Nguyễn Thị Quế Anh; Các luận văn thạc sĩ: “Một số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá tại Vi ệt Nam theo quy định của pháp luật dân sự” của Vũ Thị Hải Yến;
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ có tiêu đề “ Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại theo pháp luật VN ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà N ội, ngày 01 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Hà Quang Tùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình và quý báu của Tiến sĩ Lê Đình Nghị và tập thể các giảng viên Khoa sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội
Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Viện Đại học Mở Hà Nội, Khoa Luật, Phòng Đào tạo và Khoa sau Đại học của nhà trường cùng các giảng viên, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình học tập
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ
Lê Đình Nghị - Thầy đã định hướng và chỉ dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn, luận văn của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy/Cô và quý độc giả
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà N ội, ngày 01 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Hà Quang Tùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG
MẠI
6
1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp 6
1.2 Khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu 9
Trang 61.3 Khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại 22
1.4 Khái niệm và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu và tên thương mại
34
1.4.1 Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và
tên thương mại
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP
DÂN SỰ
40
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại
40
2.2 Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu, tên thương mại
Trang 7tên thương mại
2.2.3 Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của pháp luật
2.4 Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự 52
2.5.5 Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không
nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
56
2.7 Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
61
Trang 8
Chương 3
THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
65
3.1 Thực tiễn xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu và tên thương mại bằng biện pháp dân sự
65
3.2 Một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự
80
3.2.3 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của Toà án và tuyên truyền
pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên liên đới chặt chẽ với nhau hơn Sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) – thiết chế thương mại lớn nhất toàn cầu, cơ hội để các doanh nghiệp của chúng ta được tham gia trong một “sân chơi” chung với vô vàn cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Để theo kịp xu thế của thời đại, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm lấy lợi thế cạnh tranh cho mình và sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, góp phần làm nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia
Năm 2005 đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiến trình đổi mới hệ thống pháp luật của nước ta Việc thông qua Bộ luật Dân sự và Luật SHTT đã thể chế hoá được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về sở hữu trí tuệ tại Đại hội Đảng lần thứ IX Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng nêu rõ: Chúng ta cần “phát triển các loại thị trường dịch vụ, khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ…” Cho nên, cần “thực hiện tốt chính sách bảo hộ quyền SHTT…”
Những văn bản pháp luật về SHTT trên đã đi vào đời sống xã hội được hơn
ba năm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của pháp luật, đặc biệt là các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia trong tương lai, nó sẽ thúc đẩy việc mở rộng kinh tế toàn cầu và phát triển công nghệ mới
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại thì vấn đề vi phạm nhãn hiệu, tên thương mại còn xảy ra nhiều nơi trên đất
Trang 11nước ta, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường
Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, việc tìm hiểu vấn đề “bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại” có vai trò và ý nghĩa hết sức cần thiết Với hy vọng góp phần làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như đề
ra được sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ nhãn hiệu, tên
thương mại nên tôi lựa chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, vấn đề “bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại” được quan tâm nghiên cứu nhằm tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau Đối với bảo hộ tên thương mại, chủ yếu là các bài báo như:
B ảo hộ tên thương mại, bí mật kinh doanh (Tác giả Hoàng Tố Như), Bảo hộ tên
th ương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở
Vi ệt Nam (TS Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
số 4/2002); Tìm hiểu vấn đề bảo hộ tên thương mại (Trần Phương Minh); Bảo hộ
tên th ương mại và nhãn hiệu – Những tình huống có thể phát sinh (Lê Tùng – Chuyên gia SHTT)…Nếu so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì có rất ít công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề bảo hộ tên thương mại Đối với nhãn hiệu,
số lượng các công trình khoa học cũng chưa thực sự nhiều Việc nghiên cứu được
đề cập trong một số công trình khoa học, một số luận án, luận văn, nhưng chủ yếu
vẫn tập trung ở các bài viết trên các tạp chí Cụ thể, đã có một số bài viết như “Một
s ố vấn đề về nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng” của Thạc sĩ Lê Hoài Dương (Tạp chí
Toà án nhân dân, số 10/2003)…; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG năm 2002:
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch
v ụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn
Trang 12hi ệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ” của TS Nguyễn Thị Quế Anh; Các luận văn thạc sĩ: “Một số vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá tại
Vi ệt Nam theo quy định của pháp luật dân sự” của Vũ Thị Hải Yến; “So sánh pháp
lu ật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam với các điều ước quốc tế và pháp
lu ật một số nước công nghiệp phát triển” của Vũ Thị Phương Lan;… Như vậy, với
đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp, đây là đề tài nghiên cứu tương đối toàn diện cả hai mảng nhãn hiệu và tên thương mại, đảm bảo tính mới, không trùng lặp, nhưng có tính kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận văn, các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung tìm hiểu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại trong phạm vi quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể nghiên cứu những khía cạnh sau:
- Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp; khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu; Khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại; Khái niệm và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo
vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại; Xác định hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại; Thẩm quyền và trình tự thủ tục xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự.; Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự; Các biện pháp bảo vệ theo thủ tục dân sự; Về
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại
- Thực tiễn xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại bằng biện pháp dân sự; Một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về pháp luật Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ mức độ tương quan giữa các quy định, quan điểm để
từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan về nội dung nghiên cứu; phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu;…
5 Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo tương đối toàn diện và có hệ thống về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn có những đóng góp khoa học mới như sau:
Thứ nhất, đưa ra và luận giải được những luận điểm cơ bản về nhãn hiệu,
tên thương mại, đặc biệt là: Khái niệm, đặc điểm, điều kiện bảo hộ…
Thứ hai, từ những khó khăn và thực trạng trong việc thi hành pháp luật cũng
như hoạt động xử lý hành vi xâm phạm quyền và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, Luận văn đã phân tích nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tại
Thứ ba, trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, Luận văn đưa ra giải pháp,
kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo
hộ nhãn hiệu, tên thương mại
6 Nội dung của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Trang 14Chương I: Những vấn đề chung về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu và tên thương mại
Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại bằng biện pháp dân sự
Chương III: Thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,
tên thương mại tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trang 15Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ TÊN
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Nếu như quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu thì quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT)
có nội hàm rộng hơn, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây tròng và quyền sở hữu công nghiệp
Theo Luật Sở hữu trí tuệ thì QSHTT được định nghĩa như sau: “Quyền sở hữu
trí tu ệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả
và quy ền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
gi ống cây trồng” (khoản 1, Điều 4 Luật SHTT)
Theo pháp luật Việt Nam, QSHTT là chế định trong luật dân sự, là lĩnh vực thuộc quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung QSHTT là một phạm trù pháp lý trong quyền sở hữu nói chung Do vậy, giống như các quyền dân sự khác, QSHTT cũng bao gồm các nhóm quy phạm liên quan đến các hình thức sở hữu, căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu, cách thức, biện pháp chuyển quyền sở hữu và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu Đối với quyền sở hữu thông thường, chủ sở hữu có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Trong khi đó, QSHTT không quy định gì
về quyền chiếm hữu Điều này phát sinh từ đặc tính vô hình của các đối tượng SHTT Vì vậy, quyền năng quan trọng nhất của QSHTT là quyền sử dụng các đối tượng SHTT
Trang 16Trong QSHTT thì quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) là quyền sở hữu các tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại Hiểu theo nghĩa khách quan, QSHCN là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp Hiểu theo nghĩa chủ quan thì QSHCN là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng SHCN Pháp luật Việt Nam hiện hành đã tập hợp và đưa
ra phạm vi QSHCN khá rộng so với trước đây, thể hiện trong khái niệm tương đối
khái quát về QSHCN quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “Quyền sở hữu
công nghi ệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghi ệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành m ạnh.”
