Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại d

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại d

Như chúng tôi luôn nhấn mạnh trong nghiên cứu này, loại hình truyền thông trên điện thoại di động đang manh nha hình thành, do vậy, việc nhận diện và chỉ rõ các đặc điểm của nó là điều không dễ dàng. Những đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động mà chúng tôi sẽ chỉ ra dưới đây một phần dựa trên những căn cứ hiện tại thông qua khảo sát thực tế, một phần mang tính dự báo.

Là loại hình “sinh sau đẻ muộn”, loại hình truyền thông trên điện thoại di động kế thừa được những ưu điểm của loại hình báo điện tử, đồng thời khắc phục được một số hạn chế nhất định mà báo in, phát thanh hay truyền hình không có được.

Tuy nhiên, loại hình truyền thông trên điện thoại di động cũng có những hạn chế nhất định, làm giảm số lượng công chúng. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng màn hình điện thoại quá nhỏ, chữ nhỏ, khiến họ khó đọc tin. Hơn nữa, thông tin truyền đạt qua điện thoại di động thường ngắn. Hiện nay, do chưa được đầu tư nhiều công sức và thời gian, nên hình thức thể hiện tin tức trên điện thoại di động vẫn còn thiếu sinh động…

Vì những hạn chế trên, theo chúng tôi, loại hình truyền thông trên điện thoại di động khá “kén” độc giả. Đối tượng mà hình truyền thông qua điện thoại di động hướng đến là giới trẻ, công chức, nhân viên văn phòng, doanh nhân… những người sử dụng điện thoại di động thường xuyên và có ít thời gian rảnh rỗi. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài này.

1.2.3.1. Tính tiện lợi

Đây là ưu thế nổi bật của loại hình truyền thông trên điện thoại di động so với các loại hình báo chí trước đó. Bởi lẽ, với phương tiện nhỏ gọn, lúc nào cũng mang theo người, độc giả có thể đọc báo nhờ điện thoại di động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Trong cuộc sống hàng ngày, có thể nhiều người sẽ gặp rất nhiều những phút giây nhàm chán mà không biết phải làm gì, ví dụ như chờ vợ đi chợ, chờ người yêu trang điểm, chờ xe bus, chờ để lên tàu hỏa, máy bay, chuẩn bị đi ngủ... Đây là lúc loại hình truyền thông trên điện thoại di động rất cần thiết với công chúng.

1.2.3.2. Tính cá nhân

Có thể nói, điện thoại di động là phương tiện hiểu rõ người dùng nhất. Tuy thông tin cá nhân của người dùng thuộc loại thông tin nhạy cảm và các hãng điện thoại phải giữ kín, song thông qua điện thoại di động, các nhà cung cấp nội dung hoàn toàn có thể tranh thủ các lợi thế mà các phương tiện thông tin khác không thể nào có được. Điện thoại di động là phương tiện gần như không được chia sẻ với nhiều người, mỗi người đều sử dụng thiết bị riêng của mình và đa phần đều bật máy liên tục. Nó khác với báo in, truyền hình, phát thanh và thậm chí máy tính, tuy có số hiệu (IP) riêng nhưng ở công sở thì trường hợp nhiều người dùng chung một máy tính là bình thường. Vì mỗi người sử dụng một máy điện thoại riêng nên dựa trên thói quen sử dụng dịch

địa lý của người đó, độ tuổi hoặc giới tính, khả năng tài chính, sở thích đọc các tin-dịch vụ nào, người này thường truy nhập vào thời điểm nào trong ngày. Những điểm này càng dễ nhận biết nếu người dùng tương tác liên tục với máy chủ, thay vì nhận thông tin thụ động như kiểu tin nhắn. Người dùng có thể lựa chọn giao diện, loại tin bài, chuyên mục theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu thói quen của độc giả, các nhà cung cấp nội dung hoàn toàn có thể nắm bắt nhu cầu cá nhân của độc giả và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu này.

