VietNamNet Mobile

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 63)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.3. VietNamNet Mobile

Ra đời tháng 12/2009.

Theo số liệu thống kê từ hàng chục ngàn người sử dụng dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động VietNamNet Mobile, khung "giờ vàng" để độc giả cập nhật các tin nóng trên máy di động lại tập trung vào đêm khuya, giờ nghỉ trưa và các ngày nghỉ lễ, trái ngược hoàn toàn với "giờ vàng" của báo điện tử trên web.

Số liệu từ hệ thống VietNamNet Mobile cho thấy thời điểm có số người truy cập vào đọc báo nhiều nhất trong ngày là 22 giờ đêm và sau đó là thời điểm 12 giờ trưa. Điều này trái ngược hoàn toàn với khung giờ vàng của báo điện tử trên web có lượng người đọc nhiều nhất là vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều.

Có thể lý giải điểm trái ngược này chính là do sự khác biệt về thiết bị đọc báo giữa máy tính và điện thoại di động. Với thói quen đọc báo điện tử trên web và chiếm phần lớn là đối tượng người dùng công sở, thời điểm 9 giờ sáng và 5 giờ chiều là lúc tranh thủ kết nối Internet và máy tính văn phòng vào đầu giờ và cuối giờ làm việc để lướt qua vài tờ báo trên mạng. Nhưng với chiếc điện thoại di động luôn mang theo bên người, nhu cầu cập nhật tin tức của độc giả đã thay đổi hoàn toàn.

Khoảng thời gian 12 giờ trưa là lúc vừa xong bữa trưa và chuẩn bị ngả lưng chợp mắt, độc giả tranh thủ mở điện thoại ra đọc tin tức mới. Còn thời điểm 22 giờ khuya là lúc mọi công việc của một ngày đã kết thúc nhưng còn hơi sớm cảm thấy buồn ngủ. Mở điện thoại di động để đọc các tin nóng sẽ xuất hiện trên báo giấy ngày mai là một lựa chọn tiện lợi hơn rất nhiều so với việc bật máy tính để bàn hoặc mang laptop vào giường ngủ.

Đó cũng chính là lí do mà VietNamNet Mobile chọn slogan "Cần tin nóng ngày mai, đọc VietNamNet Mobile".

Thêm một điểm trái ngược nữa về thói quen đọc báo điện tử trên điện thoại di động so với trên máy tính, đó là vào ngày nghỉ, lễ tết, khi lượng tin tức thời sự giảm xuống, lượng truy cập vào website các báo điện tử giảm mạnh, thì lượng độc giả mở điện thoại di động để đọc tin tức lại tăng lên, ngày Chủ nhật đọc nhiều hơn cả thứ Bảy.

VietNamNet Mobile lại tăng đều qua mỗi ngày nghỉ, thậm chí còn cao hơn cả dịp cuối tuần sát Tết Dương lịch.

Cụ thể, trong ngày Chủ nhật 27/12, lượng người đọc VietNamNet Mobile đạt hơn 23.000. Nhưng vào ngày mùng 1 Tết Dương lịch, con số này vượt qua mức 25.000 và tiếp tục tăng đều trong 2 ngày nghỉ kế tiếp.

Lượng người đọc VietNamNet Mobile vào ngày nghỉ Tết Dương lịch còn cao hơn cả ngày thứ 7 (26/12) và Chủ nhật (27/12) sát Tết.

Lý giải cho hiện tượng này có lẽ bởi nhu cầu cập nhật tin tức của mọi người là luôn thường trực. Vào những dịp cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ, khi rời xa chiếc máy tính văn phòng hoặc đi du lịch, chiếc điện thoại di động sẽ là sự thay thế tuyệt vời để mọi người cập nhật được các tin tức thời sự.

Chỉ cần có kết nối GPRS và download một ứng dụng Java nhỏ (hơn 100KB) về máy điện thoại trong thời gian chưa tới 2 phút, chiếc điện thoại di động đã có thể đọc các tin tức thời sự mới nhất, nhưng chỉ mất khoản chi phí GPRS rất nhỏ, khoảng 1.000 đồng/ngày.

Khi hết thời gian sử dụng, người đọc phải tiếp tục gia hạn sử dụng, với cước phí 15.000 đồng cho 30 ngày sử dụng.

Theo ông Bùi Bình Minh - người phụ trách VietNamNet Mobile, tính đến hết tháng 5/2011, VietNamNet Mobile có tổng cộng 216.602 người sử dụng. Có 454 mẫu điện thoại có thể đọc được VietNamNet Mobile.

Cũng theo ông Minh, về thói quen tiếp cận thông tin trên điện thoại di động, thời điểm đọc cao nhất trong ngày làm việc là sau 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều và sau 21 giờ đến 23 giờ đêm. Từ đó có thể thấy thói quen của người dùng là đọc lúc rảnh rỗi, giờ nghỉ trưa hoặc giờ trước khi đi ngủ.

Một phần của tài liệu Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam (Trang 63)