Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 46)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam

2.2.1. Các hình thức đọc báo thông qua điện thoại di động

Theo nhận định của chúng tôi, nếu phân loại theo tiêu chí về công nghệ, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động về cơ bản được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động cần GPRS (có kết nối Internet) và nhóm thứ hai là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động không cần kết nối GPRS.

Trước hết, cần hiểu thêm về thuật ngữ GPRS (tiếng Anh: General Packet Radio Service). GPRS - dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp là một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho những người dùng Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) và điện thoại di động IS-136. Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114 kbps.

GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức ứng dụng không dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập world wide web.

Dữ liệu được truyền trên GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng có thực sự đang sử dụng dung lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định.

Với nhóm 1, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động cần phải có kết nối GPRS, tính phí theo dung lượng tải (phí GPRS). Nhóm này chia thành ba loại.

+ Loại 1: Trên website có thế nào, thì khi được đẩy lên điện thoại di động, tin tức sẽ y hệt như thế, không thay đổi. Khi hiển thị trên wapsite, hệ thống kỹ thuật sẽ phải tự động resize (điều chỉnh kích cỡ) ảnh cho nhỏ đi để load trên điện thoại di động nhanh hơn và đỡ tốn chi phí sử dụng GPRS hơn. Loại này khá phổ biến hiện nay.

+ Loại 2: Tin tức vẫn hiển thị trên wapsite, nhưng bộ phận biên tập sẽ biên tập lại tin đó, cho nội dung ngắn gọn hơn, ảnh nhỏ hơn, cho phù hợp với dung lượng và đặc tính của màn hình điện thoại. Tuy nhiên, loại này ít phổ biến vì chưa nhiều cơ quan báo chí đầu tư thời gian, công sức và chi phí vào hoạt động này.

+ Loại 3: Có một phần mềm riêng cho việc truy cập thông tin của một tờ báo. Loại này đang rất phổ biến và được nhiều báo điện tử của Việt Nam ứng dụng hiện nay. Riêng về loại này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở chương 2 của nghiên cứu này.

Với nhóm 2, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động không cần kết nối GPRS.

Với loại này, tin tức hiển thị (chạy) trên màn hình điện thoại theo khung giờ nhất định (còn gọi là dịch vụ Livescreen). Đây là dịch vụ quảng bá nội dung và các tin nhắn quảng cáo gửi trực tiếp đến màn hình máy di động. Các bản tin LiveScreen hiển thị trên màn hình với tính năng tương tác trực tiếp. Tin sẽ liên tục được gửi đến máy điện thoại của khách hàng với tần suất là 8 phút/tin từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày, mỗi tin được gửi lặp lại tối đa là 3 lần trong một ngày (tin chỉ xuất hiện trên máy điện thoại khi máy đang ở chế

độ rỗi nên sẽ không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu khác của khách hàng như gọi/nhận cuộc gọi, gửi/nhận tin nhắn).

Với dịch vụ này, tiêu đề hiển thị ngay trên màn hình điện thoại. Sau vài giây, nếu không được đọc, tin sẽ tự động mất đi để các tin khác tiếp tục hiển thị. Khi nhận được tin, khách hàng có thể đọc miễn phí tiêu đề hoặc lựa chọn xem toàn bộ bản tin nội dung, hình ảnh… bằng các thao tác đơn giản ngay trên màn hình máy điện thoại. Trong trường hợp khách hàng không đọc tin, tin nhắn Flash SMS tự động sẽ biến mất khỏi màn hình máy điện thoại di động của khách hàng.

Với loại này, công việc của các biên tập viên là biên tập tin tức theo từng lĩnh vực và theo khung giờ, đẩy lên hệ thống kỹ thuật, rồi hệ thống này sẽ phát tin theo đúng khung giờ quy ước.

Nội dung tin tức của dịch vụ này thường bao gồm các mảng chủ yếu như:

+ Tin tức: Tin tức được cập nhật hàng ngày như thời sự trong nước và ngoài nước, pháp luật, thương mại, kinh doanh, sự kiện, văn hóa – nghệ thuật… và lựa chọn những tin “hot” nhất để đưa tới khách hàng.

+ Thông tin hữu ích: Cung cấp những thông tin nóng hổi về các hoạt động, giá cả của các thị trường chứng khoán, tỷ giá vàng, ngoại tệ, bất động sản, thời tiết các vùng trong ngày.

+ Gói thông tin tư vấn giải trí: Cung cấp cho khách hàng những lời khuyên hữu ích bảo vệ sức khỏe, tư vấn thời trang, lịch vạn sự, tử vi, các cung hoàng đạo, các câu hỏi trắc nghiệm... bên cạnh đó còn có các thông tin về du lịch, ẩm thực, đọc truyện, cách học tiếng Anh…

+ Góc thư giãn: Cung cấp cho khách hàng các truyện cười trên thế giới. Bao gồm các truyện cười dân gian Việt Nam, sưu tập các mẩu truyện ngụ

+ Game JaVa: Game với nhiều thể loại được cập nhật thường xuyên từ các nguồn game bản quyền với các thương hiệu lớn.

+ Nhạc chuông, hình ảnh: Cập nhật với các nhạc chuông, hình ảnh đang được thịnh hành mới nhất trên thị trường.

+ Video clip: Với nguồn clip về các tiêu điểm kinh tế, văn hóa - xã hội. + Xổ số-Bóng đá: Cung cấp kết quả xổ số trên cả nước. Kết quả và các thông tin liên quan đến các trận cầu đỉnh cao trong nước và quốc tế.

Hiện các nhà cung cấp dịch vụ như Mobifone, VinaPhone và Viettel của Việt Nam đã có dịch vụ tin tức kiểu này. Mobifone đặt tên dịch vụ là LiveInfo, VinaPhone là Vlive, còn của Viettel là Daily Express.

Mục đích chủ yếu của dịch vụ này là để lấy doanh thu từ các dịch vụ đính kèm. Khách hàng sử dụng dịch vụ phải đóng cước hàng tháng. Ví dụ: Phí đăng ký sử dụng Daily Express là 9.000 đồng/tháng), khách hàng được đọc tất cả các tít tin để nắm sơ lược về nội dung. Muốn đọc cụ thể tin tức đó thế nào, thì khách hàng phải trả tiền thêm, tùy theo quy định (Ví dụ 200, 500, 1.000 đồng/tin). Khách hàng được quyền chọn lĩnh vực để đọc tin (Văn hóa, Giải trí, Thời sự, Kinh tế, Tài chính...).

Nhóm này cũng bao gồm dịch vụ đọc báo giấy trên điện thoại di động (Mobile Newspaper) mà một số đơn vị tung ra dưới các tên gọi khác nhau. Mobile Newspaper là dịch vụ của Viettel cho phép khách hàng đọc các tờ báo giấy lớn và các bản tin tổng hợp theo chủ đề trên di động qua tin nhắn đa phương tiện (MMS). Với dịch vụ này, khách hàng có thể tùy chọn tờ báo hay bản tin mà mình yêu thích, nhắn tin đăng ký và hằng ngày nhận được báo, bản tin ngay trên di động. Hệ thống tự động cung cấp thông tin mới nhất từ các từ báo hay bản tin trực tiếp qua di động mà không phải truy cập vào các website tin tức.

Khách hàng có thể đọc báo, đọc bản tin ngay trên điện thoại bằng tin nhắn có hình ảnh, âm thanh sinh động bất cứ tại thời điểm nào, bất cứ nơi đâu. Khách hàng cũng không phải chịu chi phí GPRS cho việc đọc tin, đồng thời có thể chuyển tiếp bản tin cho bạn bè và người thân. Về chi phí, khách hàng chỉ phải trả 9.000 - 15.000 đồng/đầu báo, bản tin/tháng (trong khi chi phí trung bình với báo giấy từ 80.000-400.000 đồng/tháng).

