện hành không còn phù hợp với thông lệ chung của các nước trên thế giới cũng như Công ước La hay 1993 về quyền trẻ em

Chính vì các vấn đề tồn tại nêu trên đặt ra cho chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Ngày 9/6/2000 Quốc hội khóa 10 kỳ họp thứ 7 thông qua Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 thay thế Luật HNGĐ năm

1986 Chế định nuôi con nuôi được qui định tại chương 8 với 12 điều (từ điều 67 đến điều 78) và tại chương 1 điều 105 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Sau khi Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ năm 2000

về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài (gọi tắt là Nghị định 68/CP), trong đó có những thay đổi căn bản về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi

Cụ thể những điểm mới trong Nghị định 68/CP là:

- Đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi là hai đối tượng: Trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; và trẻ em sống tại gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin con nuôi

Trang 19

12

- Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: tiếp tục khẳng định việc giải quyết cho trẻ

em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em Một điểm mới là nội dung Nghị định đã qui định chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi tại các nước mà nước đó và Việt Nam cùng gia nhập và ký kết điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam Trường hợp ngoại lệ chỉ giải quyết nếu người nước ngoài đã có thời gian sinh sống ở Việt Nam 6 tháng trở lên

và xin nhận đích danh con nuôi là trẻ em đang sinh sống tại gia đình thuộc trường hợp mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin con nuôi Đây là qui định hoàn toàn mới giúp cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn hoạt động xin con nuôi của người nước ngoài, khắc phục được những tồn tại, bất cập mà Nghị định 184/CP chưa giải quyết được

- Cho phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, qui định này thực chất là hợp pháp hóa cho những hoạt động được coi là “ngầm”, bất hợp pháp của các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam Qui định này đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội

- Trình tự thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được qui định chi tiết

và cụ thể hơn Với những qui định này sẽ có một cơ quan đầu mối thuộc Bộ Tư pháp để giải quyết

và xem xét hồ sơ xin con nuôi nước ngoài

- Thành lập Cục Con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ Tư pháp Đến thời điểm này Việt Nam

mới có một cơ quan chuyên môn đảm trách vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài và trực tiếp giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi Đây là bước tiến bộ vượt bậc và là minh chứng chứng tỏ pháp luật Việt Nam đang dần từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài

Sau bốn năm thực hiện Nghị định 68/NĐ-CP đã gặp phải một số bất cập, chính vì vậy ngày 21/7/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2006/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tố nước ngoài Tiếp theo để cụ thể hóa hơn nữa việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, ngày 8/12/2006 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2006 hướng dẫn thực hiện một số qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Ngày 30/11/2006 Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành Quyết định số 09/2006/QĐBTP về Qui chế quản lý văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Trang 20

13 Như vậy đến thời điểm trước năm 2010, lịch sử hình thành các chế định về nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1992 và trong khoảng 10 năm gần đây chế định về con nuôi có yếu tố nước ngoài mới chính thức có các văn bản pháp luật điều chỉnh Tuy nhiên, các văn bản này không thống nhất và còn chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau

do chúng nằm rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Vì vậy trong quá trình thực hiện việc nuôi con nuôi giữa trẻ em Việt Nam và người nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm

ý nghĩa nhân đạo xã hội của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Chính vì không có sự đồng

bộ dẫn đến việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài gặp nhiều hạn chế

Kể từ khi Cục Con nuôi quốc tế (thuộc Bộ tư pháp) được thành lập vào năm 2002 với chức năng nhiệm vụ quản lý lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài, với những nỗ lực to lớn cơ quan này cố gắng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất Qua quá tình hoạt động, để phù hợp thực tiễn khách quan cũng như chức năng nhiệm vụ được giao ngày 04/12/2008 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định số 2278/QĐ-BTP

thành lập Cục Con nuôi trên cơ sở Cục Con nuôi quốc tế Chức năng nhiệm vụ của Cục Con nuôi không chỉ dừng trong phạm vi các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà còn

mở rộng trong lĩnh vực quản lý quan hệ nuôi con nuôi trong nước Đây chính là bước đi tiếp

theo để hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm tạo nền tảng chuẩn bị cho việc ra đời Luật Nuôi con nuôi

2010

Với hành lang pháp lý chưa hoàn thiện thì chức năng quản lý gặp rất nhiều khó khăn Căn

cứ thực tế khách quan và sự cần thiết phải có một đạo luật độc lập điều chỉnh quan hệ mang tính nhân đạo này, sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ

7 đã thông qua Luật Nuôi con nuôi Đây chính là dấu mốc quan trọng đặt nền tảng cho các chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thống nhất trong một đạo luật, mở ra một thời kỳ mới cho các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Giai đoạn này cũng là giai đoạn số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi tiếp tục tăng so với giai đoạn trước Tuy nhiên khi có Luật Nuôi con nuôi 2010 số lượng trẻ giảm hẳn do qui trình cho con nuôi trong thời kỳ quá độ chuyển sang một qui trình mới Tham khảo số liệu trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi trong giai đoạn để thấy rõ nội dung trên:

Biểu đồ 1.2 - Số liệu trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi từ năm 2001 đến

năm 2012 [2]

Trang 21

14 Như vậy, Việt Nam từ năm 1990 trở về trước chưa có các qui định cụ thể về nuôi con nuôi

có yếu tố nước ngoài Bắt đầu từ năm 1991 các khái niệm và chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới được đề cập đến Và trong khoảng 10 năm gần đây kể từ năm 2000 thì Việt Nam

đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với việc ban hành hàng loạt các văn bản có giá trị từng bước điều chỉnh quan hệ này theo tiến trình phát triển phù hợp với quan

hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Cũng như việc thành lập cơ quan chuyên trách cấp nhà nước để đảm nhiệm hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng (Cục con nuôi) Sau nhiều năm chuẩn bị, để phù với sự hội nhập quốc tế Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi ra đời đánh dấu bước phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đây cũng chính là bước đột phá mới nhằm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách rõ ràng, minh bạch Sau hơn một năm Luật Nuôi con nuôi

đi vào thực tế, Việt Nam tiếp tục ký kết Công ước Lahay 1993 ngày 18/7/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2012 Việc ký kết công ước này thể hiện quyết tâm cao của Việt Nam về việc bảo vệ quyền, lợi ích cho trẻ em

1.3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010

1.3.1 Tầm quan trọng và bối cảnh ra đời

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được Quốc hội khoá XII, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra

Trang 22

15 hành lang pháp lý, điều chỉnh các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng trong một đạo luật Tránh được các hạn chế trước đây do các vấn đề về nuôi con nuôi nằm rải rác trong nhiều văn bản, gây rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi, nhất là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Luật Nuôi con nuôi thể hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Nhà nước trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bảo đảm cho trẻ em làm con nuôi được chăm sóc tốt nhất trên tinh thần nhân đạo vì lợi ích của trẻ em Tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch trong việc quản lý của Nhà nước về vấn đề nuôi con nuôi, cũng như góp phần đấu tranh phòng chống hiện tượng mua bán trẻ em làm con nuôi hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi hoặc có các hành vi bất hợp pháp

Bên cạnh đó, việc Quốc hội thông qua Luật Nuôi con nuôi còn thể hiện sự tôn trọng các cam kết quốc tế của Nhà nước ta khi quyết định tham gia Công ước về quyền trẻ em, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em; bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành trên nguyên tác nhân đạo,

vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trên tinh thần Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

1.3.2 Nội dung Luật Nuôi con nuôi 2010

Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm 5 chương 52 điều qui định chi tiết về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng Luật Nuôi con nuôi đã đảm bảo hài hòa giữa các điều khoản liên quan đến con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài nhằm rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa hai loại hình con nuôi Chính điều này đã đưa ra một chế định ngắn gọn, dễ hiểu, minh bạch trong quá trình thực hiện Cụ thể như sau:

Chương 1: Những qui định chung (gồm 13 điều từ điều 1 đến điều 13)

Bao gồm những nguyên tắc chung nhất về các vấn đề cho con nuôi (cả con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài)

Chương 2: Nuôi con nuôi trong nước (gồm 14 điều từ điều 14 đến điều 27)

Qui định về nuôi con nuôi trong nước liên quan đến các nội dung: điều kiện của người nhận con nuôi; trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em; qui trình đăng ký nhu cầu nhận con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi; qui trình giải quyết

Trang 23

16 việc nuôi con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; căn cứ và hệ quả chấm dứt nuôi con nuôi

Chương 3: Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (gồm 16 điều từ điều 28 đến điều 43)

Qui định về các nội dung nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bao gồm: điều kiện đối với người nhận con nuôi; hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài; trình tự thủ tục cho con nuôi; qui định về tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Chương 4: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi (gồm 6 điều từ điều 44 đến điều 49)

Qui định các cơ quan như Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ và cơ

quan ngang bộ, UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện quản lý nhà nước về nuôi con nuôi

Chương 5: Điều khoản thi hành (gồm 3 điều từ điều 50 đến điều 52)

Qui định về điều khoản chuyển tiếp trong việc làm thủ tục nuôi con nuôi; bãi bỏ và sửa đổi, bổ sung một số điều Luật HNGĐ 2000

1.3.3 Các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Nuôi con nuôi năm 2010

+ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP: Do Chính phủ ban hành ngày 21/3/2011(có hiệu lực từ

8/5/2011) qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định này điều chỉnh

+ Thông tư số 12/2011/TT-BTP: do Bộ Tư pháp ban hành ngày 21/11/2011(có hiệu lực

từ 15/8/2011) hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi Thông tư này ban hành kèm theo 27 biểu mẫu sử dụng cho việc cho nhận con nuôi nói chung và con nuôi nước ngoài nói riêng

Trang 24

17

+ Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP: giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp

ban hành ngày 7/9/2012 (có hiệu lực từ 25/10/2012)

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí liên quan đến nuôi con nuôi Qui định tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, việc tham gia thực hiện thủ tục giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài của tổ chức con nuôi nước ngoài

1.3.4 Các qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.3.4.1 Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi nói chung

Việc qui định các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi, đặc biệt là bảo vệ trẻ em Cụ thể được thể hiện trong bốn nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc chung: được qui định tại Điều 2: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan

hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trong môi trường gia đình”

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất xuyên suốt quá trình cho nhận con nuôi, nhằm đảm bảo

quyền, lợi ích tốt nhất và toàn diện cho trẻ được nhận làm con nuôi

- Nguyên tắc tìm gia đình tại nước gốc cho trẻ: được qui định tại Điều 4:

1 Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc

2 Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật

- Nguyên tắc ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ: được qui định tại Điều 5, cụ

thể như sau:

Trang 25

18

1 Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:

a) Cha dượng, mẹ kế, cô,cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài

2 Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất

Vì quyền lợi cao nhất của trẻ được cho làm con nuôi, Điều 5 đã đưa ra thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ với mong muốn trẻ được sống trong tình yêu thương cao nhất: đó là lựa chọn gia đình thay thế theo thứ tự có quan hệ huyết thống với trẻ trước tiên, sau đó đến các gia đình tại Việt Nam (nước gốc) và cuối cùng mới là lựa chọn gia đình người nước ngoài cho trẻ

- Nguyên tắc trẻ có quyền được tìm hiểu và biết về nguồn gốc của mình sau khi được cho làm con nuôi: Được qui định tại Điều 11 như sau:

1 Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình

2 Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước

1.3.4.2 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Luật Nuôi con nuôi 2010 đã qui định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm cụ thể hóa mối quan hệ này cũng như việc áp dụng luật trong thực tế Tại Điều 28 qui định

ba trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

2 Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

3 Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam

Ngoài ra Điều 28 cũng qui định các trường hợp được nhận con nuôi đích danh đối với quan hệ con nuôi có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:

Trang 26

19

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

- Là cha dượng mẹ kế của người được nhận làm con nuôi

- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi

- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi

- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 01 năm

Luật Nuôi con nuôi 2010 qui định các trường hợp nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài, thể hiện Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như thể hiện tinh thần hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực con nuôi quốc tế của Việt Nam

Ngoài các nguyên tắc trên, các hành vi bị cấm trong việc nuôi con nuôi được qui định tại Điều 13:

1 Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em

2 Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi

3 Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi

4 Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số

5 Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước

6 Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi

7 Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Việc qui định như trên nhằm tránh các hậu quả xấu sẽ xảy ra với trẻ em khi được nhận làm con nuôi Hạn chế mức thấp nhất các rủi ro với trẻ em trong quá trình được nhận làm con nuôi

1.3.4.3 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

a Điều kiện về độ tuổi đối với trẻ được nhận làm con nuôi

Về độ tuổi của trẻ được nhận làm con nuôi được qui định tại Điều 8:

1 Trẻ em dưới 16 tuổi

Trang 27

20

2 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi

Ngoài ra tại Điều 8 còn qui định thêm tại khoản 3 và 4 như sau: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng” và “ Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”

Việc qui định về độ tuổi như trên là phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, vì đối với các trẻ từ sơ sinh đến dưới 16 tuổi thực sự không thể thiếu mái ấm gia đình Do trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, cần phải có sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình nhằm có các định hướng phát triển tích cực cho trẻ Ngoài ra luật cũng qui định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp qui định tại khoản 2 thì vẫn đủ điều kiện làm con nuôi

b Tình trạng của trẻ: Trẻ em đang sinh sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp

pháp ở Việt Nam hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ

c Điều kiện đối với người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi

Vấn đề này được qui định tại Điều 29 và Điều 14 như sau:

+ Các điều kiện:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi

- Có tư cách đạo đức tốt

+ Những người sau đây không được nhận con nuôi:

- Đang hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niện

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

- Đang chấp hành hình phạt tù

- Chưa được xóa án tích về một trong các các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ

Trang 28

21

chồng, con, cháu người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em

d Trường hợp khác: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con

nuôi của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp

dụng qui định tại điểm b và c khoản 1 Điều 14

1.3.4.4 Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu

Điều 30 qui định: Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của người nhận con nuôi, hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

1.3.4.5 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

Tại khoản 2, 3 Điều 9 qui định:

- UNNB tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài

1.3.4.6 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Trường hợp này được qui định tại Điều 10: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi

1.3.4.7 Tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được qui định tại Điều 43 với các nội dung sau

- Qui định điều kiện hoạt động ở Việt Nam

- Qui định quyền và nghĩa vụ

- Qui định trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động

- Qui định khác của Chính phủ Việt Nam

Hiện nay có 25 văn phòng con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, các văn phòng này đã

góp phần thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước (tham khảo Phụ lục 1.1)

Trang 29

22

1.3.5 Tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Ngay sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã tổ chức tập huấn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cho tất cả các đối tượng có liên quan trong quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi, nhất là lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trong quá trình thực hiện Luật con nuôi 2010, Bộ Tư pháp cho biết các địa phương chưa hiểu rõ ý nghĩa thiết thực và tính bắt buộc của thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước theo qui định tại Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi; chưa nhận thức được đây là nghĩa vụ của các cơ sở nuôi dưỡng trong việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế đối với trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng Chính vì, vậy danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước do các địa phương lập chuyển Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp còn dè chừng, sợ có người trong nước nhận làm con nuôi thì không còn trẻ cho làm con nuôi nước ngoài Sau hơn một năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đã nhận được 11 danh sách gồm 170 trẻ em của

20 tỉnh, thành phố gửi đề nghị tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn quốc trước khi có thể ghi vào danh sách trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài Đến tháng 4 năm 2012 trên cả nước mới có 132 trẻ em hết thời hạn thông báo 2 tháng trên phạm vi toàn quốc mà không có người trong nước đăng ký nhận làm con nuôi, là điều kiện đưa vào danh sách 1 (DS1) và hiện tại mới chỉ

có hơn 80 trẻ em đã được các địa phương xác nhận đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài để chuyển sang giai đoạn giới thiệu trẻ cho cha mẹ nuôi nước ngoài