QSHCN được xác lập như sau: QSHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bản bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Riêng đối với tên thương mại và bí mật kinh doanh, QSHCN được xác lập một cách tự động, không cần phải trải qua các trình tự, thủ tục xin xác lập quyền Đối với tên thương mại, QSHCN được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó Đối với bí mật kinh doanh, QSHCN được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó Đối với quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thì được xác lập trên cơ sở hợp động cạnh tranh trong kinh doanh (khoản 3, Điều 6, Luật SHTT)
Xuất phát từ giá trị to lớn cũng như thuộc tính vô hình, khả năng chia sẻ và tính xã hội rất cao của các đối tượng thuộc QSHCN nên các hành vi vi phạm QSHCN ngày càng diễn ra tinh vi, gây thiệt hại to lớn cho chủ sở hữu quyền cũng như tác động tiêu cực tới sự phát triển chung về kinh tế, khoa học kĩ thuật của quốc
Trang 17gia và nhân loại Chính vì vậy, việc Nhà nước quy định về SHTT nói chung và QSHCN nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt là chính sách mang tính toàn cầu, có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng
1.1.2 Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
QSHCN là một phần của quyền SHTT nên QSHCN mang các đặc trưng của quyền SHTT, ngoài ra, trong sự so sánh với quyền tác giả thì QSHCN có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Đối tượng của QSHCN luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các đối tượng của QSHCN đều mang tính chất hàng hóa, phục vụ quá trình kinh doanh để tạo ra lợi nhuận Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ thành quyền tác giả hay QSHCN chính là căn cứ vào tính hữu ích, khả dụng của chúng Nếu đối tượng của quyền tác giả chủ yếu được áp dụng trong các hoạt động giải trí tinh thần thì các đối tượng của QSHCN lại được ứng dụng trong các hoạt đông sản xuất, kinh doanh thương mại Nói cách khác, bảo
hộ QSHCN là bảo hộ về nội dung, còn bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ về hình thức Chính vì vậy mà một trong những điều kiện để được bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là chúng phải có khả năng áp dụng công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cho đời sống con người Còn đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh phải chưa đựng các chỉ dẫn thương mại, nhằm phân biệt chủ sở hữu QSHCN với các chủ thể khác, giúp nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ tạo ra ưu thế cạnh tranh trong thị trường, đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ đồng thời cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hàng phù hợp với yêu cầu cũng như chất lượng mà mình mong muốn
QSHCN được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quy ền
Đây là đặc trưng cơ bản của QSHCN so với quyền tác giả Nếu như quyền tác giả là quyền tự nhiên, xuất hiện khi tác giả sáng tác, làm ra các tác phẩm, việc đăng
Trang 18ký quyền tác giả chỉ mang tính chất khuyến khích, thì QSHCN chỉ được pháp luật bảo hộ khi chúng được cơ quan nhà nước chính thức cấp văn bằng bảo hộ
QSHCN đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về
sở hữu công nghiệp cho người nộp đơn đăng kí các đối tượng đó Riêng với tên thương mại và bí mật kinh doanh, QSHCN được xác lập một cách tự động, không cần trải qua các trình tự, thủ tục xin xác lập quyền QSHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại tương ứng với khu vực và lĩnh vực kinh doanh QSHCN đối với bí mật kinh doanh được các lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kì cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo
ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó
QSHCN được bảo hộ theo giới hạn không gian và thời gian
Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường được bảo hộ vô thời hạn và chỉ chấm dứt khi có các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hoặc khi tài sản bị tiêu huỷ Quyền sở hữu đối với tài sản thông thường không bị giới hạn về mặt không gian Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể được bảo hộ trong một khoảng thời gian xác định tùy thuộc vào từng loại đối tượng và chỉ giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ xác định
Thời gian nhắc đến ở đây là thời hạn của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu các đối tượng SHCN được cấp Căn cứ vào giá trị của từng đối tượng SHCN đối với sự phát triển của tiến bộ xã hội, có thể chia thời hạn bảo hộ ra thành ba loại: thời hạn bảo hộ được xác định và không được gia hạn; thời hạn bảo hộ được xác định và có thể được gia hạn; thời hạn bảo hộ không xác định
1.2 Khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
1.2.1 Khái niệm nhãn hiệu
Khoảng 4000 năm về trước, nhãn hiệu đã được sử dụng để nhận biết nguồn gốc của sản phẩm Vào thời xa xưa đó, các thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ba
tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc một biểu tượng riêng để phân biệt sản phẩm của
Trang 19họ Việc sử dụng nhãn hiệu trong thời Trung cổ đã được gắn với phát triển và tăng trưởng của thương mại, từ đó mới xuất hiện thuật ngữ “Nhãn hiệu hàng hoá” [23, tr.149] Ngày nay, nhãn hiệu đã phát triển thành công cụ để nhận biết sản phẩm của các công ty khác nhau Trên thế giới hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về
nhãn hiệu Theo Khoản 1 Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của Quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPs:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào Có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc mầu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện
để được đăng ký các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.[12]
Đây dường như là một định nghĩa bao quát chung nhất các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, từ bản chất, chức năng, các yếu tố cấu thành đến điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu đều được đề cập trong định nghĩa này Kế thừa nhưng có phần rút gọn hơn rất nhiều là định nghĩa về nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới -
WIPO, theo đó, “nhãn hiệu hàng hóa được hiểu một cách chung nhất là dấu hiệu
phân bi ệt, để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ, được sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể
nào đó và để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” (www.wipo.int)
Định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa trên đây của WIPO chỉ tập trung vào bản chất của nhãn hiệu hàng hóa đồng thời là hai chức năng chính của nhãn hiệu, chức năng chỉ nguồn gốc và chức năng phân biệt Nội dung chính của hai chức năng này
sẽ được đề cập cụ thể trong phần chức năng của nhãn hiệu dưới đây
Kết hợp giữa hai định nghĩa nêu trên, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ cũng có định nghĩa về nhãn hiệu Tại khoản 1 Điều 6 Hiệp định này quy định :
Trang 20Trong hiệp định này, nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của một người với hàng hóa dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người,hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.[11]