Có nhiều dịch vụ truyền thông trên điện thoại di động hiện nay, tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, theo tiêu chí về công nghệ, chúng tôi muốn đi sâu vào loại 3 trong nhóm 1, nghĩa là hoạt động đọc báo trên điện thoại di động được thực hiện dễ dàng thông qua phần mềm thiết kế riêng cho điện thoại. Bởi lẽ, theo chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, đây là hình thức truyền thông trên điện thoại di động thể hiện rõ nhất các đặc điểm về loại hình báo chí trên điện thoại di động mà chúng tôi đang muốn nhận diện.

2.2.2. Sự xuất hiện phần mềm đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam

Trên thế giới, sau khi hầu hết đã có phiên bản điện tử, nhiều tờ báo nổi tiếng cũng đã có phiên bản trên điện thoại di động như New York Times; Washington Post; USA Today; Times Mobile… Tuy nhiên, điều hiện còn khá hạn chế của các tờ báo này là chỉ có người dùng các loại điện thoại thông minh như iPhone, Blackberry… mới có thể tiếp cận các tờ báo trên một cách dễ dàng, theo hình thức trả phí hoặc miễn phí.

Tại Việt Nam, đến cuối năm 2009, các cơ quan báo chí đã bắt tay với các nhà cung cấp dịch vụ cho điện thoại di động, cũng như các công ty phát triển công nghệ, tung ra dịch vụ giúp công chúng đọc báo qua điện thoại di động. Cụ thể là, ngày 25/8/2009, Công ty ePi, đơn vị chủ quản của Baomoi.com tung ra Baomoi Mobi (Baomoi.com là trang thông tin điện tử tự động cập nhật các báo điện tử). Ngay sau đó, đến tháng 12/2009, Báo điện tử

báo trên di động với slogan “Cần tin nóng ngày mai – Đọc VNN Mobile”. Đến ngày 11/1/2010, VietnamPlus (Vietnam+) – báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam chính thức họp báo công bố phiên bản đa ngôn ngữ dành cho điện thoại di động (Vietnam+ Mobile). Cũng không lâu sau, ngày 16/3/2010, Báo điện tử Dân Trí – báo điện tử của Hội Khuyến học Việt Nam chính thức ra mắt phiên bản dành cho điện thoại di động. Đến ngày 9/3/2011, báo Tuổi Trẻ - cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng cho ra mắt Tuoitre Mobile…

Việc ra đời dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động cũng được báo điện tử VietNamNet đánh giá là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin-viễn thông nổi bật của năm 2009, cùng với việc mạng 3G chính thức tại Việt Nam, Diễn đàn Công nghệ thông tin thế giới WITFOR lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Blog Yahoo!360 đóng cửa, Facebook trở thành trào lưu mới của cư dân mạng Việt Nam... trong năm đó.

Cho đến thời điểm hiện tại, nội dung hiển thị trên điện thoại di động cơ bản giống nội dung trên các báo điện tử, chỉ khác việc bố trí các chuyên mục.

Về hình thức, khi truy cập vào các trang báo điện tử thông qua điện thoại di động, người đọc có thể lựa chọn hai loại giao diện, giao diện web và giao diện PDA (giao diện wap). Nếu chọn giao diện web, thì cả nội dung, hình thức của trang báo trên màn hình điện thoại sẽ giống hệt trên màn hình máy tính.

Còn với giao diện PDA, sẽ có một số khác biệt cơ bản.

Trước hết, cần phải hiểu PDA, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (tiếng Anh: Personal Digital Assistant) là các thiết bị cầm tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng. Một PDA cơ bản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi nhớ, và máy tính bỏ túi. Nói nôm nà PDA chỉ đơn giản là một chiếc sổ tay với đầy đủ tính năng của một máy vi tính để bàn. Các dòng điện thoại hiện đại ngày nay cũng được xem là một trong các loại PDA.

Giao diện PDA (hay giao diện wap) là giao diện thu nhỏ của bản website thông thường. Giao diện này không bao gồm các ứng dụng phức tạp như quảng cáo flash, ảnh gif… mà chỉ để ảnh minh họa nhỏ và text, làm sao càng gọn và nhẹ càng tốt. Giao diện này phục vụ cho việc tải thông tin lên thiết bị cầm tay cho nhanh và đỡ tốn đường truyền của thiết bị đó.