Một trong những cải cách căn bản trong quá trình thực hiện Luật Con nuôi 2010 là minh bạch hóa tối đa các trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Cách thức thẩm đinh hồ sơ cha mẹ nuôi, hồ sơ trẻ em và hồ sơ cấp phép hoạt động tại Việt Nam của các tổ chức con nuôi nước ngoài đều được trao đổi và bàn bạc kỹ lưỡng tại Hội đồng tư vấn thẩm định của Cục Con nuôi Thực hiện sự phân công rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ trong các khâu liên quan đến việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ nuôi con nuôi, hồ sơ cấp phép, kiểm tra hồ sơ trẻ em và kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài do địa phương gửi lên Công khai các tiêu chí đánh giá hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài, trên cơ sở đó để quyết định số lượng hồ sơ nhận trẻ thuộc diện danh sách 1 làm con nuôi

Trang 30

23 Ngay từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực vào 01/01/2011, một vấn đề được Cục Con nuôi đặc biệt quan tâm đó là tập trung tìm kiếm gia đình thay thế cho những trẻ em khuyết tật, bệnh tật vốn là đối tượng ít có cơ hội được nhận nuôi nhưng lại rất cần có sự quan tâm, chăm sóc y tế đặc biệt, kịp thời để tăng cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em Xuất phát từ chủ trương đó, Cục Con nuôi đã chủ động triển khai Chương trình thí điểm giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ khuyết tật, bệnh tật tại 4 địa bàn điểm là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Cho đến hết tháng 2/2012, đã có 40 trẻ em trong chương trình được nhận làm con nuôi của các gia đình người nước ngoài, trong đó có những cháu mang bệnh tật hiểm nghèo phải điều trị suốt đời như các bệnh về máu, HIV, mù lòa, thiểu năng; còn 22 cháu đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục; danh sách trẻ có nhu cầu đặc biệt hiện Cục Con nuôi đang nắm giữ là 95 cháu và Cục Con nuôi đang tiếp tục tìm kiếm gia đình nhận nuôi Hiện nay, Cục Con nuôi đã tập hợp danh sách 250 gia đình người nước ngoài sẵn sàng nhận trẻ em có nhu cầu đặc biệt làm con nuôi

Những khó khăn hiện nay khi thực hiện chương trình giải quyết con nuôi đối với trẻ em trẻ

em có nhu cầu đặc biệt cho người nước ngoài còn gặp một số khó khăn: sự tham gia của các địa phương còn dè dặt, thậm chí có nơi chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của hoạt động này nên chưa tích cực hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho trẻ em, kéo dài thời gian trẻ phải chờ đợi ở trung tâm nuôi dưỡng trong khi các em cần được sớm có điều kiện chữa trị, chăm sóc y tế hiện đại hơn Ngoài ra trong hồ sơ trẻ em bị bệnh, khuyết tật, bản đánh giá tình hình sức khỏe đặc biệt của trẻ, đặc điểm sở thích thói quen, cách thức chăm sóc trẻ còn sơ sài, mang tính chiếu lệ khiến cho quá trình giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài bị kéo dài Các trung tâm nuôi dưỡng chưa quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị tài liệu bắt buộc này Ngoài ra việc phối hợp giữa các ngành liên quan đến việc cho con nuôi người nước ngoài còn chưa hiệu quả, quan hệ giữa cơ sở nuôi dưỡng không thuộc ngành LĐTBXH với Sở LĐTBXH trong việc báo cáo Danh sách 2 trước khi gửi Sở

Tư pháp còn khó khăn

Ngoài ra, sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011 thì vẫn tồn đọng nhiều hồ sơ nhận con nuôi của người nước ngoài Cục Con nuôi đã tập trung giải quyết dứt điểm những hồ sơ tồn đọng do chuyển đổi từ qui định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP sang thực hiện Luật Nuôi con nuôi Đây là những trường hợp hồ sơ cha mẹ nuôi đã nộp tại Cục Con nuôi trước ngày 30/9/2010 và đã được ghép trẻ trước ngày 01/01/2011 Số tồn đọng đã giải quyết xong trong

Trang 31

24 năm 2011 là gần 1.000 trường hợp Đặc biệt, trong số trẻ em này có 11 trường hợp tồn đọng tại Trung tâm bảo trợ xã hội Bạc Liêu đã được giải quyết theo tinh thần nhân đạo vì là những trường hợp đã được giới thiệu cho công dân Mỹ trước khi Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chấm dứt hiệu lực vào năm 2008

Để thực hiện tốt Luật Nuôi con nuôi 2010 trong việc giải quyết nuôi con nuôi cho người nước ngoài, đến hết tháng 2/2012 danh sách trẻ em đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài (DS1) mà Cục Con nuôi có được là 84 cháu (như vậy vẫn còn 86 trường hợp tuy đã xong thủ tục đăng thông báo tìm gia đình thay thế trên phạm vi toàn quốc 2 tháng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp nhưng chưa được địa phương xác nhận đủ điều kiện giới thiệu làm con nuôi nước ngoài) Hiện nay trên cơ sở số trẻ em đủ điều kiện giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi đã thông báo gọi hồ sơ từ các Văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động để thẩm định và gửi về địa phương tiến hành giới thiệu trẻ đợt đầu tiên năm 2012 Có thể nói, việc gọi hồ sơ của các tổ chức được cấp phép để giải quyết nuôi con nuôi trên cơ sở danh sách 1 đã được tiến hành thận trọng và công khai thông qua cơ chế Hội đồng tư vấn thẩm định trước khi Cục trưởng Cục Con nuôi quyết định

