Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện Luận văn ThS. Luật

87 3.4K 36
Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT HONG TH ANH VN Kỷ LUậT LAO ĐộNG THEO PHáP LUậT VIệT NAM HIệN NAY Và HƯớNG HOàN THIệN Chuyờn ngnh: Lut kinh t Mó s: 60 38 01 07 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN HIN PHNG H NI -2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Anh Vân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 6 1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 6 1.1.1. Khái niệm kỷ luật lao động 6 1.1.2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động 11 1.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VÀ TĂNG CƢỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 12 1.2.1. Giáo dục thuyết phục 12 1.2.2. Tác động xã hội 13 1.2.3. Khen thƣởng 14 1.2.4. Áp dụng trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất 15 1.3. NỘI DUNG CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 15 1.4. SƠ LƢỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 30 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 31 2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 31 2.1.1. Nội quy lao động 31 2.1.2. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động 40 2.2. THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 60 2.2.1. Ban hành nội quy lao động 60 2.2.2. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 65 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 67 3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 67 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 70 3.2.1. Nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động 70 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ kiểm tra thực thi pháp luật lao động 72 3.2.3. Tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện tập thể ngƣời lao động tại đơn vị sử dụng lao động 73 3.2.4. Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 76 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải 1. BLLĐ 1994 (SĐ, BS) Bộ luật lao động số 35-L/CTN của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23/06/1994 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007). 2. BLLĐ 2012 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/06/2012. 3. Nghị định 41/CP Nghị định số 41-CP của Chính phủ ngày 06/07/1995 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 4. Nghị định 33/2003/NĐ-CP Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/04/2003 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. 5. Nghị định 44/2003/NĐ-CP Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 6. Thông tƣ 19/2003/TT- BLĐTBXH Thông tƣ số 19/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ngày 22/09/2003 về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/07/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số Điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ. 7. Nghị định 95/2013/NĐ-CP Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. 8. XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nội bộ các đơn vị sử dụng lao động, quá trình lao động giữa những ngƣời lao động đòi hỏi phải có trật tự, kỷ luật để hƣớng hoạt động của từng ngƣời vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra những kết quả nhƣ mong muốn. Điều này đã trở thành yêu cầu khách quan cho sự ra đời của kỷ luật lao động và trở thành yếu tố vô cùng quan trọng dƣới cả góc độ lý luận và thực tiễn, pháp lý và quản lý. Kỷ luật lao động hiện nay đang là một vấn đề không thể thiếu trong việc điều tiết mối quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, đặc biệt khi điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, cùng với đó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày càng cao. Có thể nói, một chế độ kỷ luật lao động tốt đƣợc xây dựng trong đơn vị thể hiện chiến lƣợc và tầm nhìn của đơn vị đó. Qua đó mang lại một trật tự, nền nếp trong đơn vị, góp phần làm tăng năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và củng cố vị trí vững chắc của đơn vị trên thị trƣờng. Thực tế hiện nay, các tranh chấp lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động liên quan đến kỷ luật lao động diễn ra ngày càng tăng. Có thể kể đến các tranh chấp tiêu biểu nhƣ tranh chấp về kỷ luật sa thải, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, thậm chí các cuộc đình công mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi vi phạm kỷ luật lao động của ngƣời lao động hay việc xử lý kỷ luật lao động của ngƣời sử dụng lao động… Sự gia tăng của những dạng tranh chấp này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và sâu sắc về những nguyên nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tranh chấp. Trên cơ sở tìm đƣợc những nguyên nhân đó, cần đƣa ra các giải pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng các tranh chấp nói trên diễn ra. Xuất phát từ việc pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ 2 của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, do đó, cần xác định pháp luật lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến những tranh chấp về kỷ luật lao động. Thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động hiện nay đang dần bộc lộ những thiếu sót và hạn chế trong việc điều tiết mối quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Chính vì lẽ đó, cần phải có những giải pháp và phƣơng hƣớng nhất định nhằm khắc phục, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về kỷ luật lao động nói riêng, góp phần tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đƣợc hài hòa và ổn định, nâng cao trí sáng tạo, năng lực làm việc của ngƣời lao động và năng suất lao động trong đơn vị. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tôi lựa chọn vấn đề “Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện” cho đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề pháp luật kỷ luật lao động nói chung đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều cá nhân, cơ quan và tổ chức. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: - Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Dung, 2002; - Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam - thực trạng và phƣơng hƣớng hoàn thiện, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Thúy Lâm 2007; - Pháp luật về quyền quản lý lao động của ngƣời sử dụng lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Dung, 2014; và 3 - Một số luận văn thạc sĩ luật học, khóa luận tốt nghiệp của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở khác. Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề cơ bản cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về kỷ luật lao động. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu, phân tích của các tác giả trong các công trình này đƣợc dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm trƣớc khi BLLĐ 2012 có hiệu lực. Do đó, khi BLLĐ 2012 có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng về quy định kỷ luật lao động so với trƣớc đây, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về kỷ luật lao động theo pháp luật hiện nay. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên và các tài liệu khác có liên quan đến pháp luật về kỷ luật lao động. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn 3.1 . Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu là làm sáng tỏ những lý luận cơ bản và thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng việc áp dụng pháp luật về xử lý kỷ luật tại các đơn vị ở Việt Nam để nhận thấy những ƣu nhƣợc điểm của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam hiện nay. 3.1 . Nhiệm vụ của Luận văn Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ: - Phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của kỷ luật lao động nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của kỷ luật lao động - Nghiên cứu các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về kỷ luật lao động cũng nhƣ lƣợc sử hình thành và phát triển pháp luật về kỷ luật lao động ở nƣớc ta. - Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về kỷ luật lao 4 động trên cơ sở phân tích các nội dung cụ thể của kỷ luật lao động bao gồm nội quy lao động và xử lý kỷ luật. Trên cơ sở đó liên hệ, phân tích việc áp dụng pháp luật xử lý kỷ luật lao động tại một số đơn vị ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về kỷ luật lao động và nâng cao hiệu quả việc thực hiện kỷ luật lao động hiện nay ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Dƣới góc độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về kỷ luật trong quan hệ lao động của những ngƣời lao động “làm công ăn lƣơng” - đối tƣợng chủ yếu của pháp luật lao động Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung kỷ luật lao động, chủ yếu với các vấn đề về nội quy lao động, xử lý vi phạm và việc áp dụng quy định pháp luật về kỷ luật lao động trong các đơn vị sử dụng lao động. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đã dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tƣơng quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn còn dựa trên cơ sở của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phân tích tổng hợp, mô tả và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn. 6. Điểm mới của Luận văn Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam là một trong những đề tài đƣợc không ít các tác giả trong giới nghiên cứu quan tâm, lựa chọn. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, luận văn cũng mạnh dạn đóng góp những điểm mới của đề tài nhƣ sau: 5 - Thứ nhất, luận văn đã khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của kỷ luật lao động cũng nhƣ pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam để làm nổi bật lên cơ chế pháp lý điều chỉnh kỷ luật lao động ở nƣớc ta. - Thứ hai, luận văn nghiên cứu và đánh giá việc thực thi pháp luật về kỷ luật lao động tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá quy định hiện hành về kỷ luật lao động, luận văn khái quát đƣợc bức tranh toàn cảnh của pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam hiện nay. - Thứ ba, luận văn đƣa ra những nhận xét cụ thể về ƣu, nhƣợc điểm của pháp luật Việt Nam về kỷ luật lao động. Trên cơ sở những bất cập, hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, luận văn mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về kỷ luật lao động, cũng nhƣ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Những vấn đề chung về kỷ luật lao động. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kỷ luật lao động. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động. [...]... định trong các văn bản quy phạm pháp luật Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải phân biệt giữa kỷ luật lao động và kỷ luật công chức Trong luận văn thạc sỹ luật học “Chế độ kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Thạc sỹ Đỗ Thị Dung đã cho rằng kỷ luật lao động và kỷ luật công chức khác nhau ở bốn khía cạnh [11]: 10 (i) Nếu kỷ luật lao động là một... trong lao động sản xuất của đơn vị 1.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VÀ TĂNG CƢỜNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Các biện pháp đảm bảo và tăng cƣờng kỷ luật lao động là những biện pháp do Nhà nƣớc quy định và đƣợc ngƣời sử dụng lao động áp dụng nhằm tác động đến ý thức, hành vi xử sự của ngƣời lao động để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật lao động của ngƣời lao động Thực tế hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động. .. lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của ngƣời sử dụng lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của ngƣời lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất 17 Về nguyên tắc ban hành nội quy lao động: Theo pháp luật Việt Nam, nội dung của nội quy lao động không đƣợc trái với pháp luật về lao động. .. tiến hành xử lý kỷ luật hoặc có thể ủy quyền cho ngƣời khác tùy theo quy định của pháp luật từng nƣớc Chủ thể phải chịu trách nhiệm kỷ luật luôn là ngƣời lao động Theo quy định của pháp luật thì ngƣời lao động trong các quan hệ pháp luật lao động là các công dân Việt Nam ít nhất từ đủ 15 tuổi có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động; là ngƣời nƣớc ngoài lao động ở Việt Nam từ đủ 18... thức kỷ luật và thủ tục xử lý kỷ luật: (i) Hình thức xử lý kỷ luật lao động: là chế tài của trách nhiệm kỷ luật do pháp luật quy định để ngƣời sử dụng lao động áp dụng đối với ngƣời lao động có hành vi vi phạm kỷ luật Do đó, khi ngƣời lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, họ sẽ phải chịu chế tài và đó chính là việc phải chấp hành một trong các hình thức kỷ luật Nhìn chung, việc xử lý kỷ luật lao động. .. kỷ luật lao động của ngƣời lao động Khái niệm về kỷ luật lao động cũng đã đƣợc quy định trong các văn 9 bản pháp luật về lao động trƣớc đây Cụ thể, theo quy định tại Điều 82 BLLĐ 1994 (SĐ, BS), kỷ luật lao động đƣợc hiểu là “những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ, điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động của đơn vị” Cũng theo Điều 3 Nghị định 41/CP, kỷ luật lao động. .. viên ngƣời lao động tự giác chấp hành kỷ luật lao động thôi thì chƣa đủ Vì trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời lao động do coi thƣờng kỷ luật lao động đã thực hiện những hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra tác hại không chỉ đối với ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động mà còn đối với tập thể lao động Do đó cần có một chế tài mạnh để áp dụng đối với ngƣời lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Đó... đơn vị phải có nội quy lao động đƣợc quy định hầu hết trong pháp luật lao động của các nƣớc Ví dụ ở Pháp, Luật lao động quy định doanh nghiệp có sử dụng từ 20 lao động trở lên bắt buộc phải có nội quy lao động [1, tr.90] Về hình thức của nội quy lao động: Pháp luật lao động Việt Nam quy định ngƣời sử dụng lao động sử dụng từ 10 ngƣời lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản [Khoản 1 Điều... biện pháp đảm bảo và tăng cƣờng kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động là những giải pháp có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhằm làm cho ngƣời lao động thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ của mình, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, góp phần giữ vững trật tự kỷ cƣơng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị 1.3 NỘI DUNG CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Nội dung của kỷ luật lao động theo. .. gia vào một quan hệ lao động nhất định Còn nếu hành vi vi phạm pháp luật của họ thực hiện bên ngoài khuôn khổ quan hệ lao động thì không truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với họ Về cơ sở áp dụng trách nhiệm kỷ luật: Trách nhiệm kỷ luật trong pháp luật lao động chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Nói cách khác, vi phạm kỷ luật lao động là căn cứ, điều kiện để áp dụng trách nhiệm kỷ luật . phạm kỷ luật lao động 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 65 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 67 3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG. pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về kỷ luật lao động và nâng cao hiệu quả việc thực hiện kỷ luật lao động hiện nay ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Dƣới. giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kỷ luật lao động. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, tôi lựa chọn vấn đề Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan