Xu hướng tác nghiệp của nhà báo

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 79)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Xu hướng tác nghiệp của nhà báo

Năm 2006, tạp chí Time danh tiếng đã bầu chọn người của năm chính là “You” vì cho rằng con người làm chủ các phương tiện và công nghệ. Chính các phương tiện truyền thông mới (New Media) đã thay đổi đời sống và cách thức tiếp cận thông tin của công chúng trong thập kỷ vừa qua.

Dale Peskin và Andrew Nachinson thuộc Viện Báo chí Hoa Kỳ đưa ra một định nghĩa mới “We Media” (chúng tôi – giới truyền thông) mô tả cách thức một loại hình báo chí mới ảnh hưởng tới các sự kiện.

Năm 2008, ước tính có khoảng 600 triệu người có thể ngay lập tức có được các thông tin các sự kiện nhờ có các camera kỹ thuật số chủ yếu từ điện thoại di động của họ. Những công cụ này tạo ra một thế hệ thông tin toàn cầu có khả năng chưa từng có để tạo lập, sản xuất, chia sẻ và tham gia vào những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Mạng lưới Internet toàn cầu cho phép con người đưa tin tức, suy nghĩ, ý tưởng, hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào.

“Trên trang Africanews.com, nơi đưa tin tức về châu Phi do các phóng viên khắp mọi nơi gửi về, có một mục là Mobile Reporting – Tường thuật bằng điện thoại di động. Phóng viên đi đến các vùng xa vùng sâu, hay khu vực vừa có tin tức nóng hổi xảy ra. Ở đó, viết lách, mô tả, dù tốt, cũng không bằng một thước phim quay. Một hình ảnh nói hàng vạn lời vạn ý. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, không mang được máy quay phim đi cùng thì điện thoại thông minh sẽ là một lựa chọn đáng để xem xét. Chiếc điện thoại này có thể quay phim và chụp ảnh với chất lượng “chấp nhận được” cho website. Và trong nhiều trường hợp khẩn cấp, nó chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc lưu giữ và truyền hình ảnh. Người ta hay nói tới dòng Nseries của Nokia, nhưng cũng có nhiều loại điện thoại thông minh, hay máy ảnh quay phim khác.

Trong bối cảnh báo chí thế giới “nương theo người đọc,” nhà báo không còn là “độc quyền” trong cung cấp tin tức và tin tức không còn là “một chiều,” “áp đặt” từ các nhà báo đến với độc giả, thính giả hay người xem nữa, mobile reporting được xem như một “giải pháp” đỡ tốn kém cho truyền

“Công nghệ điện thoại di động có tác động không nhỏ tới nghề làm báo. Thậm chí, nó tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt của báo điện tử. Thí dụ sau đây cho thấy các nhà báo có thể làm được hơn trước kia rất nhiều. Lary Đích-nan cùng lúc là Giám đốc biên tập của hai mạng thông tin một trang mạng, viết cho chuyên mục dịch vụ tài chính và công nghệ của nhiều tờ báo... Ðể làm được từng ấy việc thì Lary phải sử dụng điện thoại di động 3G nối Internet, kết nối mạng không dây (wifi) mạnh, một công cụ trợ giúp vô cùng đắc lực cho ông trên tàu xe, trong quán cà phê, trên bãi biển”. [33]

3.1.3.1. Xu hướng sản xuất thông tin nhờ điện thoại di động của nhà báo công dân

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đức Dũng, “công chúng hiện đại đã có những thay đổi cơ bản trong quan hệ với các cơ quan truyền thông. Họ không còn là những người thụ động chờ được ban phát thông tin, mà còn chủ động tìm kiếm thông tin, thậm chí tham gia vào sản xuất thông tin” [17]

Những thông tin đầu tiên của CNN ghi lại được từ sự kiện 11/9/2001 là những video do những người chứng kiến ghi lại bằng điện thoại di động.

Một ví dụ khác là những thông tin và hình ảnh đầu tiên về vụ rơi máy bay trên song Hudson ở New York được đăng tải trên trang Twitter ngày 16/1/2009 là những thông tin đầu tiên được tờ New York Times đăng là do một người đi phà cứu hộ chụp lại những hình ảnh máy bay đang rơi xuống sông bằng điện thoại di động của mình. Chính việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới mang tính cá nhân, cụ thể là điện thoại di động, khiến tất cả mọi người đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất thông tin. Công dân có thể là người cung cấp thông tin đến cho nhà báo và cơ quan báo chí nhờ ghi lại được những sự kiện xảy ra bằng điện thoại di động. Một xu hướng mới đang tìm đường phát triển chính là báo chí công dân.

Trên thế giới, báo chí công dân được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như báo chí theo mạng lưới, báo chí nguồn mở, truyền thông công dân… Nhưng gọi theo cách nào thì đặc điểm chung của xu hướng báo chí này cũng nằm chủ yếu ở từ “công dân”. Đó cũng là điểm chính yếu phân biệt báo chí công dân với báo chí truyền thống do các nhà báo chuyên nghiệp thực hiện.

Đặc điểm quan trọng nhất của xu hướng báo chí mới này chính là sự tham gia tích cực chủ động của các công dân - những người dân bình thường - vào quá trình thu thập, tường thuật, phân tích và phổ biến tin tức và thông tin. Tỷ lệ đóng góp của công dân vào quá trình thông tin trong báo chí công dân có thể rất cao, thậm chí là tỷ lệ 100%.

Công nghệ hiện đại có thể dễ dàng trang bị cho các nhà báo những công cụ tác nghiệp thì cũng có thể đặt vào tay công chúng những công cụ đó. Với những chiếc điện thoại di động, máy nghe nhạc cá nhân có chức năng ghi âm, những chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn có bộ nhớ cao, những chiếc máy quay phim tiện lợi có chất lượng hình ảnh đẹp… mọi công dân đều có thể trở thành một người sản xuất tin.

Ví dụ, người dân có thể viết về những sự kiện xảy ra ở địa phương họ rồi gửi đến các báo, kèm theo một vài bức ảnh chụp chân thực sự kiện đó. Không những thế, họ còn có thể ghi âm hoặc quay phim sự kiện đó để gửi cho các đài phát thanh truyền hình. Với những thiết bị hiện đại và tiện dụng như vậy, người dân không nhất thiết phải được đào tạo chuyên môn bài bản mới có thể tạo ra các sản phẩm tin tức. Nhất là khi họ có những lợi thế mà các phóng viên thông thường có thể chưa có hoặc chưa kịp tạo dựng như am hiểu tình hình địa phương, đường đi lối lại, các mối quan hệ để có thể hỏi han thêm…

họ có thể chủ động tạo ra thông tin mà không phải phụ thuộc vào các cơ quan báo chí chính thống.

Các “nhà báo công dân” chính là công chúng. Theo mô hình truyền thông truyền thống, công chúng là yếu tố cuối cùng trong quá trình truyền thông, là người tiếp nhận thông tin. Nhưng với xu hướng báo chí công dân, công chúng cũng có vai trò như yếu tố nguồn - tạo ra thông tin. Hiểu đơn giản, “nhà báo công dân” có thể là bất cứ ai, chỉ cần họ có thể tạo ra các sản phẩm thông tin và phổ biến chúng theo một cách nào đó. Điều đó có nghĩa là nếu một người có trong tay một máy ảnh kỹ thuật số và một điện thoại di động có chức năng ghi âm (những thiết bị này không còn là quá xa với đối với nhiều người) và có mặt đúng lúc, người đó cho rằng sự kiện này hay nhưng lại không thấy một phóng viên chuyên nghiệp nào xung quanh, thì chỉ với vài thao tác đơn giản, một chút khả năng viết lách và nhanh chóng gửi đến một cơ quan báo chí nào đó, người này đã trở thành một nhà báo - một người sản xuất thông tin.

Vậy để trở thành “nhà báo công dân”, trước hết, công dân đó phải là nhân chứng. Họ chính là người chứng kiến sự kiện, ghi lại, tường thuật lại, kể lại. Việc họ là nhân chứng còn là yếu tố quyết định tính xác thực của thông tin. Một ví dụ điển hình là việc đưa tin về hậu quả của cơn bão Katrina ở Mỹ. Thiên tai đã tàn phá khu vực New Orleans đến nỗi nó gần như bị cô lập với bên ngoài, công tác cứu hộ còn khó khăn nữa là việc đưa tin của báo chí. Thế nhưng, nước Mỹ và thế giới vẫn được cập nhật thông tin về tình hình ở khu vực này thông qua blog của các cư dân đang sinh sống và bị kẹt ở vùng thiên tai. Những thông tin, hình ảnh thực tế, chính xác đó đã giúp công chúng có cái nhìn tường tận hơn về hậu quả của cơn bão và khó khăn của những cư dân vùng thiên tai. Nhưng thông tin không phải do báo chí chính thống tạo ra đó

đã tác động đến công chúng mạnh mẽ hơn bất cứ thông báo nào của chính phủ.

3.1.3.2. Xu hướng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo chuyên nghiệp

Theo Missouri Group, tiêu chí mà các biên tập viên và phóng viên chuyên nghiệp dùng để xác định tin tức là gì được nêu trong ba tiêu chí là liên quan, hữu ích và gây được sự quan tâm. Để có được những tiêu chí này thì một yếu tố quan trọng là “cấp thời”, và được quyết định bởi việc ứng dụng các công nghệ hiện đại.

Nguồn tin từ PR của các nhà báo ngày càng nhiều, làm giảm đi tính xác thực của thông tin. Những thông tin sốt dẻo được phát hiện bởi phóng viên ngày càng ít đi. Các phóng viên nắm bắt được ảnh hưởng này đang tự cung cấp, bổ sung cho mình các kiến thức và tận dụng được sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới.

Theo nghiên cứu của Arketi Group (2007), 90% các nhà báo sử dụng các ứng dụng mới của công nghệ để tìm kiếm nguồn tin. Mô hình phóng viên di động sẽ được chú trọng. Phóng viên di động là thuật ngữ dùng để chỉ những nhà báo tác nghiệp với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật như máy tính xách tay kết kết nối Internet không dây, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video, máy ghi âm, điện thoại di động. Các phóng viên di động thường không ngồi cố định trong tòa soạn và tác nghiệp theo kiểu phóng viên sa lông mà vốn dĩ các nhà báo trong mô hình tòa soạn truyền thống hay mắc phải. Văn phòng của các phóng viên di động là các quán cà phê, sân vận đông, phòng đợi nhà ga, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng, khách sạn, một làng bản xa xôi, thậm chí ngay nhà riêng của mình. Các phóng viên di động phải rèn cho mình một tác phong

liên tục di chuyển, tìm đến những sự kiện nóng hổi mà dư luận quan tâm để đưa tin, thậm chí đưa tin tức ngay tại hiện trường bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, trong đó có điện thoại di động.

3.2. Nâng cao hiệu quả của loại hình truyền thông trên điện thoại di động

ở Việt Nam

Hiện nay, có thể thấy hầu hết các dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động của các báo điện tử ở Việt Nam đều được phát triển trên một nền tảng công nghệ giống nhau. Do vậy, về hình thức, khi hiển thị trên màn hình điện thoại, độc giả dễ có cảm giác là “báo nào cũng như báo nào”. Vì vậy, người viết xin đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần phát huy tối đa các ưu điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động ở Việt Nam.

3.2.1. Đề xuất với đơn vị báo chí sử dụng loại hình truyền thông trên

ĐTDĐ

Đơn vị báo chí phải có nguồn nhân lực có khả năng sản xuất sản phẩm báo chí nhờ các phương tiện truyền thông mới, trong đó có điện thoại di động. Lực lượng này gồm đội ngũ quản lý, biên tập viên, phóng viên, nhân viên kỹ thuật… có đầy đủ phẩm chất, năng lực tạo ra các tác phẩm báo chí đa phương tiện. Lực lượng này phải được đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng làm báo chuyên nghiệp, nhất là làm báo đa phương tiện. Phần lớn các nhà báo đang tác nghiệp tại các cơ quan báo chí đều có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tác nghiệp trong loại hình báo chí truyền thống. Để tác nghiệp trong môi trường báo chí chuyên nghiệp, các nhà báo cần được đào tạo kiến thức, kỹ năng tác nghiệp theo mô hình “n trong 1”, đó là phải có khả năng viết, chụp ảnh, làm đồ họa, audio, video clip, biên tập, tổ chức sản phẩm báo chí, khả năng sử dụng công nghệ truyền thông mới. Các đơn vị báo chí nên mở các lớp ngắn hạn, đào tạo tại chỗ về kỹ năng thực hành sản xuất tác phẩm báo chí nhờ công nghệ hiện đại.

Đơn vị báo chí phải trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật là điều kiện quan trọng để tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động báo chí đa phương tiện, trong đó đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên phải làm chủ được các thiết bị kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. 3.2.2. Đề xuất với cơ quan quản lý báo chí Việt Nam hiện nay

Phương tiện truyền thông mới hội tụ phương tiện truyền thông truyền thống đang trở thành một xu hướng có tính quy luật. Phương tiện truyền thông mới đã và đang có sự liên kết chặt chẽ, thậm chí không tách bạch. Báo in, phát thanh, truyền hình sẽ gắn với mạng Internet và điện thoại di động cùng nhau phát huy những thế mạnh sở trường của mình.

Do vậy, việc nhận biết đầy đủ, đúng đắn về xu hướng này rất có ý nghĩa không chỉ với những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông mà còn là của các cấp ngành lãnh đạo quản lý và cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí.

Hiện nay, rất nhiều đơn vị báo chí đã có hình thức cung cấp thông tin qua điện thoại di động. Các cơ quan báo chí cần đưa ra những tiêu chí rõ ràng trong việc cấp giấy phép cung cấp dịch vụ qua điện thoại di động. Hơn nữa, việc quảng cáo thông qua dịch vụ thông tin trên điện thoại di động cũng cần có sự quản lý để tránh những quảng cáo phản cảm, gây khó chịu cho độc giả.

3.2.3. Đề xuất với các cơ sở đào tạo báo chí

Các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cần chú trọng đào tạo chuyên ngành báo chí đa phương tiện. Đối với hệ đào tạo cử nhân báo chí, ngoài đào tạo chuyên ngành chuyên sâu hoặc đào tạo kiến thức tổng hợp, kỹ năng về báo chí, truyền thông, các cơ sở đào tạo báo chí cần đồi mới nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp theo hướng đào tạo báo chí đa phương tiện. Có thể

phương tiện, về cách sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong quá trình tác nghiệp.

Các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu xu hướng phát triển báo chí và truyền thông trên thế giới và ở Việt Nam. Các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu xu hướng phát triển của báo chí nói chung, xu hướng phát triển của các loại hình báo chí mới, của các phương tiện truyền thông mới, từ đó xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ làm báo hiện đại.

Các cơ sở đào tạo cần chú trọng việc bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo, báo chí truyền thông chuyên nghiệp. Lãnh đạo các đơn vị báo chí cần được đào tạo về kiến thức và kỹ năng điều hành hoạt động của một tòa soạn đa phương tiện. Thực tế cho thấy ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí truyền thông, nhất là đối với các loại hình báo chí mới. Nếu chức danh này được đào tạo chuyên nghiệp, chắc chắn các nhà lãnh đạo, quản lý tòa soạn sẽ điều hành tòa soạn đa phương tiện tốt hơn.

Tiểu kết chương 3

Hiện nay, báo chí thế giới có 7 xu hướng phát triển chung. Đó là toàn cầu hóa thông tin, quốc tế hóa báo chí, thương mại hóa báo chí, tập trung và độc quyền hóa báo chí, phân hóa và chuyên môn hóa, gia tăng mối quan hệ

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)