Ngoài các trường hợp xin nhận con nuôi của người nước ngoài nêu trên, năm 2011 Cục Con nuôi đã giải quyết xong 36/36 trường hợp công dân thường trú ở các nước không có Hiệp định hợp tác song phương với Việt Nam như: Đức, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc… xin nhận đích danh trẻ em có quan hệ họ hàng hoặc là con riêng của vợ/chồng làm con nuôi

Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Cục Con nuôi nhận thấy

sự thay đổi căn bản là không còn tình trạng móc ngoặc giữa một số tổ chức con nuôi nước ngoài

và các cơ sở nuôi dưỡng để tạo nguồn trẻ em bị bỏ rơi – một cách không bình thường để cho làm con nuôi nước ngoài Bộ mặt đối ngoại về con nuôi quốc tế ở Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể Tuy nhiên, trong đó Hoa kỳ kể từ khi chấm dứt Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam vào năm 2008 thì vẫn theo đuổi chính sách hai mặt với Việt Nam về lĩnh vực này,

cụ thể là nhiều nước thành viên Công ước Lahay 1993 đang đề nghị hợp tác với Việt Nam kể từ khi Công ước có hiệu lực tại Việt Nam, trong khi đó thì Hoa Kỳ còn đang xem xét 3 tháng một lần cho dù rất muốn nối lại hợp tác với Việt Nam

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là các địa phương chậm thay đổi về mặt nhận thức và cách thức giải quyết nuôi con nuôi theo yêu cầu của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay Đây

Trang 32

25

là thời kỳ thể hiện rõ sự giằng co mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động giữa cơ chế cũ đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách làm trong suốt hơn 10 năm qua, đó là: cơ sở nuôi dưỡng nhận tài trợ trực tiếp

từ các tổ chức con nuôi nước ngoài và giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho các tổ chức

đã tài trợ Sang cơ chế mới: công khai, minh bạch về tài chính và tách bạch giữa việc hỗ trợ nhân đạo và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi Tuy nhiên, cơ chế công khai minh bạch đã được hình thành trên phương diện thể chế và chính sách nhưng chưa đủ thời gian để chuyển biến trên thực tế, thậm chí có nơi, có lúc có người vẫn hy vọng rằng Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay không khả thi ở Việt Nam và rồi sớm hay muộn thì phải quay lại cơ chế cũ

Trước những yêu cầu của việc thực thi Luật Nuôi con nuôi, Cục Con nuôi đã đổi mới căn bản Qui trình nghiệp vụ giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Qui trình nghiệp vụ mới và cơ chế Hội đồng tư vấn thẩm định đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế khép kín trong việc giải quyết các việc về nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước khi có Luật Nuôi con nuôi 2010, đảm bảo trong từng hoạt động nghiệp vụ được minh bạch, rõ ràng, công khai qua cổng thông tin của Bộ Tư pháp (thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động cho tổ chức con nuôi nước ngoài, ấn định số lượng hồ sơ cha mẹ nuôi sẽ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cha mẹ nuôi, kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ

em làm con nuôi) Trong từng công đoạn đều có ý kiến của cấp chuyên gia, chuyên viên và ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định trước khi Cục trưởng Cục Con nuôi quyết định

Ngay trong năm đầu tiên thi hành Luật Nuôi con nuôi (2011), Cục Con nuôi đã tổ chức 8 Đoàn công tác xuống các địa phương, cụ thể là 11 tỉnh, thành phố để nắm bắt tình hình và hướng dẫn địa phương thực hiện Luật nuôi con nuôi, đặc biệt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Ngoài

ra, trong quá trình Đoàn công tác xuống địa phương đã gặp gỡ, trao đổi với cán bộ địa phương để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới

Điển hình như: Cục Con nuôi đã làm việc trực tiếp với Sở Tư pháp và các ban ngành hữu quan tại tỉnh Quảng Bình để giải quyết những vướng mắc xung quanh việc giải quyết nuôi con nuôi đối với 13 trẻ em người dân tộc Rục và Sách cho làm con nuôi công dân Italia từ những năm 2006-2008; phối hợp và hướng dẫn Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu giải quyết 16 trường hợp trẻ em đã được giới thiệu làm con nuôi công dân Hoa Kỳ từ năm 2008 nhưng không hoàn tất được hồ sơ pháp lý trước khi Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chấm dứt vào ngày 01/9/ 2008; làm việc với Sở Tư pháp Quảng Nam để tìm hiểu rõ tình hình một trẻ em Việt Nam được giải quyết làm công dân Hoa Kỳ nhưng đã bị đưa trở lại Việt Nam mà không có sự trao đổi,

Trang 33

26 thống nhất giữa hai cơ quan trung ương của Việt Nam và Mỹ; làm việc với Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn để làm rõ hiện tượng một tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo và xin phê duyệt nhiều khoản chi ngoài qui định trong việc giải quyết con nuôi tại địa phương, làm căn cứ để thông tin chính xác cho Cơ quan con nuôi trung ương của nước nhận và kịp thời chấn chỉnh hoạt động của Văn phòng, tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

Ngoài ra, Cục Con nuôi còn làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ về đề nghị xác định quan

hệ huyết thống đối với hai trẻ em (nghi là song sinh) đã được giải quyết làm con nuôi công dân Italia và công dân Hoa Kỳ trong thời gian trước Việc giải quyết các vướng mắc kịp thời, tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật và giữ gìn mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước mà Việt Nam đặt quan hệ

Để từng bước đẩy mạnh nhận thức về tinh thần việc nuôi con nuôi cũng như qui trình nhận nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng Cục Con nuôi – Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đang khẩn trương hoàn thành bộ tài liệu Hỏi đáp pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi để phát hành rộng rãi cho các cơ quan, cá nhân có liên quan trong việc tìm hiểu về vấn đề nuôi con nuôi Đây là một cố gắng hết sức khẩn trương để triển khai Luật con nuôi đi vào cuộc sống, nhằm góp phần tích cực trong việc giải quyết vấn đề con nuôi nói chung, con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng

1.4 Tình hình ký kết và thực hiện các điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam

1.4.1 Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý

Các Hiệp định này có nội dung cơ bản giống nhau, điều chỉnh một cách tổng thể hai mảng quan hệ đó là tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp các nước ký kết, và các quy tắc chọn pháp luật áp dụng giải quyết xung đột luật cũng như quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình

Các Hiệp định tương trợ tư pháp này đều qui định các biện pháp bảo đảm thi hành các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực được điều chỉnh như: cơ chế hợp tác, kiểm tra thông tin qua lại về tình hình thực hiện trong từng lĩnh vực (trong đó có con nuôi có yếu tố nước ngoài); thành lập uỷ ban hợp tác hỗn hợp liên chính phủ hoặc hợp tác giữa các Bộ, nghành hữu quan Đây chính là những biện pháp có ý nghĩa thiết thực để hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện hiệu quả và mang tính bền vững hơn

Trang 34

27 Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định nằm trong khuôn khổ điều chỉnh mang tính dân sự và thường được đề cập trong phạm vi hôn nhân gia đình Vì vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là một mảng nhỏ nằm trong sự điều chỉnh của các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết giữa Việt Nam và các nước

Quan hệ về nuôi con nuôi sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi pháp lý theo như Hiệp định

đã ký kết giữa Việt Nam và các nước:

1 Chế độ bảo hộ pháp lý về quyền nhân thân và tài sản đối với công dân;

2 Được miễn thị thực giấy tờ;

3 Miễn chi phí trong việc tương trợ tư pháp;

4 Miễn cược án phí và ưu đãi trong tố tụng;

Tuy nhiên không phải quốc gia nào ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với Việt Nam cũng phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, chính vì vậy phạm vi điều chỉnh của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi của các nước với Việt Nam cũng chỉ trong phạm vi hẹp Hiệu quả của các Hiệp định này trong hợp tác nuôi con nuôi cũng dừng lại ở mức độ thiết lập quan

hệ nuôi con nuôi trong tổng thể quan hệ hôn nhân gia đình

Việt Nam ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình đầu tiên vào năm

1981 với Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết Từ đó đến nay Việt Nam đã ký tổng cộng 18 Hiệp

định tương trợ tư pháp và 1 Nghị định thư có liên quan các vấn đề dân sự và gia đình (tham khảo Phụ lục 2.1)

Các Hiệp định đề cập đến nuôi con nuôi là một phần trong quan hệ hôn nhân gia đình như: Điều 28 Hiệp định giữa Việt Nam và Liên bang Xô Viết; Điều 26 và 27 (phần nuôi con nuôi) trong Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (Séc và Slovakia đã kế thừa); Điều 28 Hiệp định giữa Việt Nam và Cu Ba; Điều 41 trong Hiệp định giữa Việt Nam và Hungary;

Trích dẫn Điều 41 trong Hiệp định giữa Việt Nam và Hungary:

1 Việc nuôi con nuôi sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi là công dân

2 Nếu trẻ em được nhận làm con nuôi là công dân của nước ký kết kia, thì cũng phải

Trang 35

4 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nuôi là công dân Về trường hợp nói ở khoản 3, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết là cơ quan của nước ký kết nơi vợ chồng có nơi thường trú hoặc tạm trú chung cuối cùng

5 Những qui định ở các khoản 1 đến 4 của điều này cũng áp dụng đối với hậu quả pháp

lý của việc nuôi con nuôi, đối với việc chấm dứt nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt ấy

Việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp này được chia thành 3 giai đoạn gắn liền với 3 giai đoạn phát triển của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước:

a Giai đoạn trước năm 1990

Đây là giai đoạn Việt Nam đang trong thời kỳ bao cấp bắt đầu chuyển dịch sang nền kinh

tế thị thị trường Thời kỳ này tồn tại Liên Xô cũ và hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã ký 6

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước thuộc hệ thống XHCN (tham khảo Phụ lục 2.1).