Với sự tiếp thu có chọn lọc tinh thần của định nghĩa nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs và định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng khẳng định bản chất của nhãn hiệu cũng như nêu bật các yếu tố cấu thành nhãn hiệu trong định nghĩa đề cập trên, tuy nhiên Hiệp định này không chỉ dừng ở đó mà còn đưa vào định nghĩa đó phân loại nhãn hiệu
Không bao hàm quá nhiều nội dung, định nghĩa nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam khá ngắn gọn, được đề cập tại Khoản 16, Điều 4 Luật SHTT:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau” [20]
Định nghĩa nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay loại bỏ gần như tất cả các vấn đề về yếu tố cấu thành, về điều kiện bảo hộ cũng như phân loại nhãn hiệu mà chỉ tập trung vào bản chất của nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Mặc dù định nghĩa này dường như gần nhất với định nghĩa về nhãn hiệu của WIPO, tuy nhiên nếu xem xét kỹ có thể nhận thấy sự khác biệt căn bản giữa hai định nghĩa này chính là việc xem xét bản chất của nhãn hiệu Nếu như định nghĩa nhãn hiệu của WIPO đề cập đến cả hai chức năng chính của nhãn hiệu là chỉ nguồn gốc và phân biệt hàng hoá dịch vụ thì định nghĩa nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam chỉ tập trung vào chức năng thứ hai của nhãn hiệu và coi đó là chức năng chủ yếu chỉ ra bản chất của nhãn hiệu
Theo quan điểm của các nhân tác giả, định nghĩa nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện hành có thể nói là đã theo kịp xu hướng mở trong cách định nghĩa,
Trang 21với việc khái quát chung như vậy, việc sửa đổi để thêm các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu sẽ không làm thay đổi định nghĩa về nhãn hiệu Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của nhãn hiệu trên thế giới, bởi ngày càng có nhiều đối tượng được xem xét bảo hộ như một nhãn hiệu ví dụ như âm thanh, màu sắc, mùi vị v v Tuy nhiên, tác giả cho rằng định nghĩa như vậy vẫn chưa đầy đủ bởi nó chưa chỉ ra được hoàn toàn bản chất của nhãn hiệu
Như vậy, một nhãn hiệu hàng hoá có thể là một từ, khẩu hiệu, logo, cũng như một màu sắc hoặc tổ hợp màu, âm thanh hoặc thậm chí là mùi hương Để có một cái nhìn khái quát về nhãn hiệu là nền tảng cho việc xem xét nhãn hiệu trong mối quan
hệ với tên thương mại cũng như vấn đề giải quyết xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong các chương sau, tác giả xin được đưa ra định nghĩa chung về nhãn hiệu như sau:
Nhãn hi ệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình
v ẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng
m ột hoặc nhiều mầu sắc… dùng để chỉ ra hàng hoá/dich vụ được sản xuất/cung ứng
b ởi tổ chức, cá nhân nào, đồng thời phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức cá
nhân đó với hàng hoá/dịch vụ của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh khác
Nhãn hi ệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu
ch ứng nhận
Ch ức năng của nhãn hiệu
Từ định nghĩa nêu trên của nhãn hiệu hàng hoá có thể nhận thấy hai khía cạnh khác nhau thể hiện hai chức năng của nhãn hiệu hàng hoá nhưng phụ thuộc lẫn nhau và trong thực tế luôn cần được xem xét cùng với nhau:
(i) Chức năng chỉ dẫn thương mại, cụ thể là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá/dịch vụ:
Chức năng này là chức năng chung của các dấu hiệu chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá Tất cả các dấu hiệu này khi được gắn lên một hàng hóa hay đi kèm với một dịch vụ nhất định đều nhằm mục
Trang 22đích chỉ dẫn cho người tiêu dùng về cơ sở sản xuất hoặc cơ sở phân phối hàng hóa
đó hay cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ mang các dấu hiệu đó Mặc dù cùng thực hiện chức năng chỉ dẫn thương mại, tuy nhiên mỗi một loại dấu hiệu này thực hiện chức năng này theo một cách thức rất riêng
Khi quyết định lựa chọn một sản phẩm/dich vụ, điều đầu tiên tác động đến tâm lý người tiêu dùng đó chính là nhãn hiệu Bởi nhãn hiệu là sợi dây liên kết giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất/nhà cung ứng dịch vụ Nhãn hiệu với chức năng đầu tiên và quan trọng của mình chính là chỉ dẫn cho người tiêu dùng biết sản phẩm/dich vụ đó được cung cấp bởi nhà sản xuất/nhà cung ứng dịch vụ nào Một sản phẩm/dịch vụ khi đã được đưa ra thị trường với một nhãn hiệu nhất định, đã đem đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng vào uy tín và chất lượng của nhà sản xuất sản phẩm/nhà cung ứng dịch vụ đó, nhãn hiệu đó sẽ là dấu hiệu để người tiêu dùng quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó mà không hề do dự bởi họ đã biết hàng hóa hàng hoá mang nhãn hiệu đó đã được chứng minh về mặt chất lượng, chắc rằng hàng hoá mang nhãn hiệu đó được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất hoặc có liên quan đến nhau và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó Như vậy, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể cho rằng sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa đều có cùng nguồn gốc hoặc ngay cả khi đã xác định được hai sản phẩm mang nhãn hiệu đó được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau thì họ cũng sẽ cho rằng có mối liên hệ nào đó giữa các nhà sản xuất này Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu nhất thiết phải thông báo cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí là người bán sản phẩm hay người trực tiếp cung ứng dịch vụ Chỉ cần sao cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp nhất định, là bên có trách nhiệm đối với sản phẩm được bán ra hay dịch vụ được cung ứng mang nhãn hiệu, chịu trách nhiệm về hàng hoá và dịch
vụ mà không nhất thiết phải có biết cụ thể về doanh nghiệp đó
(ii) Nhãn hiệu phân biệt hàng hoá/dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp khác
Chính từ chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá/dịch vụ, nhãn hiệu còn
Trang 23có thêm một chức năng nữa, đó chính là phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các các nhân và tổ chức khác nhau Mặc dù là chức năng phái sinh từ chức năng đầu tiên, nhưng với sự phát triển không ngừng của thị trường, của kinh tế toàn cầu, dường như chức năng này lại trở thành chức năng chính của nhãn hiệu Ngày nay, hàng hóa, dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ để mua chủ yếu dựa vào các dấu hiệu mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường, trong đó nhãn hiệu hàng hoá là một trong những dấu hiệu chỉ dẫn thương mại được lưu tâm hàng đầu đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng Nhờ có nhãn hiệu hàng hóa mà người tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn được cung cấp bởi nhà sản xuất/nhà cung ứng dịch vụ nào, có phải là đơn vị kinh doanh mà người tiêu dùng đã biết và tin tưởng hay không
Chỉ khi nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch
vụ mang nhãn hiệu đó với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác trên thị trường thì lúc đó chức năng của nhãn hiệu mới đầy đủ Điều này cho thấy chức năng phân biệt và chức năng chỉ dẫn nguồn gốc là hai chức năng không thể tách rời tạo thành nhãn hiệu Tuy nhiên không phải bất cứ dấu hiệu nào cũng thực hiện được cả hai chức năng đề cập trên để có thể thực hiện vai trò là một nhãn hiệu Cần có những điều kiện cần và đủ để một dấu hiệu có thể đóng vai trò như một nhãn hiệu đặc biệt
là một nhãn hiệu được bảo hộ cho riêng một chủ thể nào đó và thực hiện được chức năng của nhãn hiệu Các điều kiện cần và đủ đó chính là điều kiện bảo hộ một nhãn hiệu được đề cập dưới đây
1.2.2 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Một dấu hiệu để được bảo hộ như một nhãn hiệu cần đáp ứng hai điều kiện, điều kiện cần là dấu hiệu đó thuộc trong các đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu và điều kiện đủ là dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt
(i) Các dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:
Như đã được đề cập trong định nghĩa về nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs hay Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, có rất nhiều dấu hiệu có khả năng
Trang 24được bảo hộ như một nhãn hiệu như “từ ngữ, tên người,hình ảnh, chữ cái, chữ số,
t ổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của
bao bì hàng hóa”(Định nghĩa về nhãn hiệu trong Hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ), “tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc mầu
c ũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó” (Hiệp định TRIPs) Trong quy định
pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia, không có khái niệm dấu hiệu như thế nào được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, mà hầu hết các quốc gia đều liệt kê các dấu hiệu có thể được bảo hộ và các dấu hiệu không được phép bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu Trong đó các dấu hiệu thuộc các trường hợp sau được xem xét như điều kiện cần để bảo hộ như một nhãn hiệu:
- D ấu hiệu là chữ cái, chữ số: Đây là dạng dấu hiệu phổ biến được bảo hộ
như một nhãn hiệu bởi tính đơn giản, dễ nhận biết và dễ ghi nhớ của nó Tuy nhiên, không phải dấu hiệu bao gồm chữ cái, chữ số nào cũng được bảo hộ như một nhãn hiệu Thông thường các quốc gia sẽ tự đưa ra những dấu hiệu loại trừ không được bảo hộ do chưa đạt được điều kiện đủ là có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau Điều này cũng đã được quy định rõ ràng trong Hiệp định TRIPs như một quy định mở cho từng quốc gia Ví dụ như ngay tại Việt Nam, qua mỗi thời kỳ khác nhau, quy định về yếu tố loại trừ này cũng khác nhau Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, tức trước năm 2005, dấu hiệu chỉ bao gồm
ba chữ cái không phát âm được thành từ sẽ không được bảo hộ như một nhãn hiệu, trong khi đó, quy định hiện nay cho phép dấu hiệu chỉ cần có hai chữ cái phát âm được thành từ đã có khả năng được bảo hộ như một nhãn hiệu
- Dấu hiệu hình vẽ, hình ảnh: Để được bảo hộ như một nhãn hiệu, dấu hiệu
hình vẽ phải được trình bày một cách đặc biệt, tạo ra ấn tượng và có khả năng nhận biết cho người tiêu dùng Các hình, hình học hai chiều đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác…hoặc hình quá rắc rối, phức tạp, khó ghi nhớ và khó nhận biết thì cũng không đảm bảo điều kiện được bảo hộ như một nhãn hiệu Điều này được quy định tại pháp luật của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não
Trang 25giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận Mặc dù pháp luật có quy định hình ảnh là một trong những đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, tuy nhiên trong thực tiễn, những hình ảnh thực tế của thực thể sống sẽ được bảo hộ
- Dấu hiệu kết hợp giữa các yếu tố chữ và hình được thể hiện dưới một hoặc
nhi ều màu sắc Ngay cả trường hợp các yếu tố chữ và hình tách biệt không đáp ứng
đủ điều kiện về tính phân biệt nhưng sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ đó tạo thành một tổng thể ấn tượng, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt thì vẫn có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu Thông thường sự kết hợp đó đều
đi kèm với màu sắc để tạo ấn tượng khác biệt Qua đó, có thể thấy yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình Tuy nhiên nếu một yếu tố chỉ bao gồm màu sắc sẽ không được bảo
hộ như một nhãn hiệu theo quy định của hầu hết các nước
- Dấu hiệu phi truyền thống như hình ba chiều, màu sắc, âm thanh hay mùi
vị: Hình ba chiều được hiểu như một dạng hình ảnh đặc biệt thông qua kĩ thuật xử
lý hình ảnh, làm cho hình ảnh trở nên sắc nét, sống động hơn Khi nhìn vào hình ảnh đó, người ta có thể cảm nhận được vật thể một cách rõ ràng hơn so với hình vẽ
và hình ảnh thông thường Thông thường hình ảnh ba chiều được bảo hộ trên thực
tế là dấu hiệu hình dáng hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm Tuy nhiên, dấu hiệu hình dáng hàng hóa thường không đáp ứng điều kiện đủ để bảo hộ nhãn hiệu bởi thiếu tính phân biệt, do vậy chỉ được bảo hộ trong trường hợp đã được sử dụng rộng rãi
và được đông đảo người tiêu dùng thừa nhận tính phân biệt của nó Ví dụ như trường hợp hình ảnh ba chiều của chai sản phẩm nước súc miệng “LISTERINE” của Reckitt Benckiser đã được bảo hộ ở Việt Nam sau khi chứng minh được dấu hiệu đã đạt được khả năng phân biệt thông qua thực tế sử dụng rộng rãi Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không chấp nhận bảo hộ dấu hiệu chỉ đơn thuần là màu sắc như mảng màu, vệt màu mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình, đặc biệt
Trang 26Việt Nam chưa có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, mùi vị Giới hạn này đã được cho phép trong Hiệp định TRIPs như quyền lựa chọn của các quốc gia thành viên tùy vào điều kiện và năng lực bảo hộ của các quốc gia đó Trên thực tế tại các quốc gia phát triển, các dấu hiệu phi truyền thống như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh không gian ba chiều (ở Đức, Hoa Kỳ, Australia), mùi vị (ở Australia) đã được xem xét để bảo hộ như một nhãn hiệu khi chúng đã đạt được khả năng phân biệt thông qua thực tiễn sử dụng Tuy nhiên, việc xác định và bảo hộ các dấu hiệu này như một nhãn hiệu hàng hóa là vô cùng khó khăn đặc biệt là trong quá trình thẩm định tính phân biệt của dấu hiệu
Như đã đề cập trên, ngoài việc liệt kê các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ như một nhãn hiệu, pháp luật của các quốc gia cũng cụ thể hóa các đối tượng không được phép bảo hộ như nhãn hiệu căn cứ theo Điều 6ter Công ước Paris, bao gồm:
- Các dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành viên của Liên minh, các dấu hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận, và bất cứ
sự bắt chước nào mang đặc điểm huy hiệu;
- Các dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với các huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ mà có một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh tham gia
(ii) Điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
- Kh ả năng tự phân biệt của nhãn hiệu:
Khả năng tự phân biệt của một dấu hiệu được xác định thông qua các yếu tố cấu thành nên dấu hiệu đó Nếu dấu hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố
dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, dấu hiệu đó được coi là có khả năng phân biệt tự thân
Một dấu hiệu dễ nhận biết là dấu hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo ấn tượng và có khả năng lưu trữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con người [9] Bởi vậy, khi ta đặt dấu hiệu này bên cạnh các dấu hiệu khác thì chúng ta đều có thể dễ dàng ghi nhớ và phân biệt
Trang 27Một dấu hiệu có thể có nhiều yếu tố độc đáo, mới lạ, hoàn toàn không giống những gì đã có nhưng lại có quá nhiều chi tiết rắc rối, phức tạp gây ra sự khó khăn cho người tiếp cận và dẫn đến việc rất khó để nhận biết và phân biệt cũng như ghi nhớ nội dung và cấu trúc của dấu hiệu cũng không đáp ứng điều kiện khả năng tự phân biệt để được bảo hộ như một nhãn hiệu
Hầu như các nước đều không có quy định liệt kê các dấu hiệu có tính phân biệt tự thân, thay vì đó, các quy định pháp luật đều đưa ra các trường hợp bị coi là không có tính phân biệt, trong đó có các trường hợp điển hình sau:
- Dấu hiệu đơn giản, thiếu tính độc đáo: Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;
- Dấu hiệu mô tả hàng hóa, dịch vụ: Dấu hiệu có thể chính là biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa dịch vụ, hay dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đăng ký Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa dịch vụ cũng không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh Bất cứ chủ thể kinh doanh nào cũng gắn liền với hình thức pháp lý nhất định
và lĩnh vực kinh doanh riêng, tuy nhiên rất nhiều chủ thể khác nhau được thành lập dưới cùng một hình thức pháp lý và hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh do vậy dấu hiệu mô tả thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh không thể thực hiện được chức năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi các chủ thể kinh doanh khác nhau
Điều 15 Hiệp định TRIPS ghi rõ: "Trong trường hợp bản thân các dấu hiệu
không có kh ả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có
th ể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được
thông qua vi ệc sử dụng" Từ quy định này của Hiệp định TRIPs, có thể nhận thấy
Hiệp định TRIPs đã để ngỏ cho các quốc gia phần quy định về điều kiện bảo hộ
Trang 28trong trường hợp này, tức nếu như các dấu hiệu không có khả năng phân biệt tự thân, pháp luật quốc gia có thể thừa nhận khả năng một số dấu hiệu nêu trên có thể dần dần đạt được khả năng phân biệt nhờ quá trình đầu tư tiếp thị và truyền thông của doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có quy định tương tự trong Luật SHTT, theo quy định của Điều 74 khoản 2 mục a, b Luật SHTT năm 2005, dấu hiệu có khả năng phân biệt thông qua sử dụng bao gồm dấu hiệu "đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu", "được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến" Ví dụ, nhãn hiệu “BIA HÀ NỘI”, “VANG ĐÀ LẠT” hoặc nhãn hiệu “SM58” của hãng micro SHURE nổi tiếng, rõ ràng các dấu hiệu này tự thân nó hoàn toàn không có khả năng phân biệt, tuy nhiên các nhãn hiệu này đã đạt được khả năng phân biệt qua một quá trình sử dụng đến trước thời điểm nộp đơn đăng ký
và do vậy, đã được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam
- Kh ả năng phân biệt khách quan của nhãn hiệu so với các đối tượng được
b ảo hộ khác của quyền SHTT:
Để thực hiện được một cách đầy đủ hai chức năng chính của nhãn hiệu là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc và chức năng phân biệt, dấu hiệu xem xét phải không được trùng hoặc tương tự ở mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hoặc một đối tượng của quyền SHTT cùng đóng vai trò là các chỉ dẫn thương mại đã tồn tại trước
đó như kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu nổi tiếng, đặc biệt là trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại Việc đánh giá khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp được căn cứ vào phạm vi bảo hộ của các đối tượng đó, đặc biệt là bản thân các dấu hiệu và hàng hoá/dịch vụ mang các dấu hiệu đó
Như vậy, bất cứ nhãn hiệu nào rơi vào các trường hợp nêu trên đều không đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ như một nhãn hiệu Việc quy định như vậy tránh việc trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; đảm bảo khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ này với các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường, hay chỉ dẫn đền nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ
Trang 291.2.3 Ý nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp, với người tiêu dùng và với toàn xã hội:
(i) Đối với doanh nghiệp:
Bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp Nhãn hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo mức độ an toàn lâu dài, tốc độ phát triển lớn, với tỷ suất lợi nhuận cao nếu có một nhãn hiệu mạnh Nhãn hiệu được bảo hộ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu nhãn hiệu, đồng thời bảo vệ sản phẩm của họ khỏi nguy cơ bị làm giả, bắt chước, ảnh hưởng tới uy tín cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường mang nhãn hiệu
đã được bảo hộ sẽ được người tiêu dùng tin tưởng đồng nghĩa với việc tăng cường
sự chung thuỷ của khách hàng
Thực tế hiện nay, tỷ lệ giá trị tài sản vô hình (trong đó có nhãn hiệu) đang chiếm ưu thế áp đảo tuyệt đối khi định giá tài sản của doanh nghiệp Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường, đặc biệt là vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Bảo hộ nhãn hiệu còn giúp tạo giá trị cho doanh nghiệp thông qua các hình thức chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu (li xăng, franchise)
Vị thế của hàng hóa sẽ được khẳng định và được thị trường nhận biết, phân biệt thông qua nhãn hiệu của hàng hóa đó Vì vậy, cho dù doanh nghiệp không đăng
ký (hoặc không quan tâm đến việc đăng ký) quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng, không xâm phạm tới các quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể khác đã được pháp luật bảo hộ Điều đó có nghĩa là tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp hay nói cách khác mọi hoạt động của doanh nghiệp ở bất cứ thị trường nào cũng phải đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác Doanh nghiệp cần biết rằng mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trang 30dù vô tình hay cố ý đều có thể bị phát hiện và bị xử lý theo pháp luật Nhận thức đúng vai trò của nhãn hiệu và sớm bảo hộ nhãn hiệu trước khi đưa ra thị trường không chỉ đảm bảo quan hệ đối tác chiến lược và liên minh marketing mà còn chứng minh giá trị của doanh nghiệp trong giao dịch tài chính bởi như đã đề cập trên, nhãn hiệu chính là tài sản của doanh nghiệp Ví dụ về giá trị của nhãn hiệu được đưa ra trong kết quả khảo sát của InterBrand, theo đó đến năm 2001, mười nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới bao gồm: Coca Cola, Microsoft, IBM, GE, Nokia,
Intel, Disney, Ford, McDonald và AT&T.[23, tr 166]
(ii) Đối với người tiêu dùng
Nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng Nhãn hiệu có chức năng chính là giúp cho người tiêu dùng phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau, đồng thời nhận biết được nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ đó, giúp người tiêu dùng tránh được nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không đúng như mong muốn
Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường Nhãn hiệu có chức năng cung cấp thông tin có giá trị
về sản phẩm/dịch vụ trên thị trường đặc biệt khi nhãn hiệu được sử dụng kết hợp với việc quảng cáo (hoạt động xúc tiến sản phẩm, tài liệu, cách đóng gói và trưng bày tại nơi bán) Người tiêu dùng có thể dùng phương pháp nhanh nhất để nhận biết
sự khác nhau về chất lượng giữa các sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau để đi đến một quyết định mua sắm tức thời, đó chính là nhờ nhãn hiệu được sử dụng cho hàng hoá/dịch vụ Nhãn hiệu có thể tạo khả năng cho người tiêu dùng tiết kiệm được, bằng cách giảm thời gian mà lẽ ra họ phải tiêu phí để tìm kiếm những sản phẩm với chất lượng mong muốn
Nhãn hiệu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hoá và dịch vụ với chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn Những nhãn hiệu đã trở nên phổ biến thường là những chỉ dẫn tốt về cấp độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà chúng liên quan tới và về sự hài lòng chung của công chúng đối với sản phẩm và dịch vụ đó Điều này khuyến khích nhiều công ty đang sử dụng
Trang 31nhãn hiệu của mình một cách hiệu quả tiếp tục chế tạo, phát triển những sản phẩm/dịch vụ với chất lượng tốt hơn để thoả mãn khách hàng của họ nhằm hướng đến triển vọng kinh doanh lâu dài Những việc làm này không những tác động tích cực đến người tiêu dùng, tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, đầu tư vào chất lượng luôn đổi lấy sự chung thuỷ của khách hàng mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội, thúc đẩy cạnh tranh nâng cao uy tín đồng thời đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ tốt
(iii) Đối với toàn xã hội
Kinh tế thị trường là sân chơi mà trong đó các chủ thể tham gia được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Bảo hộ nhãn hiệu sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại của một sân chơi chung, lành mạnh Bảo hộ nhãn hiệu mang lại sự bảo đảm pháp
lý cho người kinh doanh trung thực, đồng thời bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị xâm phạm quyền
Liên quan đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đóng vai trò khá quan trọng Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định có sự liên hệ nhất định giữa việc nâng cao bảo hộ SHTT của một quốc gia bao gồm cả bảo hộ nhãn hiệu với sự tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số nước Mọi người đều biết rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là công việc tốn kém, một môi trường đầu tư mà ở đó quyền SHTT của nhà đầu tư được bảo hộ mạnh mẽ sẽ là chất xúc tác trong kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài Hơn nữa, bảo hộ SHTT đã được chứng minh có đóng góp tích cực cho nỗ lực của một nước để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng giao dịch ngoại thương và cung cấp các điều kiện thiết yếu cho chuyển giao công nghệ Sự kết hợp của các yếu tố này góp phần tạo ra tiềm năng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế
1.3 Khái niệm, chức năng, điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
Một hay nhiều nhãn hiệu khác nhau có thể được sở hữu và sử dụng bởi các doanh nghiệp để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của họ với các doanh nghiệp cạnh tranh Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính bản thân doanh nghiệp đó với doanh nghiệp cạnh tranh khác Đó là lý do tên thương mại được sử dụng
Trang 321.3.1 Khái niệm
Tên thương mại đã được đề cập đến như một đối tượng sở hữu trí tuệ trong Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14/7/1967:
Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu
dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và các tên
thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh…
Ngày nay, việc phân định này cũng rõ ràng hơn khi tên thương mại được sắp xếp nằm trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, một trong những quyền sở hữu trí tuệ, song song với quyền tác giả và quyền liên quan
Mặc dù việc bảo hộ tên thương mại được chú trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi ý nghĩa của tên thương mại là không thể phủ nhận, tuy nhiên khác với nhãn hiệu, tên thương mại chưa có được một khái niệm pháp lý chung trong bất
kỳ điều ước quốc tế đa phương nào
Văn bản pháp lý đa phương duy nhất đề cập đến việc bảo hộ tên thương mại
là Công ước Paris, tuy nhiên ngoài quy định tại Điều 8: “Tên thương mại được bảo
h ộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn
ho ặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn
hi ệu hàng hoá.”[7], không có bất cứ quy định cụ thể về thế nào là tên thương mại
hay bảo hộ tên thương mại dưới cơ chế như thế nào, điều kiện bảo hộ ra sao Do vậy, việc quy định về bảo hộ tên thương mại rất khác nhau ở các quốc gia thành viên
Trong cuốn sách nhỏ giới thiệu về Sở hữu trí tuệ được soạn thảo và xuất bản bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) mang tên “Understanding Intellectual Property”, tên thương mại được gọi bằng thuật ngữ “Commercial name” hay “trade name” và được hiểu là “the name or designation that identifies an enterprise”
Trang 33[29](tạm dịch là một cái tên dùng để nhận biết một doanh nghiệp) Cũng trong cuốn
giới thiệu này, WIPO cũng đề cập đến việc tên thương mại có thể được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, như đề cập ở trên, theo Điều 8 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, tên thương mại phải được bảo hộ mà không có nghĩa vụ đăng ký Việc bảo hộ nói chung có nghĩa là tên thương mại của một doanh nghiệp không thể được sử dụng bởi doanh nghiệp khác dù việc sử dụng
đó với tư cách một tên thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ; và bảo hộ tên thương mại cũng có nghĩa là không có một doanh nghiệp nào khác có thể sử dụng tên tương tự với tên thương mại có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng
Đạo Luật đăng ký tên thương mại năm 2011 của Úc định nghĩa tên thương
mại tại Phần I, Chương 2, Mục 3 - Các khái niệm: “Tên thương mại là tên được sử
d ụng liên quan đến một hoặc nhiều hoạt động thương mại” [25] Định nghĩa này
của pháp luật Úc chỉ tập trung vào mối liên hệ giữa tên thương mại và hoạt động thương mại mà không đề cập đến chủ thể sử dụng tên thương mại đó cũng như bản chất của tên thương mại Khác với định nghĩa này, Đạo Luật nhãn hiệu hàng hoá
Hoa Kỳ § 45 (15 U.S.C § 1127) cũng có quy định “Thuật ngữ tên thương mại là
tên g ọi được sử dụng bởi một chủ thể để nhận biết hoạt động kinh doanh hay nghề
nghi ệp của mình” [28] Quy định này mặc dù cũng mang tính khái quát cao nhưng
đã có đề cập đến chủ thể sử dụng tên thương mại và mục đích sử dụng tên thương mại đó Có thể nhận thấy, cả pháp luật Úc và Hoa Kỳ đều đưa ra các khái niệm khá chung chung, chỉ đề cập phần nào đến bản chất của tên thương mại mà không chỉ ra chức năng cơ bản của tên thương mại
Khái niệm tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 4 Luật SHTT 2009 lại khá chi tiết:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng
Trang 34Định nghĩa trên có ưu điểm là nêu bật được bản chất của tên thương mại, đó chính là tên gọi để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đồng thời bao quát được cả điều kiện bảo hộ của tên thương mại Tuy nhiên việc đề cập đến cả định nghĩa về khu vực kinh doanh trong quy định chung này khiến cho khái niệm tên thương mại trở nên cồng kềnh
Như vậy, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh dùng nhận biết chính nó đối với các chủ thể kinh doanh khác, và được bảo hộ khi nó có khả năng phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong
cùng khu v ực và lĩnh vực kinh doanh
đó là cùng một nguồn gốc và với kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm trước, người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm mới này Còn đối với tên thương mại, người tiêu dùng hoàn toàn có thể căn cứ vào tên thương mại được gắn trên sản phẩm để xác định một cách cụ thể là hàng hóa dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào Chức năng này xuất phát từ đặc tính của tên thương mại chính là thông
Trang 35tin đến các chủ thể kinh doanh khác cũng như người tiêu dùng về lĩnh vực kinh doanh của mình Ví dụ khi đề cập đến VNPT, một tên thương mại quen thuộc, khi nói đến cái tên này, ngay lập tức các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng đều nhận biết được lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là viễn thông với
uy tín và chất lượng đã được chứng minh Do vậy, khi lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông, cái tên VNPT luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu Chức năng này càng đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp người tiêu dùng chưa từng biết đến sản phẩm được đưa ra thị trường, tuy nhiên chỉ cần tin tưởng vào uy tín của doanh nghiệp cung ứng ra thị trường và nhận biết nguồn gốc của sản phẩm thông qua tên thương mại là đã đủ để đưa ra quyết định tiêu dùng Chính vì lẽ đó, việc tạo lập, duy trì và phát triển một tên thương mại có vai trò vô cùng lớn lao đối với doanh nghiệp
(ii) Chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Tên thương mại cũng giống như nhãn hiệu ở chức năng phân biệt nhưng nó phân biệt chính bản thân chủ thể kinh doanh với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà chủ thể kinh doanh đó cung cấp Mặc dù chức năng này cũng xuất phát từ đặc tính cung cấp thông tin đã được đề cập trong phần trên, tuy nhiên đây lại là chức năng chính của tên thương mại Chức năng này chính là tiêu chí chính để phân biệt tên thương mại với các chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
Để đạt được chức năng phân biệt này, tên thương mại xác lập vị thế của nó thông qua việc sử dụng trên thực tế Tên thương mại cũng được coi là một trong những biểu trưng của doanh nghiệp, bởi chính nhờ vào đó mà công chúng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí tên thương mại còn là biểu hiện cho danh tiếng và uy tín của cả doanh nghiệp Ví dụ như trong lĩnh vực hàng không, chất lượng và uy tín gắn liền với tên gọi Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hay trong lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel), luôn là những cái
Trang 36tên hàng đầu được nhắc đến tại thị trường Việt Nam
1.3.3 Điều kiện bảo hộ
Như phân tích ở trên, tên thương mại là tên gọi của chủ thể kinh doanh thực hiện chức năng chính là phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Để thực hiện được chức năng này, tên thương mại phải trước hết phải đáp ứng điều kiện của một tên gọi đồng thời phải có khả năng phân biệt, cụ thể như sau
(i) D ấu hiệu có khả năng bảo hộ như một tên thương mại:
Mặc dù không có quy định rõ ràng về việc lựa chọn tên gọi để sử dụng như một tên thương mại, pháp luật nhiều nước mặc định hầu như bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể được chủ thể kinh doanh lựa chọn làm tên thương mại, chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn dùng tên riêng của mình, nhưng cũng có thể tự do lựa chọn một cái tên tự đặt nào đó Nguyên tắc “tự do lựa chọn” này tồn tại ở Anh, Nhật, Mỹ
và các nước mà hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của các quốc gia này Tuy vậy, chế độ pháp lý về bảo hộ tên thương mại của các nước này cũng ghi nhận một số hạn chế đối với việc lựa chọn tên thương mại Ví dụ không cho phép sử dụng một
số từ hay cụm từ riêng biệt (ví dụ, “hoàng gia”, “quốc tế” v v.) hoặc bắt buộc phải đưa vào thành phần tên thương mại những chỉ dẫn về tính chất, phạm vi trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (ví dụ: “trách nhiệm hữu hạn”, “cổ phần’, “hợp danh” v.v.) [16] Tên thương mại ở Việt Nam được hình thành theo nguyên tắc “tự
do lựa chọn” Các cá nhân, tổ chức hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chỉ dẫn thương mại là tên thương mại mà dưới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, cũng tương tự như các quốc gia áp dụng nguyên tắc này, Việt Nam cũng có những giới hạn nhất định về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa như một tên thương mại được quy định tại Điều 77 Luật SHTT 2009:
“Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính tr ị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc
ch ủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với
danh ngh ĩa tên thương mại”
Trang 37Mục đích chính của quy định này là loại trừ khả năng nhầm lẫn từ phía người tiêu dùng đối với thương nhân mang tên thương mại và các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh như đã nêu trên
Quy định này của pháp luật cũng dẫn tới một hệ quả là tên gọi của các cơ quan, tổ chức này không được bảo hộ dưới hình thức tên thương mại cho dù cơ quan, tổ chức này có thể vẫn tiến hành một số hoạt động kinh doanh để tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt động của mình (Hội Luật gia có thể tiến hành tư vấn pháp luật, VCCI có thể tiến hành dịch vụ xúc tiến thương mại, ) Trong trường hợp này các cơ quan, tổ chức này có thể thành lập Doanh nghiệp trực thuộc để tiến hành kinh doanh hoặc đăng ký tên gọi của mình dưới dạng nhãn hiệu hàng hoá nếu tên gọi đó đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu
Ngược lại với nguyên tắc “tự do lựa chọn”, luật của hầu hết các nước trong
hệ thống luật châu Âu và những nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này thì lại không cho phép chủ thể kinh doanh là cá nhân tự do lựa chọn tên thương mại
Cụ thể là chủ thể kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh dưới tên riêng của chính mình phù hợp với nguyên tắc được gọi là nguyên tắc “chân lý”[16] Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với công ty hợp danh khi mà tên thương mại của công ty hợp danh được quy định phải bao gồm tên thật của tất cả các thành viên sáng lập công ty hoặc tên thật của ít nhất một thành viên với bổ sung thêm từ “ và công ty (company)” Việc áp dụng nguyên tắc “chân lý” không mang tính nhất quán bởi khi công ty được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới thì tên thương mại cũ cũng có thể được chuyển giao Đối với các loại hình công ty khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nguyên tắc “chân lý” trên không được áp dụng Tuy nhiên, thay vào đó tên thương mại của những công ty này nhất thiết phải nêu được phạm vi hoạt động (lĩnh vực kinh doanh) và loại hình tổ chức Điều này đồng nghĩa với việc tên thương mại phải phản ảnh một cách trung thực bản chất thực hoạt động kinh doanh của chủ thể mang tên thương mại
Mặc dù có nhiều nguyên tắc lựa chọn tên thương mại, kéo theo quy định về điều kiện dấu hiệu có khả năng được bảo hộ như tên thương mại ở các quốc gia
Trang 38cũng khác nhau Tuy nhiên, theo quan điểm riêng của tác giả, bởi trước hết tên thương mại là một tên gọi nên dấu hiệu xem xét bảo hộ như một tên thương mại phải là tập hợp các chữ phát âm được thành từ, có thể bao gồm chữ cái và chữ số
(ii) Điều kiện về tính phân biệt của tên thương mại:
Tương tự như nhãn hiệu, khả năng phân biệt của tên thương mại cũng được tách ra thành khả năng phân biệt tự thân của tên thương mại và khả năng phân biệt khách quan so với các đối tượng đã được bảo hộ khác thuộc quyền sở hữu công nghiệp
- Khả năng phân biệt tự thân của tên thương mại:
Tên thương mại để được bảo hộ cần thực hiện đúng chức năng tên gọi của
nó, do vậy nó buộc phải chứa thành phần tên riêng Như vậy, tên thương mại cần tạo ra hoặc gợi lên cho người tiêu dùng ấn tượng chính xác về chủ thể kinh doanh mang tên thương mại chứ không phải ấn tượng về một lĩnh vực kinh doanh, một ngành nghề chung chung hay một loại hình hoạt động kinh doanh nào đó Cũng với cách hiểu như vậy, một tên thương mại mang tính mô tả, đặc biệt là mô tả nguồn gốc, xuất xứ (tên địa danh) cũng sẽ không thể được bảo hộ như một tên thương mại Theo quy định này thì các tên gọi như "Công ty TNHH thương mại dịch vụ Việt Nam" hay "Công ty sách Hà Nội" sẽ không được bảo hộ vì lý do như đã nêu trên
Nghiên cứu cho thấy, để xác định tính phân biệt của một dấu hiệu chữ có thể phân chia dấu hiệu hành các dạng:
Từ tự đặt: Thông thường đây là các từ không có nghĩa, có thể đơn giản là
ghép từ các chữ cái đầu của các nhà đồng sáng lập như PEPSI, KODAK hay EXXON
Từ tuỳ hứng: Đây là những từ thông thường có nghĩa tuy nhiên không có bất
kỳ sự liên hệ nào với lĩnh vực kinh doanh hay hoạt động kinh doanh của chủ thể, do vậy không mang tính mô tả, ví dụ như APPLE, cái tên được dùng để gọi một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện thoại
Từ mô tả: là các từ có nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất, loại hình kinh doanh
thậm chí chính hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như: trách nhiệm hữu hạn,
Trang 39thương mại, kinh doanh v v
Thuật ngữ chung: là những từ có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, mặc dù
không mang tính mô tả, nhưng được sử dụng phổ biến rộng rãi đến mức đã trở thành tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ: walkman, aspirin, paracetamol
Dấu hiệu gợi ý: là những từ mà khi liên hệ với một hoạt động kinh doanh
nhất định đòi hỏi trí tưởng tượng, suy nghĩ hay nhận thức để đạt được một kết luận
về bản chất của hoạt động kinh doanh đó,ví dụ: SMARTHINK cho một công ty chuyên kinh doanh các thiết bị thông minh dùng trong gia đình Đó thông thường là một dấu hiệu được gợi ý từ một thuật ngữ mô tả, ví dụ trong trường hợp này là hai dấu hiệu “SMART” có nghĩa là thông minh và “THINK” có nghĩa là “suy nghĩ” - một từ gần như đồng âm khác nghĩa với từ “THING” có nghĩa là “đồ, vật”, do vậy
nó ngay lập tức cho ý niệm nào đó về hoạt động của công ty
Có thể nhận thấy các dấu hiệu rơi vào các trường hợp là từ tự đặt, từ tuỳ hứng hay dấu hiệu gợi ý là hoàn toàn có khả năng phân biệt tự thân
Tương thích với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, quy định tại Khoản 1, Điều 78 của Luật SHTT 2009 cũng nêu rõ: tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện trong đó có điều kiện tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
Do hầu như các chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp nên phần lớn tên thương
mại đều là tên doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2014 cũng có những quy định
riêng về tên doanh nghiệp khá tương thích với các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ về tên thương mại, trong đó, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt,
có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và phải có hai thành tố: a) Thành
tố thứ nhất; Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn …, công ty cổ phần, ….; công ty hợp danh…; doanh nghiệp tư nhân…; b) Thành tố thứ hai: Tên riêng của doanh nghiệp, ngoài ra tên doanh nghiệp cũng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã được đăng ký Hai doanh nghiệp
có thể có thành phần thứ nhất – gọi là thành phần mô tả trùng nhau, nhưng sự khác
Trang 40biệt trong thành phần tên riêng của doanh nghiệp đã có thể tạo thành khả năng phân biệt của tên doanh nghiệp đó Ví dụ, hai công ty “Công ty TNHH tư vấn đầu tư Thành Phát” và “Công ty TNHH tư vấn đầu tư Vạn Xuân”, mặc dù thành phần mô
tả loại hình doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là trùng nhau nhưng lại có thành phần tên riêng phân biệt được với nhau “Thành Phát” và “Vạn Xuân”, chính thành phần này khiến cho người khác có thể phân biệt giữa hai doanh nghiệp này với nhau Nếu một tên thương mại hay tên doanh nghiệp được coi là có khả năng phân biệt, nó được bảo hộ thông qua sử dụng, cho dù đã đăng ký hay chưa Nếu không có khả năng phân biệt, có có thể được bảo hộ sau khi có được khả năng phân biệt thông qua sử dụng, ví dụ như “Tổng công ty thuốc lá Việt Nam” Khả năng phân biệt của tên thương mại trong trường hợp này được xác định bằng việc công chúng công nhận tên thương mại đó như một dẫn chiếu đến một nguồn gốc kinh doanh đặc biệt
- Khả năng phân biệt khách quan của tên thương mại so với các đối tượng đã được bảo hộ khác thuộc quyền sở hữu trí tuệ
Thông thường việc xác định tính phân biệt khách quan của tên thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sở các quyền sở hữu công nghiệp đã bảo hộ trước đó đối với các đối tượng đồng thời thực hiện chức năng chỉ dẫn thương mại, đó là tên thương mại của chủ thể khác, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý Việc quy định khả năng phân biệt này là loại trừ khả năng nhầm lẫn giữa chính các chủ thể kinh doanh với nhau cũng như khả năng nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá/dịch
vụ mang các dấu hiệu này Nếu như khả năng phân biệt khách quan của nhãn hiệu nói chung được xem xét trên cơ sở hàng hoá hay dịch vụ cùng loại thì khả năng phân biệt tên thương mại lại được xem xét trên cơ sở lĩnh vực kinh doanh Và nếu như khả năng phân biệt khách quan của nhãn hiệu được xem xét trên phạm vi quốc gia hay khu vực (trường hợp nhãn hiệu cộng đồng Châu Âu) thì tính phân biệt của tên thương mại chỉ giới hạn trong một khu vực địa lý tuỳ vào thực tế phạm vi hoạt động của chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó
Pháp luật Việt Nam cũng đã cụ thể hoá căn cứ xác định khả năng phân biệt