Về mặt nội dung, cả hai loại giao diện này vẫn phải đảm bảo giống nhau tối đa có thể. Kích thước màn hình của PDA là không được như màn hình máy tính, do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ phải tính toán làm sao để khi hiển thị, nội dung phải trải dài xuống theo chiều dọc. Các kích thước ảnh cũng phải bị co lại theo tỷ lệ của PDA. Có như vậy, nội dung của bài viết mới truyền tải đầy đủ nhất có thể tới tay bạn đọc. Tất nhiên, điều này còn tùy thuộc vào các đời máy khác nhau.

PDA. Chỉ những trang web có 2 hệ thống song song, thì người đọc mới có thể xem 2 bản khác nhau trên 2 loại thiết bị khác nhau. Việc tạo thêm giao diện PDA thường chiếm tầm 40% chi phí so với bản web.

Hiện nay, nhiều trang báo điện tử Việt Nam như VietNamNet, VnExpress, Dân Trí, Vietnam+, VnMedia… đã có thiết kế trang điện tử phù hợp với việc xem báo trên điện thoại di động. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng biết cách làm nhẹ, làm mới mình để tiết kiệm cho người dùng cả về thời gian và tiền bạc.

Bạn đọc có thể lựa chọn giao diện web hay PDA tùy ý nếu truy cập vào báo Dân trí trên điện thoại di động.

Giao diện Vietnam + trên web.

Giao diện wap (trái) của Vietnam+ trên điện thoại di động và giao diện Vietnam+ khi sử dụng phần mềm đọc báo trên điện thoại di động (phải).

2.2.3. Phiên bản trên điện thoại di động của một số tờ báo 2.2.3.1. Bao moi Mobi 2.2.3.1. Bao moi Mobi

Baomoi.com là một website tổng hợp thông tin tiếng Việt hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày gần 6.000 tin tức từ gần 100 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử Việt Nam được Baomoi tự động tổng hợp, phân loại, phát hiện các bài đăng lại, nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.

Các tính năng chính của Baomoi.com:

1. Phân loại nội dung: Hệ thống tự động phân tích nội dung các tin tức và phân loại vào chuyên mục thích hợp.

2. Phát hiện bài trùng lặp: Hệ thống tự động phát hiện các bài đăng lại (copy) và nhóm chúng lại về bài nội dung gốc.

3. Nhóm các bài liên quan: Hệ thống tự động phát hiện các bài liên quan (không phải là copy) về cùng một chủ đề nào đó.

4. Bóc tách từ khóa: Hệ thống tự động tách ra các từ khóa (keyword) của bài viết, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đa chiều.

5. Gợi ý thông minh: Dựa trên phân tích thói quen đọc tin của độc giả, hệ thống có thể tự động đưa ra những gợi ý về những bài viết mà độc giả quan tâm.

Ngày 25/8/2009, Công ty cổ phần Công nghệ EPI và Công ty Felix Studios đã đưa ra sản phẩm mới: đọc báo trên điện thoại di động (Baomoi Mobi).

Baomoi Mobi tổng hợp thông tin thành 14 chuyên mục (Tin nổi bật, Thế giới, Xã hội, Văn hóa, Kinh tế, Khoa học – Công nghệ, Thể thao, Giải trí,

vào dòng sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian đó, ví dụ Động đất Nhật Bản, Khủng hoảng hạt nhân, Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, Chìm tàu Bình Dương, Trung Quốc xâm phạm Việt Nam…) mỗi chuyên mục gồm 30 tin mới nhất. Người dùng có thể xem lướt qua nội dung tóm tắt rồi đọc chi tiết nội dung của tin có kèm theo hình ảnh minh họa.

Tin tức được tổng hợp tự động từ các báo điện tử; sử dụng phông chữ tiếng Việt, khoảng 200 loại điện thoại di động, chiếm 80% loại điện thoại phổ biến nhất trên thị trường có thể đọc được Baomoi Mobi.

Việc đọc báo trên điện thoại di động rất đơn giản thông qua các phím mũi tên và hai phím mềm có sẵn trên các điện thoại, không có các menu hay

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)