Đặc điểm của các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý này do được ký vào những năm

80 của thế kỷ trước, khi quan hệ giao lưu dân sự giữa các thể nhân, pháp nhân của các nước trong

hệ thống XHCN này có sự phát triển ở mức độ nhất định Các nước ký Hiệp định với nhau có cùng chế độ kinh tế, xã hội vì vậy các hoạt động tương trợ tư pháp cũng như các hình thức trợ giúp khác đều được thực hiện trên các nguyên tắc quốc tế XHCN

Tuy nhiên, giai đoạn này quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp chưa phát sinh nhiều vì vậy các Hiệp định này cũng chưa phát huy được hiệu quả đối với quan hệ nuôi con nuôi

b Giai đoạn từ năm 1990 đến 2000

Trang 36

29 Giai đoạn này Việt Nam đã ký thêm 8 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn

đề dân sự và hình sự với các nước (tham khảo Phụ lục 2.1)

Đặc điểm của các Hiệp định này được ký trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi cơ bản

Đa số các quốc gia ký với nước ta là những nước có nền kinh tế đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường và có chế độ chính trị, xã hội khác nhau Pháp luật nước ta và pháp luật các nước ký Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý cũng đã có nhiều thay đổi, mỗi nước đã bổ sung một loạt các đạo luật quan trọng nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới Ở nước ta, sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, hệ thống pháp luật nước ta từng bước được hoàn thiện, nhiều văn bản qui phạm pháp luật quan trọng có liên quan đến lĩnh vực tương trợ tư pháp đã được ban hành như:

Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật Lao động… Trong đó có Pháp lệnh Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế (1998), đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các Hiệp định tương trợ

tư pháp được đảm bảo thực hiện, cũng như để các năm tiếp theo sẽ được củng cố vững chắc hơn việc thực thi các Hiệp định tương trợ tư pháp

Giai đoạn này quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung

và các nước ký Hiệp đinh tương trợ tư pháp và pháp lý nói chung đã có bước tiến mới (đặc biệt với Cộng hoà Pháp) Số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi ngày càng nhiều, như năm 1990 chỉ có khoảng 60 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi thì các năm tiếp theo số lượng này tăng nhanh, trong năm 1995 đã vọt lên trên 1.500 trẻ em và đỉnh điểm của giai đoạn này vào năm 1998 gần 1.900 trẻ em Việt Nam đã được người nước ngoài nhận nuôi

(xem Biểu đồ 1.1 trang 10) Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã bước đầu góp một

phần vào việc giải quyết các thủ tục pháp lý trong việc nuôi con nuôi Tuy nhiên do các Hiệp định này mang tính tổng thể, qui định một cách chung nhất về tương trợ tư pháp đối với các quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình, vì vậy với quan hệ nuôi con nuôi cũng mới giải quyết được một phần thủ tục pháp lý trong cả quá trình thực hiện việc cho con nuôi người nước ngoài

c Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Giai đoạn này Việt Nam ký 4 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước và 1

Nghị định thư với Nga (tham khảo Phụ lục 2.1) Đây là giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh các quan

hệ quốc tế và việc hội nhập quốc tế như là tiến trình tất yếu để phát triển mọi mặt của xã hội Theo

đó, các chế định về quan hệ nuôi con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng đã có

Trang 37

30 những bước phát triển vững chắc, Việt Nam đã hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi: như thành lập cơ quan trung ương về nuôi con nuôi: Cục Con nuôi (Giai đoạn đầu là Cục Con nuôi quốc tế) thuộc Bộ Tư pháp, ban hành Luật Nuôi con nuôi 2010, phê chuẩn Công ước Lahay 1993 cũng như đã ký nhiều Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước

Giai đoạn này các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý trong lĩnh vực nuôi con nuôi tạo thêm hành lang pháp lý cũng như làm cơ sở cho việc thực hiện thủ tục pháp lý về nuôi con nuôi giữa các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, làm nền tảng cho việc ký kết các Hiệp định hợp tác

về nuôi con nuôi Khẳng định thêm rằng chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là chế định không thể thiếu trong các chế định về hôn nhân gia đình

Như vậy, có thể thấy các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý cũng chính là cơ sở pháp

lý tạo nền tảng cho quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng như xác định cơ chế hợp tác của hai bên trong lĩnh vực nuôi con nuôi Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định này còn hẹp và còn hạn chế trong quá trình thực hiện

Nhìn một cách tổng thể thì Việt Nam đã ký 18 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các nước, trong đó 1 Hiệp định đã hết hiệu lực (với Đức), 1 Hiệp định chưa có hiệu lực (với Kazakhstan) Như vậy đến thời điểm hiện nay chỉ có 16 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý có hiệu lực, và trong 16 nước ký kết với Việt Nam không phải nước nào cũng phát sinh quan hệ nuôi con nuôi Chính vì, thế Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý để hợp tác trong lĩnh vực dân sự nói chung và thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi nói riêng

1.4.2 Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước

Kể từ năm 2000 đến 2008 Việt Nam đã ký 16 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (tham khảo Phụ lục 2.2)

Việc ký kết các Hiệp định trên đã tạo cho trẻ em Việt Nam có nhiều cơ hội được chăm sóc nuôi dạy tốt hơn thông qua việc công dân của các quốc gia này nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi Cũng như tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở đảm bảo mối quan hệ cho việc nhận con nuôi

có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Trang 38

31 Hiện nay Việt Nam đã nhận được đề nghị của rất nhiều nước thành viên Công ước Lahay

1993 về việc hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi Việt Nam đang xem xét một cách tổng thể lộ trình mở rộng hợp tác về nuôi con nuôi với các nước thành viên của Công ước Lahay 1993

Quan hệ nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước được thể hiện thông qua số lượng trẻ

em được người nước ngoài nhận nuôi trong từng giai đoạn Giai đoạn đầu khi mới có sự hợp tác của các nước, số lượng trẻ Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi cũng còn hạn chế Tham khảo số liệu trẻ em Việt Nam được phân bổ theo các quốc gia nhận nuôi thông qua bảng sau:

Biểu đồ 2.1: Số liệu trẻ em Việt Nam phân bổ theo quốc gia nhận nuôi từ 1998-2003

[3]

Nội dung chính của các Hiệp định này bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:

a Những qui định chung

Trang 39

32 Trong mỗi Hiệp định có cách đề cập khác nhau về hình thức, nhưng cơ bản nội dung chính đều đề cập đến các vấn đề chung như phạm vi áp dụng, các nguyên tắc nuôi con nuôi và một số nội dung như về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, ngôn ngữ sử dụng, việc bảo vệ trẻ em hay các biện pháp phòng ngừa các hành vi bất hợp pháp từ việc nhận nuôi con nuôi

b Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi và tổ chức đƣợc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Qui định các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ký kết Hiệp định về nuôi con nuôi chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này trong việc cho và nhận con nuôi Thường thì cơ quan Trung ương của các bên là cơ quan thực thi Hiệp định Cụ thể ở Việt Nam là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan trung ương làm đầu mối giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng

Ngoài ra qui định các tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động: là các tổ chức con nuôi được thành lập hợp pháp và hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa hai nước ký kết Hiệp định Các tổ chức này được qui định một số chức năng để thực hiện một số công việc trong qui trình cho và nhận con nuôi Các tổ chức này hoạt động vì mục đích nhân đạo và phi lợi nhuận

Đến năm 2012, Bộ Tư pháp Việt Nam đã cấp phép cho 25 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại khoảng 46 tỉnh, thành phố trong cả nước

Vai trò của cơ quan Trung ương trong hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam ngày càng chuyển biến rõ nét Quan hệ giữa Cục Con nuôi và các Cơ quan trung ương của các nước nhận con nuôi được tăng cường và củng cố, tạo sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình quản lý các tổ chức nuôi con nuôi quốc tế và giải quyết nuôi con nuôi quốc tế Quan hệ hợp tác với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế khác cũng được hình thành và phát triển, tạo được quan hệ tin cậy và thu hút nguồn lực vật chất không nhỏ hỗ trợ lại chỗ Việt Nam Hiện nay cơ quan trung ương Italy, Pháp đang đề xuất hỗ trợ Cục Con nuôi Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tư vấn tâm lý xã hội đối với việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và tìm mái ấm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

c Luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi

Luật của nước gốc (nước cho con nuôi) được áp dụng đối với các vấn đề như: điều kiện với trẻ em được làm con nuôi, thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân cho con nuôi, công nhận nuôi

Trang 40

33 con nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; người nhận nuôi con nuôi tuân theo pháp luật của nước tiếp nhận và nước gốc

Trong các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và các nước thường áp dụng hình thức và

hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trọn vẹn Nuôi con nuôi trọn vẹn là quan hệ phát sinh những

hệ quả pháp lý sau: phát sinh quan hệ cha mẹ và con, kể cả quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi, kể

cả quan hệ thừa kế theo pháp luật; sự đồng ý của cha mẹ đẻ và những người có quyền đồng ý cho trẻ làm con nuôi có giá trị vĩnh viễn không thể hủy bỏ

Các Hiệp định này còn qui định trẻ em Viêt Nam được người nước ngoài nhận làm nuôi

sẽ có quốc tịch nước nhận, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi đến tuổi thành niên theo qui định của pháp luật trẻ em đó có quyền lựa chọn quốc tịch cho mình

d Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi

Phần lớn các Hiệp định đều qui định về các nội dung như: hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi, trách nhiệm của cơ quan Trung ương nước tiếp nhận, thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi, trách nhiệm của Cơ quan nước gốc, thủ tục giới thiệu trẻ làm con nuôi, thủ tục giao nhận con nuôi

và cuối cùng là việc hoàn tất thủ tục nuôi con nuôi tại nước tiếp nhận

- Về hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi: phải lập theo đúng qui định pháp luật của nước tiếp nhận và nước gốc, được các cơ quan trung ương của nước tiếp nhận xác nhận Hồ sơ của người nhận con nuôi phải được dịch ra ngôn ngữ của nước gốc, bản dịch do Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của Nước gốc chứng thực Chi phí dịch và chứng thực bản dịch hồ sơ do người nhận con nuôi chịu

- Trách nhiệm của Cơ quan Trung ương Nước tiếp nhận đảm bảo rằng: người nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện cần thiết cho việc nuôi con nuôi; người nhận con nuôi đã có đủ các thông tin cần thiết và đã được chuẩn bị cho việc nuôi con nuôi, đặc biệt là các thông tin về môi trường gia đình và xã hội ở nước gốc và trẻ em; trẻ em được phép nhập cảnh và thường trú tại nước nhận

- Thủ tục gửi hồ sơ của người nhận con nuôi: Cơ quan Trung ương của Nước tiếp nhận gửi hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cơ quan Trung ương của Nước gốc kèm theo công hàm trong đó nêu rõ các thông tin về người nhận con nuôi

Ngày đăng: 10/07/2015, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w