1.2.3.3. Tính tương tác

Mặc dù có nhiều lợi thế trong việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân, nhưng loại hình truyền thông trên điện thoại di động cũng thể hiện tính tương tác rõ nét. Ngoài tương tác giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ còn có sự tương tác giữa người dùng với nhau. Người dùng có thể chuyển tiếp các thông tin mình thu nhận được cho người thân, bạn bè một cách dễ dàng.

1.2.3.4. Tính thời sự và phi định kỳ

Giống như báo điện tử, loại hình truyền thông trên điện thoại di động có thể cung cấp thông tin sự kiện nóng hổi, tức thời. Thông tin không bị chậm trễ do khâu in ấn như với báo in, không mất thời gian chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật kích rích như phát thanh hay truyền hình, cũng không bị bó hẹp trong thời lượng phát sóng. Thông tin báo chí được truyền tải nhờ phương tiện điện thoại di động cũng có thể được cập nhật thường xuyên và dễ dàng. Nó phá vỡ tính định kỳ truyền thống của các loại hình báo chí truyền thống. Khi một sự kiện xảy ra, những thông tin ban đầu có thể được gửi đến công chúng, tiếp sau đó được bổ sung thêm những tình tiết mới.

1.2.3.5. Khả năng đa phương tiện

Khả năng đa phương tiện của loại hình truyền thông trên điện thoại di động được thể hiện ở việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh,

hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối… Không chỉ đọc nội dung thông tin, công chúng có thể nghe âm thanh, xem video hoặc slide ảnh.

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh hiện nay, không ai có thể phủ nhận một thực tế là các loại hình báo chí truyền thông truyền thống sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, sẽ phải dần thu hẹp phạm vi tác động và không gian truyền thống của nó. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy các phương tiện truyền thông mới không thể thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thông khác. Thậm chí, nó đã có những tác động tích cực, thúc đẩy các loại hình báo chí, truyền thông truyền thống phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Khác với trước đây là thời kỳ các loại hình báo chí truyền thống cạnh tranh quyết liệt với nhau để khẳng định vị trí và những thế mạnh của mình, bây giờ, các phương tiện truyền thông hiện nay vừa cạnh tranh, lại vừa hòa hợp với nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Xu hướng từ cạnh tranh đến hợp tác đã thể hiện ngày càng mạnh mẽ. Trong thế kỷ này, tất cả các loại phương tiện truyền thông sẽ chuyển đổi từ chỗ là những đối thủ cạnh tranh trở thành người cộng tác, hợp tác mật thiết.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi theo xu hướng trên của các loại hình truyền thông chính là do thay đổi trong hình thức tiếp nhận của công chúng. Đó là thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ tiếp nhận thụ động đến tiếp nhận và tham gia chủ động.

Sự thay đổi của công chúng tất yếu dẫn đến những thay đổi trong phương thức truyền thông. Đó là sự thay đổi một chiều đến tương tác đa chiều, từ quảng đại quần chúng tới tương tác cá nhân.

Trước đây, trong thời kỳ thông tin đại chúng, truyền thông được thực hiện một chiều, trong đó cơ quan truyền thông là nơi độc quyền ban phát

động. Phương thức này ít quan tâm tới lợi ích và nhu cầu thực sự của công chúng, trong đó, khoảng cách giữa người truyền bá thông tin và công chúng nhìn chung là xa cách, thiếu sự bình đẳng, thiếu tính đối thoại.

Trong phương thức truyền thông mới, các phương tiện truyền thông truyền thống đang tạo ra các hình thức mới, thay đổi cách truyền thông từ một chiều đến tương tác đa chiều, làm người truyền thông và đối tượng trở thành bình đẳng. Thay cho việc hướng tới quảng đại quần chúng, truyền thông mới hướng tới đối tượng tiếp cận là cá nhân, nhằm vào các nhu cầu khác nhau của các nhóm đối tượng công chúng khác nhau”.

Có thể nói, sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông mới cộng với việc nắm bắt được nhu cầu cá nhân của độc giả là tiền đề giúp các loại hình truyền thông mới ra đời, trong đó có loại hình truyền thông trên điện thoại di động. Loại hình này tuy đang manh nha hình thành, nhưng có những ưu thế riêng. Nếu biết tận dụng khai thác những ưu thế này, chắc chắn các đơn vị báo chí sẽ có thêm một kênh hiệu quả để thu hút độc giả.

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

2.1. Truyền thông trên điện thoại di động trên thế giới

2.1.1. Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, đầu tháng 7/2004, người Bắc Kinh (Trung Quốc) đã có thể đọc những tờ báo yêu thích của mình qua màn hình điện thoại di động nhờ dịch vụ nhắn tin đa truyền thông (MMS).

Hai đơn vị tiên phong trong loại hình báo mới này của Trung Quốc, tờ Tin tức Phụ nữ và Công ty hệ thống công nghệ Ehaui (Bắc Kinh) nêu mục tiêu thu hút khoảng 10.000 người đăng ký loại báo này cho tới cuối năm nay.

Với giá 20 tệ mỗi tháng, độc giả sẽ được đọc “phương án nén” của tờ báo, gồm tin, bài và ảnh, cung cấp qua hệ thống MMS từ 8 giờ sáng mỗi ngày.

Để đọc sâu hơn một bài viết nào đó, chỉ cần nối liên lạc và nguyên trang báo sẽ được gửi tới điện thoại di động nếu nạp thêm hai tệ nữa. Loại báo này do vậy là đắt nhất ở Bắc Kinh (những tờ báo khác giá chỉ từ 0,5 tới 1,5 tệ), vì vậy các chuyên gia truyền thông tỏ ra ít lạc quan về nó.

Mặc dù vậy, Công ty Ehaui vẫn hy vọng sẽ đào được một “mỏ vàng” vì tới cuối năm nay sẽ có tổng cộng 20 tờ báo được đưa lên màn hình điện thoại di động.

Cũng theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, từ 8/8/2005, công ty điện thoại di động Quảng Đông và Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ba tập đoàn báo chí lớn ở tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu kinh doanh báo điện thoại di động.

Hơn 45 triệu người sử dụng điện thoại di động Quảng Đông có các dịch vụ kết nối Internet và nhắn tin SMS có thể đọc tin của chín tờ báo trong đó có Tin nhanh Tân Hoa xã, Tin tham khảo, Nhật báo Quảng Châu…” Thông tin

trên cho thấy “hoạt động truyền thông trên điện thoại di động” đã xuất hiện tại nước láng giềng Trung Quốc từ thời điểm năm 2004.

Theo một điều tra năm 2010, 52% báo in ở Mỹ đang cung cấp dịch vụ đọc nội dung trên điện thoại di động và 56% số còn lại đang có kế hoạch cung cấp ứng dụng trên điện thoại thông minh trong vòng 2 năm tới nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển chung.

Nhật báo đang dẫn dầu, với 58% tờ báo đã thiết kế các trang điện tử phù hợp với việc xem bằng điện thoại. Các tạp chí về kinh tế đứng vị trí tiếp theo với 45%, và các tạp chí tiêu dùng đứng thứ 3 với 42%.

Xét về các ứng dụng trên điện thoại thông minh, thì nhật báo vẫn đứng đầu với 36 tờ, tiếp đó là 22 tạp chí tiêu dùng và 4 ấn bản kinh tế. Theo các kết quả điều tra thì nguồn thu từ dịch vụ trên điện thoại di động đủ bù chi cho các chủ báo.

44% cho biết việc độc giả dùng điện thoại di động giúp số lượng người đọc website của họ tăng 10%, trong khi 1 nửa số đó tin tưởng rằng lượt số lượt người đọc báo qua điện thoại sẽ tăng từ 5 đến 25% trong vòng 2 năm tới.

Tạp chí còn tiến xa hơn khi đã tìm cách thâm nhập các thiết bị đọc điện tử (e-reader), với khoảng 30% bắt tay trực tiếp với các nhà chế tạo những thiết bị này. Còn với nhật báo và các ấn bản kinh tế, con số lần lượt là 28% và 12%. Apple hiện là nhà sản xuất được ưa thích nhất, với 65% người dùng coi đó là hãng dẫn đầu, tiếp theo là Kindle, thiết bị đọc sách phiên bản mới của Amazon với 62% và Sony với 25%.

Các hãng xuất bản cũng đã nhìn thấy những cơ hội quảng cáo trên điện thoại, với các hình thức tài trợ, tìm kiếm thông tin, quảng cáo được nhận định là có tương lai rất lớn.

Trên thế giới, các tờ báo nổi tiếng đã và đang áp dụng cách thức truyền thông trên điện thoại di động để chuyển tải thông tin đến cho độc giả như

New York Times; Washington Post; USA Today; Times Mobile… Đặc điểm chung của các tờ báo này là chỉ có người dùng điện thoại thông minh như iPhone, Blackberry mới có thể tiếp cận, theo hình thức trả phí hoặc miễn phí.

2.1.2. Khảo sát một số tờ báo có dịch vụ trên điện thoại di động

2.1.2.1. USD Today (dịch vụ đọc USA Today trên wap)

Các nội dung chủ yếu của USA Today Mobile: 1. Tin tức chung:

Tin nóng (Breaking news) và chùm ảnh. Những bài viết và ý kiến nhận định.

2. Tài chính

Tin tức chứng khoán, tài chính và một số doanh nghiệp. Báo cáo, biểu đồ phân tích thị trường.

Các thông tin liên quan đến lĩnh vực thể thao. 4. Đời sống

Các tin tức giải trí phục vụ đời sống.

Giới thiệu phim, ca nhạc, truyền hình, sách… 5. Công nghệ

Thông tin mới nhất về lĩnh vực công nghệ.

Giới thiệu sản phẩm mới và đánh giá của chuyên gia. 6. Du lịch

Thông tin về lĩnh vực du lịch.

Giới thiệu về các điểm đến, dịch vụ, hướng dẫn. 7. Thời tiết

Thông tin chung về dự báo thời tiết.

Thông tin cụ thể về tình hình thời tiết của khu vực/địa phương. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ của USD Today Mobile:

Có 3 cách để sử dụng dịch vụ này.

- Truy cập vào địa chỉ m.USATODAY.com

- Click vào đường link hướng dẫn, sau đó điền số điện thoại vào và nhà cung cấp sẽ gửi đường link tới điện thoại di động.

- Gửi text USA gửi tới 59523 và nhà cung cấp sẽ gửi một đường link tới điện thoại di động của khách hàng qua tin nhắn.

-

2.1.2.2. Washington Post

Tương tự USA Today, độc giả có thể đọc được Washington Post thông qua điện thoại di động.

Hướng dẫn cách đọc Washington Post trên điện thoại di động. (Nguồn: http://www.washingtonpost.com)

Theo hướng dẫn của Washington Post, người sử dụng muốn đọc được báo này trên điện thoại di động, có thể áp dụng một trong ba cách sau.

- Soạn tin TWP rồi gửi tới 98999, sau đó nhận đường link trên điện thoại di động.

- Những người sử dụng điện thoại BlackBerry soạn tin WP gửi tới 98999.

-

Nội dung hiển thị trên màn hình điện thoại khi nhận được tin nhắn từ số 98999. (Nguồn: http://www.washingtonpost.com/wp-

srv/contents/mobile/features.html) 2.1.2.3. New York Times

Vào site http://mobile.nytimes.com hoặc gửi text Mobile tới 699696 và nhà cung cấp sẽ gửi một đường link tới điện thoại di động của khách hàng.

The New York Times không thu phí thêm phí nhắn tin SMS mà khách hàng chỉ phải trả phí như các tin nhắn bình thường

2.2. Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam

2.2.1. Các hình thức đọc báo thông qua điện thoại di động

Theo nhận định của chúng tôi, nếu phân loại theo tiêu chí về công nghệ, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động về cơ bản được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động cần GPRS (có kết nối Internet) và nhóm thứ hai là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động không cần kết nối GPRS.

Trước hết, cần hiểu thêm về thuật ngữ GPRS (tiếng Anh: General Packet Radio Service). GPRS - dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp là một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho những người dùng Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) và điện thoại di động IS-136. Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114 kbps.

GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức ứng dụng không dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập world wide web.

Dữ liệu được truyền trên GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch truyền thống được

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 35)